Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 21/11/2008 23:42 (GMT+7)

Phòng bệnh bằng kháng thể E.coli được chiết tách từ lòng đỏ trứng gà dạng bột

Có nhiều biện pháp để khống chế bệnh. Đầu tiên phải quan tâm đến là biện pháp vệ sinh thú y và tiểu khí hậu trong chuồng nuôi. Biện pháp mà người chăn nuôi hay dùng hiện nay là sử dụng kháng sinh và hoá dược để khống chế bệnh. Song, do người chăn nuôi sử dụng kháng sinh và hoá dược rất tuỳ tiện, nên hiện nay hiện tượng nhờn thuốc xảy ra rất nghiêm trọng, vì vậy biện pháp này hiệu quả không cao.

Trên thế giới nhiều tác giả như: Yokoyama và cộng sự, 1992; Ikemori và cộng sự, 1992; Zuniga và cộng sự, 1997; Yokoyama và cộng sự, 1997… đã chế kháng thể từ lòng đỏ trứng gà được miễn dịch bằng các chủng E.coli, dùng kháng thể đó để khống chế bệnh rất hiệu quả.

Ở nước ta có một số thông báo của các tác giả Lê Văn Tạo và cộng sự, 1993; Đặng Xuân Bình, 2004; Đinh Xuân Phát và cộng sự, 2005… đều cho rằng việc dùng kháng thể chiết tác từ lỏng đỏ trứng đã khống chế bệnh cho hiệu quả cao. Sau khi chế tạo thành công kháng thể E.coli dạng bột từ lòng đỏ trứng gà đã được miễn dịch các chủng K88; K99; 987P, chúng tôi đã tiến hành kiểm nghiệm đạt yêu cầu, nên được Cục thú y cho phép ứng dụng khu vực.

Dưới đây là kết quả thử nghiệm nhằm xây dựng quy trình sử dụng kháng thể E.coli dạng bột cho lợn sơ sinh đến 90 ngày tuổi để đưa kháng thể này sử dụng đại trà.

Nguyên liệu và phương pháp

- Lợn thực nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành trên 100 lợn từ sơ sinh đến 10 ngày tuổi, 92 lợn lứa tuổi từ 44 đến 55 ngày tuổi và 125 lợn từ 60 đến 75 ngày tuổi, được tiến hành tại Hà Nội và Hà Tây. Đàn đối chứng không dùng kháng thể, dùng kháng sinh để khống chế bệnh.

- Kháng thể dùng trong thực nghiệm

Kháng thể E.coli dạng bột.

- Kháng sinh dùng trong thí nghiệm

Kháng sinh O.X.T-1000, hoà vào nước uống 10g/30kg thể trọng/ngày, dùng 3 ngày liền. Có thể đổi kháng sinh khác (Ampi-An-ticoli) để tránh nhờn thuốc, tăng hiệu quả; hoà 5g vào 10 lít nước, cho uống liên tục 3 – 5 ngày.

- Chỉ tiêu đánh giá

+ Theo dõi lâm sàng, đặc biệt chú ý tình trạng phân của lợn.

+ Xác định tỷ lệ lợn mắc bệnh.

+ Với lợn lớn lấy huyết thanh xác định hiệu giá kháng thể bằng phương pháp ngưng kết hồng cầu gián tiếp và phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu nhằm xác định thời gian tồn tại kháng thể sau khi lợn được sử dụng kháng thể.

Kết quả thực nghiệm

Xác định liều kháng thể sử dụng phòng bệnh E.coli cho lợn từ sơ sinh đến 10 ngày tuổi

- Kết quả các thử nghiệm cho thấy: ở nhóm không bị tiêu chảy, dù dùng kháng thể với liều không cao từ 2 – 3g/con/ngày trong 5 ngày liền: tỷ lệ không bị bệnh đạt 100%, chứng tỏ kháng thể đã phòng được bệnh phân trắng lợn con. Ở nhóm bị tiêu chảy được sử dụng 3 – 5g/con/ngày liền trong 5 ngày: lợn đều khỏi bệnh với tỷ lệ từ 70 – 100%.

- Nhóm đối chứng không sử dụng kháng thể, nhưng được khống chế bệnh bằng kháng sinh, dùng liền trung 5 ngày thì tỷ lệ khỏi bệnh đạt từ 60 – 70%.

Từ kết quả trên chúng tôi chọn dùng liều 5g/con/ngày.

- Tuy vậy trong 10 ngày ngừng sử dụng kháng thể có một vài lợn trong nhóm tái phát bệnh, do đó cho lợn dùng kháng thể tiếp tục 5 ngày nữa, sau đó lại nghỉ 10 ngày… Trong suốt 3 tháng thực nghiệm theo phác đồ phòng bệnh khả quan. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo: trong một tháng lợn dùng kháng thể 2 đợt, mỗi đợt 5 ngày, cách nhau 10 ngày sẽ phòng được phân trắng lợn con.

- Nhóm được sử dụng kháng sinh để khống chế bệnh, hiệu quả đạt không cao so với lợn thực nghiệm được dùng kháng thể (60 – 70%). Đặc biệt nhóm lợn được dùng kháng thể phát triển tốt hơn nhóm dùng kháng sinh: da hồng, lông mượt hơn.

Xác định liều kháng thể sử dụng phòng bệnh E.coli cho lợn từ 40 đến 75 ngày tuổi

- Lợn được sử dụng kháng thể dạng bột với liều 5; 6; 8 và 10g/con/ngày liền trong 3 – 5 ngày cho thấy: Tỷ lệ khỏi bệnh đạt 50% ở liều 5g/con/ngày và 100% với liều 8 – 10g/con/ngày.

Sau thực nghiệm này chúng tôi đưa kháng thể ứng dụng tại một số cơ sở chăn nuôi, kết quả khá tốt, có thể sử dụng để hoàn thiện xây dựng quy trình hướng dẫn sử dụng như sau:

- Lợn con trên 10 ngày tuổi, để trị bệnh dùng liều 10g/con/ngày, liên tục 3 – 5 ngày, lợn khỏi bệnh. Sau đó, dùng phác đồ phòng bệnh (5 – 6g/ngày) trong suốt quá trình nuôi.

- Việc dùng kháng sinh để khống chế bệnh cũng có hiệu quả, nhưng không cao: tỷ lệ khỏi bệnh đạt 65 – 75%. Kết quả không ổn định, khi điều trị 3 ngày không khỏi bệnh, phải thay kháng sinh khác ngay thì mới khống chế được bệnh, vì tránh nhờn thuốc.

Biến động hiệu giá kháng thể ở lợn sau khi sử dụng kháng thể

Đã tiến hành lấy máu 3 đợt để xét nghiệm hàm lượng kháng thể ở những lợn được sử dụng kháng thể với các thời điểm khác nhau: 5, 10, 15 và 20 ngày sau khi ngừng cho uống kháng thể. Kết quả cho thấy: ở lợn đối chứng không sử dụng kháng thể, trong huyết thanh lợn cũng có hiệu giá kháng thể, nhưng ở mức độ không cao, trung bình là 3log 2. Điều này cho thấy trong đàn lợn nuôi mang mầm bệnh rất rõ. Những lợn được uống kháng thể có hiệu giá kháng thể cao hơn hẳn: từ 7,16 – 5,10log 2. Điều này khẳng định nếu HGKT đạt từ 5log 2trở lên thì lợn được bảo vệ khỏi bệnh do E.coli gây ra.

Kết quả này cũng phù hợp với nhiều tác giả (Lê Văn Tạo và cộng sự. 1993; Đặng Xuân Bình, 2004; Đinh Xuân Phát và cộng sự, 2005…), cho thấy hàm lượng kháng thể thụ động trong cơ thể lợn sau 5, 10, 15 ngày ngừng sử dụng kháng thể vẫn còn đạt ở mức cao, tương ứng: 7,66; 6,33 và 5,10log2, đủ để bảo vệ lợn khỏi bị bệnh sau các thời gian nói trên.

Từ những kết quả thực nghiệm, chúng tôi đề nghị một số phác đồ sau:

Phác đồ phòng trị bệnh phân trắng cho lợn bằng kháng thể E.coli

Mục đích

Lứa tuổi lợn

Liều lượng

Phòng bệnh

Sơ sinh – 10 ngày tuổi

5g/con/ngày x 5 ngày

Trên 10 ngày tuổi

5g/con/ngày x 5 ngày, nghỉ 10 ngày, tiếp tục như trên

Trị bệnh

Các lứa tuổi

10g/con/ngày liên tục 3 – 5 ngày, sau đó tiếp tục như phòng bệnh

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.