Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 18/04/2006 00:33 (GMT+7)

Phân lợn có hiệu quả trong nuôi ghép các loài cá chép

Thực nghiệm đã cho thấy, phân lợn là nguồn phân bón tốt dùng cho cá chép ăn (không cần thức ăn bổ sung). Nó không làm biển đổi các thông số hoá sinh của nước như độ pH, mức ôxy hoà tan và độ kiềm. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước (phốt phát và nitrat) ao hồ được bón phân lợn cao hơn ao hồ đối chứng (không bón phân, chỉ cho ăn bổ sung). Ngoài ra, mật độ phù du sinh vật cũng cao hơn đáng kể.

Thí nghiệm được thực hiện với bể ximăng diện tích 20m 2. độ sâu 1m. Dưới đáy các bể có một lớp đất mỏng. Tất cả các bể được lắp đặt đường ống cấp nước và thải nước. Phân lợn được sử dụng ở mức 18-36 tấn/ha/năm (tương ứng với mức 34,5 và 69,0g/m 2/tuần trong suốt quá trình thử nghiệm). Cá được nuôi theo hai cách:

Cách 1: Cho ăn đối chứng không bón phân vào ao.

Cách 2: Cá được cho ăn thêm thức ăn chứa 50% cám gạo và 50% bánh dầu mù tạc.

Cả 2 phương pháp bón phân và đối chứng được tiến hành 3 lần.

Mỗi bể nuôi thả các loài cá bột khác nhau (2 con/m 2); số cá thả gồm 8 cá Catla, 10 cá trôi Ấn, 8 cá Mrigan, 8 cá chép thường, 6 cá trắm cỏ. Trọng lượng của các loài cá tại thời điểm thả giống là cá Catla: 3,5-5g, cá trôi Ấn: 5-12g, mrigan: 2,5-3g, cá chép: 2-2,7g; cá trắm cỏ 2,2-2,7g.

Hàng tháng nước trong bể được phân tích vào khoảng 7-8 giờ sáng để đo các thông số lý hoá gồm: Nhiệt độ, độ pH, CO 2tự do, phenolphatatein, methadacam, lượng phốt phát hoà tan trong nước và nitrat-nitơ.

Hàng tháng cũng tiến hành phân tích số lượng và chất phù du động vật. Mẫu cá được theo dõi hàng tháng, ghi tốc tộ tăng trưởng và ước tính tổng trọng lượng (TWG) và tỷ lệ tăng trưởng đặc biệt (SGR) theo công thức:

TWG = (Trọng lượng cá lần cuối - Trọng lượng cá ban đầu)/Trọng lượng cá ban đầu).

SGR = [(Trọng lượng cá lần cuối - Trọng lượng cá ban đầu) x 100]/Số ngày nuôi.

Thực tế đã chứng minh rằng, nếu bón một lượng phân lợn lớn hơn (36 tấn/ha/năm) cũng không ảnh hưởng xấu tới các thông số lí hoá của nước. Thậm chí trong trường hợp có một lượng chất hữu cơ đáng kể chiết ra từ phân lợn cũng không làm giảm nồng độ ôxy hoà tan trong nước. Nồng độ nitrat-nitơ trong nước không khác nhau đáng kể giữa các phương pháp nuôi.

Chất thải động vật làm tăng khả năng sinh học của ao hồ qua các cách khác nhau dẫn tới sự tăng trưởng của cá. Phân lợn cung cấp cho phù du động vật nguồn thức ăn bổ sung từ vi khuẩn có từ nguồn phân hữu cơ. Thành phần của phân lợn ảnh hưởng tới cấu trúc quần thể sinh vật phù du, trong số thực vật phù du thì tảo lam là nhóm chiếm ưu thế, tiếp theo là tảo lục. Trong số phù du động vật, luân trùng là nhóm nhiều nhất, theo sau là lớp phụ chân chèo và lớp rau ngành ở tất cả các loại hình nuôi.

Các loại cá chép tăng trưởng nhanh, vì hơn 70% lượng thức ăn của lợn vẫn chưa được tiêu hoá nên giàu dinh dưỡng. Một vài loại cá chép thậm chí còn nuốt thẳng các mảnh không tiêu hoá được có lẫn trong phân. Các mảnh thức ăn này tuy có giá trị dinh dưỡng thấp nhưng các vi sinh vật bám vào chúng lại có lượng prôtêin cao.

Nguồn: Kinh tế V.A.C, số 10,8/3/2006

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...