Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 15/01/2007 15:39 (GMT+7)

Nuôi tôm nước lợ: Thắng lợi là nhờ ... trời?

Nhờ làm sai lịch

Theo Sở Thủy sản, mùa tôm năm 2006, toàn tỉnh có khoảng 30ha tôm nuôi thả trước lịch mùa vụ và số này đã được chính quyền cơ sở xử lý như tháo cống ao nuôi, xả tôm ra sông… Tại hội nghị, hầu hết các hộ nuôi tôm nước lợ và đại diện ngành kinh tế các huyện, thị xã, thành phố có nuôi tôm đều khẳng định sự cần thiết phải có lịch mùa vụ nhưng phải xem xét thời điểm thả nuôi thích hợp hơn. Thực tế, đã có không ít người nuôi tôm trái lịch thời vụ mà vẫn thu được kết quả cao, vì vậy, họ vẫn kiên quyết thả tôm nuôi sớm hơn so với lịch mùa vụ, dù ngành thủy sản và địa phương ngăn cấm.

Bà Nguyễn Thị Trâm (thôn 2, xã Tam Phú, Tam Kỳ) liên tiếp trong nhiều vụ tôm gần đây đều thắng lớn. Bà Trâm cho biết, hầu hết diện tích nuôi tôm của mình đều thả trước lịch mùa vụ vì thấy thời tiết thích hợp và lúc ấy chi phí cho việc mua con giống nhẹ nhàng hơn. Thêm nữa, đến ngày thu hoạch, giá tôm thịt sẽ cao hơn nhờ trái mùa. Năm ngoái bà Trâm có 30 vạn con giống bị hủy do thả trước lịch, số diện tích “lọt lưới” còn lại đều cho thu hoạch cao.

Trường hợp như bà Trâm không phải là cá biệt. Tại hội nghị, ông Ngô Văn Kỳ (Tam Hòa, Núi Thành) mạnh dạn chia sẻ “bí quyết” rằng: “Tôi nuôi tôm đã hơn mười năm nay, nhờ trời, năm nào cũng thu nhập khá. Bằng kinh nghiệm của mình tôi thường thả nuôi vụ 1 vào khoảng từ ngày 15 đến 20- 2 hằng năm (trước lịch mùa vụ 1 tháng). Nuôi tôm, khâu xử lý ao nuôi rất quan trọng, nhiều hộ còn hời hợt ở khâu này. Khi có dịch xảy ra, tôi luôn có ý thức tránh lây nhiễm cho ao bên cạnh nhưng bà con mình xả nước lung tung nên nhiều khi đành xuôi theo”.

Ngoài việc thả tôm đúng lịch mùa vụ, xử lý hồ nuôi là khâu quan trọng trước mỗi vụ nuôi. Trong ảnh: Xử lý hồ nuôi trước khi thả tôm. Để người nuôi tôm tuân thủ nghiêm túc lịch nuôi thì vai trò của chính quyền cơ sở là rất quan trọng. Thế nhưng, nhiều đại diện của chính quyền cơ sở cho rằng, không thể mạnh tay. Theo ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Thanh, tuyên truyền cho bà con thả đúng lịch nhưng cuối mùa không thu được hiệu quả cao, trong khi nhiều hộ khác lén lút thả trước lịch thì trúng đậm. Thậm chí nhiều người nuôi thắc mắc, rằng : “Anh xử lý theo cơ chế nào, nếu có cơ chế như rứa thì khi tôi thả sớm anh tiêu hủy, nhưng tôi thả đúng lịch mà thất bại thì ai chịu? ”.

Trên thực tế, không phải năm nào và vùng nào, lịch thả nuôi tôm cũng phù hợp. Nhiều ý kiến thiết tha đề nghị ngành thủy sản có những nghiên cứu sâu hơn và phù hợp hơn trong việc xác định lịch nuôi.

Lịch phải sát với từng vùng cụ thể

Ông Nguyễn Văn Hương, Trưởng phòng Kinh tế huyện Thăng Bình cho rằng, thực tế tại địa phương cho thấy, ở những ao có chân đất thấp, chỉ nên làm 1 vụ trong năm và trường hợp này không cần xác định lịch; các ao có chân đất cao thì làm 2 vụ nhưng lịch phải sớm hơn, vụ 1 có thể bắt đầu từ ngày 20-2 dương lịch và vụ 2 phụ thuộc vào độ mặn, nhiệt độ của từng ao nuôi mà thả tôm hợp lý. Năm ngoái lịch thả nuôi vụ 1 bắt đầu từ 15-3 là quá trễ. Và, điều kiện ao nuôi hiện nay ở mỗi nơi quá khác biệt nhau nên áp dụng lịch trên diện rộng là chưa hợp lý. Cũng nằm dọc triền sông Trường Giang nhưng vùng nuôi tôm thuộc thôn Kỳ Trân, xã Bình Hải, Thăng Bình là vùng không có nước lợ và thường kiệt nước vào mùa hè vì hệ thống kênh mương nằm khá cao so với mực nước sông. Nhưng đây là vùng nuôi năm nào cũng cho năng suất vượt bậc. Ông Trần Công Thư, một người nuôi ở đây quả quyết: “Nếu làm theo lịch thì… thà không làm còn đỡ lo”.

Theo các kết quả nghiên cứu của ngành chuyên môn, Quảng Nam hằng năm cần thả tôm theo một lịch mùa vụ nhất định. Quyết định 39/2003/QĐ-UB của UBND tỉnh dù quy định cụ thể lịch thả nuôi từng mùa vụ, song cũng nêu rõ “tùy theo từng vùng và điều kiện ao nuôi, khí hậu mà có thời điểm thả nuôi khác nhau”. Vấn đề còn lại là làm sao xác định lịch cho từng vùng nuôi có hiệu quả cao.

Ông Phạm Viết Tích, Phó Giám đốc Sở Thủy sản khẳng định, cần thiết phải có lịch nuôi cho từng vụ, vì như thế sẽ tránh được sự lây lan của dịch bệnh cũng như tạo thuận lợi hơn cho công tác phòng chống dịch, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, ông Tích cũng đồng ý rằng, tới đây, ngành thủy sản sẽ nghiên cứu kỹ hơn nhằm đưa ra lịch thời vụ cụ thể cho từng vùng, nhằm nâng cao năng suất nuôi tôm nước lợ.

Năm 2001, có đến 1.000 ha nuôi tôm thả trước lịch mùa vụ, năng suất bình quân ước đạt 1,24 tấn/ha. Năm 2003, bắt đầu thực hiện lịch mùa vụ năng suất bình quân chỉ đạt 0,77 tấn/ha. Năm 2006, sau khi thực hiện gần như triệt để lịch thời vụ (chỉ còn 30 ha thả trước lịch), năng suất bình quân đạt 1,36 tấn/ha. Tuy đây là những con số chưa có thể đánh giá chính xác tính đúng đắn của lịch mùa vụ vì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, song cũng là điều đáng suy nghĩ khi ban hành lịch mùa vụ nuôi tôm.


Nguồn: kinhtenongthon.com.vn   (28/12/06)

Ngoài việc thả tôm đúng lịch mùa vụ, xử lý hồ nuôi là khâu quan trọng trước mỗi vụ nuôi. Trong ảnh: Xử lý hồ nuôi trước khi thả tôm.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.