Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 26/11/2008 15:14 (GMT+7)

Phát triển chăn nuôi bền vững

1. Mở đầu

Từ trước đến nay ngành chăn nuôi đã trải qua nhiều phương thức chăn nuôi khác nhau, trong đó có hai phương thức chăn nuôi chính:

- Chăn nuôi gia đình theo phương pháp chăn nuôi truyền thống. Hiện nay phương thức chăn nuôi nền ở Việt Nam chủ yếu: Lợn 80% - Gia cầm: 70% - Bò: 90%. Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là:

+ Kỹ thuật: Thủ công, thô sơ, không kiểm soát được các mặt kỹ thuật: giống, thức ăn, chuồng trại, thú y… Chăn nuôi tận dụng là chính (tận dụng thức ăn, tận dụng lao động…).

+ Quy mô: Thường là chăn nuôi nhỏ, phân tán cũng có khi là chăn nuôi lớn, tập trung như các vật nuôi được chăn nuôi theo kiểu du mục. Thường là chăn nuôi kết hợp với trồng trọt, chăn nuôi hỗn hợp các loài vật nuôi với nhau như lợn, gia cầm, trâu bò….

+ Năng suất và sản phẩm: Năng suất chăn nuôi thấp, sản phẩm chăn nuôi ít, không đồng đều. Thường là chăn nuôi để tự túc, tự cấp; ít có sản phẩm hàng hóa.

- Để khắc phục các nhược điểm của phương thức chăn nuôi gia đình, theo phương pháp truyền thống người ta đã phát triển chăn nuôi trang trại, theo hướng công nghiệp. (Gần đây Việt Nam cũng tổ chức phương thức chăn nuôi này nhưng tỷ lệ còn thấp). Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là:

+ Kỹ thuật: Tất cả các khâu trong chăn nuôi: giống, thức ăn, trang trại, thú y… đều được công nghiệp hóa theo hướng hiện đại. Đó là phương thức chăn nuôi có đầu tư.

+ Quy mô: có thể là chăn nuôi quy mô nhỏ (các gia trại) hoặc là chăn nuôi quy mô lớn. Thường là tổ chức chăn nuôi tập trung chuyên môn hóa (chuyên chỉ chăn nuôi và chỉ chăn nuôi một loài vật nuôi).

+ Năng suất và sản phẩm: Năng suất chăn nuôi cao, sản phẩm chăn nuôi nhiều đồng đều. Đó là phương thức chăn nuôi tạo ra các sản phẩm hàng hóa lớn.

Tuy nhiên, phương thức chăn nuôi trang trại theo hướng công nghiệp hóa cũng dần dần bộc lộ một số nhược điểm:

  • Sử dụng quá nhiều lương thực, năng lượng
  • Làm giảm tính đa dạng sinh học
  • Làm tăng mức độ ô nhiễm trường
  • Phát sinh một số bệnh tật mới
  • Không đảm bảo hạnh phúc cho vật nuôi

2. Các biện pháp để phát triển chăn nuôi bền vững

Có hai loại biện pháp để có thể phát triển chăn nuôi bền vững: khoa học-kỹ thuật và kinh tế - xã hội…

2.1 Các biện pháp khoa học-kỹ thuật

2.1.1 Sử dụng thức ăn

Thức ăn thường chiếm 70% giá thành sản phẩm chăn nuôi. Thức ăn của vật nuôi thường là các loại thức ăn thực vật (vật nuôi cũng sử dụng một số thức ăn động vật).

Về mặt sử dụng thức ăn thì chăn nuôi là biến các sản phẩm sơ cấp (cây cỏ - lương thực…) thành các sản phẩm thứ cấp (thịt - trứng - sữa…). Cho đến nay tỷ lệ chuyển hóa thức ăn thành các sản phẩm chăn nuôi còn rất thấp: 5 - 38% (tùy từng loại thức ăn và sản phẩm chăn nuôi). Do đó mức độ tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm còn cao: Lợn: 2,8 - 3,1kg thức ăn/ 1 kg tăng khối lượng; Gà: 2,3 - 2,7kg thức ăn/ 1 kg tăng khối lượng. Các nhà chăn nuôi cần nghiên cứu giải quyết vấn đề này (chọn lọc giống, nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng, phối hợp khẩu phần, nâng cao khả năng tiêu hóa… của vật nuôi) để hạ thấp mức độ tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm chăn nuôi.

Mặt khác cần chú ý phát triển chăn nuôi các loài vật nuôi ăn cỏ để chúng có thể tận dụng tốt đồng cỏ (hiện nay Việt Nam có 27.563 ha đồng trồng cỏ và hàng triệu ha đồng cỏ tự nhiên), phụ phế phẩm nông nghiệp (mỗi năm Việt Nam có khoảng 30 triệu tấn phụ phế phẩm nông nghiệp) và ít phải sử dụng lương thực (mỗi năm thế giới đã sử dụng 40% lương thực ăn hạt sản xuất ra để chăn nuôi).

Ngoài ra nên có kế hoạch sản xuất các loại thức ăn dùng cho vật nuôi (ngô, đậu, bột cá….) để giảm thiểu lượng thức ăn nhập nội, chỉ nên nhập nội các loại thức ăn mà ta không có hoặc thiếu (hiện nay mỗi năm Việt Nam nhập nội: Ngô - 256 nghìn tấn; Đậu tương - 7888 nghìn tấn; Bột cá - 150 tấn; Premix, Vitamin khoáng - 50 nghìn tấn).

2.1.2 Bảo tồn đa dạng sinh học

Trải qua hàng nghìn năm, ta đã gây được một tập đoàn vật nuôi và cây cỏ làm thức ăn cho vật nuôi.

Về giống vật nuôi Việt Nam có:

- Lợn: Móng Cái - Ỉ - Mường Khương - Mẹo - Cỏ - Thuộc Nhiêu – Ba Xuyên…

- Gia Cầm: gà Ri - gà Mía - gà Đông Tảo - gà Hồ - gà Chọi - gà H’mông - gà Ác - vịt Cỏ - vịt Bầu - vịt Kỳ Lừa - Ngỗng nội…

- Trâu nội - Bò vàng - Ngựa nội - Dê cỏ…

Mặc dù các giống vật nuôi này có năng suất thấp, nhưng khả năng thích ứng với điều kiện chăn nuôi của ta cao (chịu đựng được nóng ẩm, kham khổ) chất lượng sản phẩm tốt.

Về cây cỏ làm thức ăn cho vật nuôi ta cũng có tập đoàn cây hòa thảo và cây họ đậu địa phương phong phú, thích ứng tốt với điều kiện thiên nhiên và trồng trọt của ta.

Khoảng 50 năm trở lại đây, để tăng năng suất chăn nuôi ta đã nhập nội nhiều giống vật nuôi ngoại có năng suất cao như lợn Yorkshire, Berkshue, Landrance, Duroc...; gà Leghom, gà Rhode…; vịt Bắc Kinh, vịt Super Meat…; trâu Murrah, bò Sind, bò Hà Lan, dê Pháp, dê Ấn Độ… do đó số lượng các giống vật nuôi nội đã giảm dần hoặc bị lai tạp.

Nguy cơ làm mất các nguồn gen vật nuôi nội quý hiếm của ta là rất lớn. Nếu điều đó xảy ra thì ta đã làm mất đi những nguồn gen mà cha ông ta đã tạo dựng được qua hàng nghìn năm lịch sử, đồng thời làm mất đi các tính trạng rất quý rất cần cho hiện tại và tương lai (khả năng thích ứng và chất lượng sản phẩm cao).

Do đó bên cạnh việc nhập nội các giống vật nuôi cao sẵn của nước ngoài để làm phong phú thêm nguồn gen vật nuôi của ta, để gây tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao; cần tổ chức bảo tồn và sử dụng các giống vật nuôi nội quý hiếm để làm nguyên liệu cho việc gây tạo các giống vật nuôi của Việt Nam trong hiện tại và tương lai.

2.1.3 Bảo vệ môi trường

Vật nuôi thường xuyên thải ra ngoài các chất thải: phân, nước tiểu, CO 2, NH 3, NO 2, CH 4… làm ô nhiễm đất, nước và không khí.

Lượng phân và nước tiểu do vật nuôi thải ra hàng ngày khá nhiều: Trâu, bò: 20 kg - Lợn: 8kg - Dê, cừu: 5 kg - Gà: 0,200 kg… Đây là các chất thải trực tiếp làm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô lớn.

Các chất thải của xí nghiệp chế biến sản phẩm vật nuôi như thịt, trứng, sữa, da… cũng có thể gây ô nhiễm môi trường (cả nước hiện có 1217 cơ sở).

Các chất khí thả: CH 4, CO 2… từ vật nuôi đã góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính làm cho khí hậu tăng cao, trái đất ấm dần lên (Vật nuôi đã sản sinh ra 15 - 25% lượng CH 4trên thế giới - Chủ yếu là do quá trình lên men ở dạ cỏ của loài nhai lại).

Ngoài ra nếu không có các kỹ thuật chăn nuôi thích hợp thì các vật nuôi chăn thả sẽ phá hoại rừng, làm xói mòn đất (Hiện nay 50% đồng cỏ ở vùng Amazon đã bị thoái hóa nghiêm trọng).

Một số vật nuôi cần rất nhiều nước để sản xuất ra 1 một đơn vị sản phẩm (sản xuất 1 kg thịt bò thâm canh cần có 1000 lít nước), điều đó có thể góp phần làm cạn kiệt nguồn nước.

Do đó cần có các biện pháp bảo vệ môi trường trong khi phát triển chăn nuôi.

- Xử ký chất thải chăn nuôi, hạn chế ảnh hưởng xấu của chúng đối với môi trường.

- Tổ chức chăn thả hợp lý (sử dụng hợp lý nguồn nước).

2.1.4 Thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm

Từ lâu người ta nhận thấy rằng:

- Vật nuôi cũng mắc các loại bệnh siêu trùng, vi trùng và ký sinh trùng (truyền nhiễm và không truyền nhiễm).

- Từ đó vật nuôi cũng là một tác nhân truyền bệnh cho người (Trước kia là các bệnh lao, nhiệt thán, gạo… Gần đây là các bệnh bò điên, cúm gia cầm…).

Thực tế cho biết: khi vật nuôi bị bệnh thì chăn nuôi không thể có năng suất cao, khi vật nuôi bị chết thì chăn nuôi không thể có hiệu quả kinh tế, đặc biệt khi vật nuôi truyền bệnh cho người thì chăn nuôi khó có thể tồn tại một cách bền vững.

Ngoài ra sản phẩm chăn nuôi phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tức là sản phẩm chăn nuôi không bị nhiễm các tác nhân gây hại cho người, không có siêu vi trùng, vi trùng, ký sinh trùng gây hại cho người, không có chất độc hại, không thiu thối….

Vì vậy cần phải:

- Phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi để tránh bị tổn thất khi chăn nuôi.

- Phòng trừ dịch bệnh cho người qua việc nuôi tổ chức chăn nuôi, sử dụng sản phẩm chăn nuôi kể cả việc sử dụng hợp lý các sản phẩm chăn nuôi: ăn quá nhiều các sản phẩm chăn nuôi có nhiều chất bão hòa, cholesterol cũng không có lợi cho sức khỏe của con người).

2.1.5 Bảo đảm hạnh phúc cho vật nuôi

Về mặt đạo lý học thì vật nuôi cũng là một sinh vật, do đó mặc dù chăn nuôi để lấy sản phẩm (thịt, trứng, sữa…) cho con người, nhưng khi con vật còn sống, người ta phải đối xử với chúng một cách nhân đạo, tức là để chúng sống theo bản năng của chúng, sống trong điều kiện thỏai mái, không được đối xử với con vật một cách thô bạo (đánh đập….).

Vì vậy ở một số nước (nhất là các nước chăn nuôi tiên tiến) đã đề cập đến vấn đề này ở các giai đoạn khác nhau của việc chăn nuôi.

- Nuôi dưỡng: Gà không nuôi lồng tầng, lợn không nuôi lồng sàn… nghĩa là chỗ ở của chúng phải rộng rãi, thoải mái, tốt nhất là chăn thả tự nhiên.

- Vận chuyển: Không vận chuyển vật nuôi bằng các phương tiện vận tải chật chội. Cho con vật ăn uống đầy đủ trong quá trình vận chuyển.

Giết mổ: Không đánh đập vật nuôi khi giết mổ, làm sao để vật nuôi chết một cách êm ái (dùng dòng điện).

Mặc dù vậy, một số người cho rằng cần phải đảm bảo hạnh phúc cho vật nuôi, nhưng hạnh phúc cho vật nuôi cũng không thể bằng hạnh phúc cho con người. Do đó vấn đề này thường chỉ được chú ý ở các nước đã phát triển, đời sống con người đã cao.

2.2 Kinh tế - xã hội

2.2.1 Mục tiêu của ngành chăn nuôi

Tất nhiên là chăn nuôi để có nhiều sản phẩm chăn nuôi, tăng tỷ lệ sản xuất chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp. Ở các nước có nền nông nghiệp phát triển thì tỷ lệ giữa giá trị của sản phẩn nông nghiệp là 50 – 60%, ở nước ta hiện nay tỉ lệ đó là 25% dự kiến năm 2010: 32%; 2015: 38%; 2020: 42%).

Nhưng đối với các nước đang phát triển thì chăn nuôi còn có nhiệm vụ góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người nông dân vì ở các nước này phương thức chăn nuôi gia đình theo phương pháp truyền thống còn rất cao. Họ chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò, ngựa…) để có tiền làm nhà, cưới xin chăn nuôi lợn, dê, cừu để có tiền mua sắm những vật dụng ít tiêu tốn, chăn nuôi gia cầm để cải thiện đời sống hàng ngày.

Ngoài ra ngành chăn nuôi còn có thể góp phần vào việc đáp ứng nhu cầu khác của con người: giải trí, du lịch, văn hóa…

2.2.2 Sản phẩm chăn nuôi phải có giá thành hạ

Giá thành sản phẩm chăn nuôi tự sản xuất được phải thấp hơn giá thành sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu của ta cũng phải thấp hơn hoặc bằng giá thành sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu của các nước.

Hiện nay gí thức ăn công nghiệp ở Việt Nam cao hơn giá thức ăn của các nước là 10 – 20%. Giá thành sản xuất của các loại sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam cũng cao hơn giá thành các lọai sản phẩm chăn nuôi của các nước (thịt lợn 1 USD/1 kg).

Cần hạ thấp giá thức ăn và cải tiến quy trình công nghệ chăn nuôi để hạ thấp giá thành sản phẩm chăn nuôi.

2.2.3 Tiêu thụ sản phẩm

Sản xuất muốn phát triển phải có đầu ra. Ngành chăn nuôi cũng vậy sản phẩm chăn nuôi sản xuất ra cần phải cồ nơi tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu.

Hiện nay sản phẩm chăn nuôi của ta chủ yếu là dùng để tiêu thụ trong nước vì nhu cầu sản phẩm chăn nuôi ở nước ta còn thấp hơn nhiều nước (thịt lợn hơi 28 kg - thịt gà hơi: 5 kg - thịt bò hơi: 1,7 kg - Trứng: 60 quả - Sữa: 2,5kg)… hơn nữa chất lượng sản phẩm chăn nuôi của ta còn yếu nhiều về mặt chưa thể xuất khẩu được (giá thành cao về nhiều mặt chưa thể xuất khẩu, số lượng ít, không đồng đều, chất lượng kém).

Tuy nhiên trong tương lai cần tổ chức sản xuất chăn nuôi để xuất khẩu. Nên tổ chức các ngành hàng chăn nuôi (thịt, trứng, sữa…) theo các chuẩn hoàn chỉnh (sản xuất - chế biến – tiêu thụ sản phẩm).

3. Kết luận

Như vậy phương thức chăn nuôi bền vững không có nghĩa là trở lại các phương thức chăn nuôi cũ, mà đó là một phương thức chăn nuôi đáp ứng được nhu cầu cho hiện tại nhưng không làm tổn hại đến thế hệ lai ở Việt Nam, ngành chăn nuôi cũng cần phát triển một cách bền vững, cụ thể là:

3.1 Tập trung tổ chức phương thức chăn nuôi trang trại, theo hướng công nghiệp với các quy mô khác nhau (nhỏ và lớn)

Trong quá trình tổ chức phương thức chăn nuôi này ta cần chú ý:

- Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng cường sử dụng các nguồn nguyên liệu thức ăn sản xuất ở trong nước.

- Bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn tính đa dạng sinh học.

- Xử lý chất thải, bảo vệ môi trường đất, nước và không khí

- Phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

- Bảo đảm hạnh phúc của vật nuôi.

3.2 Quan tâm đúng mức đến phương thức chăn nuôi gia đình, theo các phương pháp chăn nuôi truyền thống. Cụ thể là:

- Vốn: Làm sao cả gia đình nông dân tiếp cận được với các nguồn vốn. Thí dụ: tổ chức ngân hàng chăn nuôi như ngân hàng chăn nuôi bò.

- Kỹ thuật: Làm sao cho các gia đình nông dân nắm bắt được các kỹ thuật tăng năng suất chăn nuôi, trong đó bao gồm cả các biện pháp phòng trừ dịch bệnh. Thí dụ: cách đây nửa thế kỷ ta đã tổ chức thực hiện tốt với phòng chống bệnh toi gà rất hiệu quả.

- Thị trường: Ngoài phần tự cung, tự cấp cần tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân. Thí dụ: Xây dựng các hợp tác xã theo kiểu ngành hàng.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.