Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 28/09/2010 18:50 (GMT+7)

Những nhân tố xã hội tạo nên thành công của Trung Quốc trong 30 năm cải cách mở cửa

Kinh tế Trung Quốc từ chỗ ở bên bờ vực sụp đổ vươn lên trở thành nước có tổng sản lượng đứng thứ 4 thế giới, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đứng thứ 3 thế giới. Đời sống nhân dân phát triển từ chỗ chưa đủ no ấm nay đã khá giả về tổng thể; dân số đói nghèo ở nông thôn giảm từ 250 triệu người xuống còn khoảng hơn 10 triệu người; thực lực kinh tế, quốc lực tổng hợp, mức sống nhân dân Trung Quốc đều bước lên một tầm cao mới; các lĩnh vực xây dựng chính trị, văn hoá, xã hội cũng đạt được những thành tựu phát triển khiến cả thế giới chú ý, diện mạo của Trung Quốc diễn ra sự thay đổi mang tính lịch sử.

Về sự phát triển nhánh chóng của Trung Quốc, từ thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay được dư luận quốc tế thảo luận không ngừng, có khen, có chê. Các nước phương Tây bên cạnh việc quan tâm đến hướng đi của Trung Quốc, trên trường quốc tế lần rượt xuất hiện các học thuyết “Trung Quốc uy hiếp luận”, “Trung Quốc sụp đổ luận”, “Trung Quốc thắt chặt xuất khẩu hàng hoá luận”, “Hàm lượng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc luận”. “Uy hiếp nhu cầu năng lượng”v.v...cho dù các luận điểm có phức tạp, nhưng có một điểm nổi bật, chủ yếu vẫn là bàn về kinh tế. Tháng 5-2004 tại Luân Đôn. Cố vấn cấp cao của công ty Cao Thành (Goldman Sachs) của Mỹ - ông Joshua Cooper Ramo có bài phát biểu với chủ đề “Nhận thức chung về Bắc Kinh”, bài phát biểu sau đó được đăng tải trên kho lưu trữ tư tướng nổi tiếng của nước Anh “Website của trung tâm chính sách ngoại giao Luân Đôn lập tức gây ra những phản ứng mạnh mẽ của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, kỳ tích kinh tế của Trung Quốc và “Mô hình Trung Quốc” đi theo sau kỳ tích do một thời từng trở thành tiêu điểm chính của thế giới, vì vậy nó lại gây ra cái gọi là “Mô hình Trung Quốc uy hiếp luận”. Một quốc gia với dân số 1,3 tỉ người, trong một thời gian ngắn với sự quật khởi nhanh chóng, đem đến những thách thức thực tế và những chấn động tư tưởng chưa từng có, hơn nữa về mặt hình thái ý thức và chế độ xã hội của đất nước này lại tồn tại sự khác biệt về bản chất với các quốc gia phương Tây, vì vậy vấn đề càng trở nên phức tạp. Có người lo lắng rằng Trung Quốc sẽ truyền bá mô hình phát triển của mình ra bên ngoài, đe doạ đến trật tự thế giới hiện nay của phương Tây.

Rốt cuộc phải tổng kết như thế nào về thành tựu và kinh nghiệm 30 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc? Ở đây vừa có những nhân tố lãnh đạo sự nghiệp cải cách mở cửa của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vừa có những nguyên nhân chính sách cải cách mở cửa được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ tích cực; vừa có vai trò chỉ đạo phương hướng của chính sách phát triển kinh tế, vừa có hiệu quả quản lý xã hội nhịp nhàng tổng hợp. Trong bài viết này chỉ xuất phát từ lý luận phát triển xã hội để quy nạp thành 2 điểm nhận thức.

I. Luôn luôn có mục tiêu phát triển rõ ràng là nguyên nhân quan trọng giúp Trung Quốc phát triển thành công

Đánh giá một chế độ xã hội có tốt đẹp hay không, đầu tiên phải xem nó có thể chỉnh hợp nguồn lực xã hội hay không. Một cách làm thành công trong quá trình phát triển hiện đại hoá của Trung Quốc đó chính là khéo léo trong việc tập trung sức mạnh làm để việc lớn. Lý giải theo cách thông thường, tập trung sức mạnh làm việc lớn chính là dùng chiến thuật biển người, khuyếch trương rầm rộ, dùng sức mạnh để giành thắng lợi v.v... Còn theo cách giải thích của lý luận phát triển xã hội, ý nghĩa thật sự của nó là nói về việc làm thế nào để chỉnh hợp một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên xã hội. Tài nguyên xã hội vừa bao gồm những nhân tố cấu thành nên xã hội cũng bao gồm cả những nhân tố tự nhiên. Vì thế. không chỉ xem xét vấn đề các khâu sản xuất xã hội, mà hơn hết cần phải xem xét vấn đề hiệu quả của toàn bộ quá trình quy hoạch, động viên và tổ chức.

Căn cứ theo sự so sánh của quốc tế những quốc gia hậu phát” hay còn gọi là những quốc gia đang phát triển sau chiến tranh thế giới thứ 2 phổ biến đều có nhận thức rằng bản thân mình thua kém so với các nước phát triển, đồng thời phổ biến nhận thức phải rút ngắn khoảng cách, đuổi kịp các nước phát triển, nhưng kết quả lại không giống nhau. Nguyên nhân sâu xa đó là phần lớn các quốc gia do không có mục tiêu rõ ràng, vì thế mô hình chế độ được hình thành không có hiệu quả, gây ra sự yếu kém trong thành quả phát triển sau này, thậm chí gây ra những cuộc khủng hoảng không ngớt. Trung Quốc có mục tiêu rõ ràng, đồng thời thực hiện mục tiêu đó một cách có hiệu quả, điều đó chứng tỏ chất lượng của mô hình chế độ tốt.

Trong suốt quá trình cải cách mở cửa, Trung Quốc đều có những chiến lược phát triển và mục tiêu rõ rệt, đồng thời thông báo chiến lược đó cho mọi thành viên trong xã hội, để thuận lợi cho việc hoàn thành mục tiêu chiến lược. Ban dầu là mục tiêu phấn đấu “4 hiện đại hoá” được đưa ra lần đầu tiên trong kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá III, được nhắc lại lần nữa trong Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá IV. Tháng 3 - 1978, lần đầu tiên Đặng Tiểu Bình sử dụng khái niệm hiện đại hoá theo kiểu Trung Quốc”; tháng 12 - 1979, trong buổi nói chuyện giữa Đặng Tiểu Bình và Masayoshi Ohira, lần đầu tiên đưa ra khái niệm “khá giả” (tiểu khang). Tháng 1 - 1980, trong buổi nghe báo cáo của Bộ Chính trị, ông lại một lần nữa đưa ra phải căn cứ theo tiêu chuẩn khá giả thực hiện GDP bình quân đầu người là 1000 USD để thiết kế chiến lược phát triển của Trung Quốc. Đưa ra khái niệm khá giả, lần đầu tiên đưa mục tiêu hiện đại hoá mà Đảng đề xướng liên hệ trực tiếp với đời sống của quần chúng nhân dân, đồng thời bằng cách nói đơn giản nhất và phổ thông để giải thích thêm. Không lâu sau đó, Đặng Tiểu Bình đưa ra chiến lược phát triển “ba bước đi” từ “no ấm” đến “khá giả” rồi đến “cơ bản thực hiện hiện đại hoá”. Thông qua tuyên truyền rộng rãi, “tăng gấp bốn”, “bình quân đầu người là 800 USD” (sau này sửa thành 1000 USD), “gia đình khá giả” trở thành cụm từ quen thuộc của mọi người, mọi nhà. Cho dù làm nghề gì, cho dùng thuộc tầng lớp nào, mọi người đều biết mình làm việc vì mục đích gì, đều có một mục tiêu để cố gắng phấn đấu. Đó chính là một dạng thức chỉnh hợp tài nguyên ở một tầng thứ cao hơn, là sự chỉnh hợp của lực hướng tâm.

Cuối thế kỷ trước, Trung Quốc thực hiện mục tiêu ‘tăng gấp bốn lần’ trước thời hạn, GDP bình quân đầu người đạt 1000 USD. Tại thời khắc quan trọng đó, Đảng và Chính phủ Trung Quốc không hề chủ quan, vẫn tỉnh táo nhận ra rằng: sự khá giả mà Trung Quốc đạt được là ở trình độ thấp, là sự khá giả không toàn diện, là sự phát triển không cân bằng. Sức sản xuất, khoa học kỹ thuật và giáo dục còn tương đối lạc hậu, kết cấu kinh tế nhị nguyên thành thị nông thôn vẫn chưa thay đổi, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá còn một chặng đường dài phải đi, từ đó đã đưa ra mục tiêu chiến lược “xây dưng toàn diện xã hội khá giả”.

Bước sang thế kỷ mới, Đảng và Chính phủ Trung Quốc nhận thức được một loạt đặc trưng mang tính giai đoạn mới ngày càng lộ rõ trong quá trình phát triển của Trung Quốc, bao gồm cả những thành tựu như thực lực kinh tế ngày càng được tăng cường rõ rệt, thể chế kinh tế XHCN bước đầu được xây dựng, đời sống nhân dân về tổng thể đã đạt mứa độ khá giả, phát triển hài hoà, nhịp nhàng đạt được thành tích rõ rệt, bên cạnh đó còn tồn tại cả những vấn đề như trình độ phát triển sức sản xuất về tổng thể vẫn chưa cao, năng lực tự chủ sáng tạo chưa mạnh, mâu thuẫn mang tính kết cấu và phương thức tăng trưởng quảng canh hình thành từ lâu dài vẫn chưa được thay đổi căn bản, những trở ngại về thể chế cơ chế đối với sự phát triển vẫn còn tồn tại, xu thế mở rộng khoảng cách phân phối thu nhập vẫn chưa được xoay chuyển về căn bản, cục diện phát triển trì trệ ở nông thôn còn chưa biến chuyển. Từ đó đưa ra kết luận tình hình trong nước của Trung Quốc vẫn chưa thay đổi và sẽ tiếp tục ở trong giai đoạn đầu của CNXH, mâu thuẫn chủ yếu của xã hội là mâu thuẫn nhu cầu văn hoá vật chất ngày càng tăng của nhân dân với sản xuất xã hội lạc hậu vẫn là kết luận không thay đổi, kết hợp với những cơ hội và thách thức mới khi Trung Quốc gia nhập toàn diện vào toàn cầu hoá, hoàn thành nhiệm vụ mới trong tình hình mới công nghiệp hoá, thông tin hoá, đô thị hoá, thị trường hoá, quốc tế hoá ngày càng phát triển sâu rộng, đưa ra nhiệm vụ phải lấy quan điểm phát triển khoa học để thống lĩnh sự phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng toàn diện xã hội khá giả ở trình độ cao hơn đem lại lợi ích cho hơn 1 tỷ người, mở rộng môi trường phát triển cho mục tiêu phấn đấu CNXH đặc sắc Trung Quốc.

Giúp sức cho những chiến lược phát triển này là các Quy hoạch - Kế hoạch Quốc gia 5 năm. Cho đến nay Trung Quốc đang quán triệt thực hiện Quy hoạch 5 năm lần thứ XI.

Ngoài các chiến lược tổng thể, Đảng và Nhà nước Trung Quốc cũng kịp thời đặt ra những chiến lược phát triển trung và dài hạn. Liên quan đến chiến lược mang tính toàn cục có Chiến lược khoa giáo hưng quốc, Chiến lược nhân tài cường quốc, Chiến lược phát triển bền vững. Liên quan tới phát triển khu vực có Chiến lược khai phát miền Tây, Chiến lược miền Trung quật khởi, Chiến lược chấn hưng các cơ sở công nghiệp cũ ở vùng Đông Bắc. Liên quan với một lĩnh vực nào đó hay một phương diện nào đó có “Kế hoạch đốm lửa nhỏ”, “Kế hoạch bó đuốc”, “Kế hoạch 863”. “Kế hoạch 973”. Ví như hàng loạt các kế hoạch chuyên biệt phát triển khoa học kỹ thuật như “Kế mạch đốm lửa nhỏ”, “Kế hoạch bó đuốc”, “Kế hoạch 863”, “Kế hoạch 973” lần lượt được thực hiện không những tạo ra sự trợ giúp khoa học hiệu quả đối với sự phát triển kinh tế xã hội, mà còn qui tụ, bồi dưỡng và đào tạo nên một đội ngũ nhân tài kiệt xuất, trở thành lực lượng nòng cốt tiếp nối xây dựng đất nước.

Có hai biện pháp để thực hiện và hoàn thành các chiến lược phát triển quốc gia: Một là, tuyên truyền giải thích. Làm cho những chiến lược phát triển này đều được nhân dân biết và nắm vững, trở thành hành động tự giác của quần chúng nhân dân. Hai là, phương hướng chỉ đạo chính sách. Nhấn mạnh một chính sách nào đó hay phát triển thiên lệch một chính sách nào đó, thu hút nguồn vốn và sắp xếp của cải, giúp cho chiến lược phát triển được quán triệt chấp hành có hiệu quả.

Tiếp theo, chỉnh hợp có hiệu quả nguồn lực xã hội trong việc tổ chức, động viên các lực lượng xã hội hoàn thành các dự án trọng đại trong vòng một thời gian ngắn, nhanh chóng hình thành sức sản xuất xã hội. Tập trung lực lượng làm việc lớn, là ưu thế hình thành dài hạn trong thể chế quốc gia của nước Trung Quốc mới. Từ dự án mới xây dựng quan trọng “156” vào những năm 50, 60 của thế kỷ XX đến “Kế hoạch 43” của những năm 70, xây dựng Bảo Cương (gang thép Bảo Sơn) trong thời kỳ đầu cải cách mở cửa đến công trình xuyên thế kỷ “Tam Hiệp”, đều không hề giống nhau. Sở dĩ nước Trung Quốc mới có thể phát triển công nghiệp nặng trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, hình thành nên hệ thống công nghiệp tương đối hoàn thiện, phần lớn là nhờ áp dụng những phương thức như vậy.

Năm 1990, Đặng Tiểu Bình đi thị sát tình hình chuẩn bị Á Vận hội Bắc Kinh, khi nhận thấy thôn Á Vận hội vừa mới được hoàn thành đã thốt lên rằng: “Nếu không phải là do CNXH tốt, thì Bắc Kinh có cải tạo được nhanh như thế này hay không? CNXH có thể tập trung được lực lượng để làm việc lớn, cho dù khó khăn gì đều có thể làm được”. Nhưng đáng tiếc rằng, ông không thể chứng kiến Thế Vận hội Bắc Kinh. Năm 2008, Thế Vận hội Bắc Kinh đã thực hiện được lời hứa tôn nghiêm, hoàn thành đúng thời hạn với lối kiến trúc đặc biệt, công trình nhà thi đấu có hàm lượng kỹ thuật cao. Ngoại trừ những hành động gây rối, Bắc Kinh đã tổ chức một kỳ Thế Vận hội thành công xuất sắc, được uỷ ban Olympic quốc tế, vận động viên các nước và giới truyền thông khẳng định. Điểm sáng nữa của Thế Vận hội Bắc Kinh đó là khoảng 1.7 triệu tình nguyện viên. Họ không ngại nắng mưa vẫn mỉm cười phục vụ trong các nhà thi đấu, bên các nhà ga bến tàu, tại các điểm giao thông, trên những con phố ngõ hẻm, trở thành cảnh tượng đặc sắc, làm cho thế Vận hội Bắc Kinh khác hẳn với các thế Vận hội trước đây. Đạt được những thành tích đó là do nước Trung Quốc XHCN có thể tập trung sức mạnh làm việc lớn, là lời giải thích có sức thuyết phục nhất cho việc có thể làm tốt việc đại sự.

Đối mặt với những sự kiện ngoài ý muốn, càng có thể kiểm nghiệm năng lực động viên, huy động lực lượng của chính quyền. Trận động đất lớn xảy ra vào ngày 12-5-2008 tại Văn Xuyên tỉnh Tứ xuyên là trận thiên tai có sức phá hoại mạnh nhất: phạm vi ảnh hưởng rộng nhất, mức độ thiệt hại nặng nề nhất kể từ khi nước Trung Quốc mới được thành lập. Sau trận động đất, mệnh lệnh của Chính phủ được thông suốt từ Trung ương đến địa phương, thống nhất bước đi, các bộ ngành căn cứ theo tình hình cụ thể, hợp tác chặt chẽ với nhau, hình thành nên hợp lực to lớn cùng nhau khắc phục khó khăn, chiến thắng thiên tai. Chính phủ Trung ương nhanh chóng gây quỹ cứu nạn từ nguồn dự trữ chiến lược quốc gia và các địa phương, xây dựng nên tuyến đường vận chuyển nhiều tầng thứ bao gồm tuyến đường trên không, đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đã vận chuyển liên tục đến vùng bị nạn hàng trăm vạn tấn lương thực, thuốc men, lều vải, máy móc cứu hộ. Chỉ trong vòng nửa tháng, quân đội và các lực lượng bộ đội cảnh sát được điều đi là hơn 137 nghìn người, hơn 2300 lượt máy bay các loại, sử dụng khoảng 120 nghìn chiếc (cái) xe vận chuyển cỡ lớn, cần cẩu, thuyền xung kích, thiết bị thông tin cầm tay, máy phát điện, điều khoảng 162 đội y tế, đội phòng dịch, đội chuyên gia tâm lý, phân phát khoảng 4,92 triệu bộ (chiếc) vật tư các loại như đồ quân dụng (chăn mền, thảm, phục trang), thực phẩm, thuốc men cấp cứu, lều bạt, khối lượng vật tư được điều động là hơn 100 nghìn tấn. Trong tình hình kết cấu địa chất vô cùng phức tạp, đường sá cầu cống bị phá hoại nghiêm trọng, các hiện tượng sạt lở đất đá nghiêm trọng liên tiếp xảy ra, lực lượng của các tổ chức chính quyền, trong thời gian một vài ngày đã nối thông tuyến đường sinh mệnh cho vùng gặp nạn, đồng thời tu sửa toàn diện mạng lưới điện, thông tin, đã tạo nên kỳ tích trong lịch sử cứu nạn thế giới. Ngoài ra, còn khởi động 9 loại vệ tinh số 15 vẽ ảnh mây khí tượng, tiến hành đưa thông tin qua vệ tinh, thăm dò hình dạng bề mặt trái đất, phi thuyền dẫn đường. Sử dụng mạng vệ tinh nhân tạo viễn thám để kiểm tra và cứu người bị thương. Giúp cho những người ở trong khu vực bị nạn được cứu giúp kịp thời, qua đó cũng có thể thấy được thực lực hùng hậu của Trung Quốc sau 30 năm cải cách mở cửa và phát triển. Trước thực tế đó, giới truyền thông và báo chí nước ngoài cũng đã phải thốt lên rằng: “Đánh giá một nền chính thể tốt hay xấu, cần phải nhìn vào nền chính thể đó có nguyện vọng và năng lực đưa ra sự phục vụ mà nhân dân cần hay không”.

II. Kết cấu xã hội và mối quan hệ xã hội là điều kiện quan trọng quyết định sự phát triển nhanh chóng của sức sản xuất xã hội

Từ những năm 70, 80 của thế kỷ XX trở lại đây giới học thuật quốc tế bắt đầu đi tìm kiếm những nguyên nhân quyết định sự phát triển và giàu mạnh của một quốc gia, quy nạp lại có 5 dòng giả thuyết đó là: vận may luận, địa lý luận, văn hoá luận, hội nhập kinh tế quốc tế và thương mại của các quốc gia theo mô hình hướng ngoại luận và mô hình chế độ luận. Trong đó sự giải thích về mô hình chế độ là phổ biến và thịnh hành nhất. Cải cách của Trung Quốc diễn ra trong điều kiện CNXH, là sự tự hoàn thiện của chế độ XHCN, vì vậy, sự phát triển tự nhiên của Trung Quốc cũng không thể tách rời khỏi nhân tố chế độ. Một điểm quan trọng trong mô hình chế độ là ở chỗ đó một kết cấu xã hội tốt hơn nữa trong kết cấu xã hội tốt có mối quan hệ xã hội hài hoà, đó là điều kiện căn bản nhất cho sự phát triển của bất kể một quốc gia nào. Học giả nổi tiếng về lý luận phát triển Emmanuel Wallerstein đã từng nói: “Kết cấu xã hội là một dạng đá san hô trong mối quan hệ con người”, có nghĩa là, quan sát kết cấu xã hội là con đường tốt nhất để lý giải xã hội loài người.

Hình thái xã hội của nước Trung Quốc cũ là một xã hội nửa phong kiến nửa thực dân, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp sâu sắc tạo nên một chính thể xã hội ở trong cơn chấn động và đối kháng kịch liệt. Vào thời đó, đừng nói đến sự phát triển và tiến bộ, ngay cả sự ổn định tối thiểu của xã hội cũng không thể nào bảo đảm được.

Sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập, vào đầu những năm 50 thế kỷ XX Trung Quốc bắt đầu tiến hành cải cách ruộng đất, xoá bỏ triệt để chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến đã tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc, nông dân chiếm 90% dân số nông thôn chiếm hữu hơn 90% đất canh tác, đó không những là một phong trào cải cách ruộng đất với quy mô lớn nhất trong hài sử Trung Quốc, mà còn thực hiện sự thay đổi kết cấu chế độ mang tính căn bản ở xã hội nông thôn, đã giải phóng tốt đa sức sản xuất nông thôn, tạo điều kiện để thực hiện hợp tác hoá nông nghiệp và công nghiệp hoá sau này. Tiếp theo đó, Trung Quốc tiến hành ba cuộc cải tạo lớn, tiếp tục trải qua một cuộc cải cách xã hội sâu sắc và phức tạp, về cơ bản đã xoá bỏ được chế độ bóc lột TBCN, đây là một điều chưa từng xảy ra trong lịch sử Trung Quốc, từ đó kết cấu xã hội của Trung Quốc không còn tồn tại đối lập giai cấp nữa, trong cả xã hội, lợi ích căn bản của mọi người là thống nhất, mâu thuẫn chủ yếu của xã hội là mâu thuẫn phi đối kháng, từ đó tạo ra con đường bằng phẳng cho sự phát triển lành mạnh của xã hội. Ba cuộc cải tạo đã hoàn thành thuận lợi, không gây ra cơn chấn động nào trong xã hội, “Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất” hoàn thành trước thời hạn, đã chứng minh cuộc vận động đúng hướng giữa kết cấu xã hội và quan hệ xã hội đã thúc đẩy sự phát triển của sức sản xuất xã hội. Xuất phát từ ý nghĩa đó để nhận thức vấn đề, Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra kết luận “xây dựng chế độ cơ bản XHCN, đã đặt tiền đề chính trị và cơ sở chế độ căn bản cho sự phát triển và tiến bộ toàn diện của Trung Quốc”.

Thập niên 60, 70 của thế kỷ XX, Trung Quốc đã trải qua 10 năm nội loạn của cuộc “Đại cách mạng văn hoá”, với thực tiễn sai lầm “lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh, con người vì đất đai mà đã tạo ra những kẻ thù về giai cấp, quan hệ xã hội ở vào trạng thái căng thẳng toàn diện. Nhưng may mắn là, Đảng Cộng sản Trung Quốc dã kịp thời sửa chữa sai lầm của cuộc “Đại cách mạng văn hoá”, chấn chỉnh lại phương hướng phát triển của Trung Quốc.

Hội nghị Trung ương 3 khóa XI Đảng Cộng sản Trung Quốc là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử đương đại Trung Quốc. Sau Hội nghị Trung ương 3, đồng thời với việc thực hiện chuyển đổi trọng tâm công tác, công cuộc lập lại trật tự xã hội được triển khai toàn diện. Một trong những nội dung chủ yếu của công tác lập lại trật tự xã hội đó là sửa lại những vụ án oan sai. Đến cuối năm 1982, không những sửa lại án xử sai trong “Đại cách mạng văn hoá”, mà còn sửa được những vụ án oan sai trước thời kỳ' “Đại cách mạng văn hoá”, đã điều chỉnh lại mối quan hệ chính trị xã hội, đời sống xã hội đi theo hướng bình thường hoá, giúp cho hàng trăm triệu người được giải phóng khỏi bóng tối chính trị, hình thành nên môi trường và bầu không khí nhân dân toàn quốc đồng tâm đồng lòng thực hiện 4 hiện đại hoá. Điều này một lần nữa nói lên rằng cuộc vận động đúng hướng giữa kết cấu xã hội và quan hệ xã hội sẽ thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển. Từ đó trở đi, Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng chú trọng hơn việc củng cố xây dựng chế độ và ưu hoá kết cấu xã hội, từ sự trình bày về môi trường chính trị không có sự đoàn kết yên ổn, không có trật tự xã hội ổn định, việc gì cũng không làm được dưới thời Đặng Tiểu Bình đến quan điểm thúc đẩy phát triển nhịp nhàng giữa xây dựng văn minh vật chất, văn minh chính trị, văn minh tinh thần XHCN, thúc đẩy sự tiến bộ toàn diện của con người dưới thời Giang Trạch Dân; từ thời Giang Trạch Dân phải kiên trì ổn định là trên hết, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách, phát triển và ổn định, coi việc không ngừng cải thiện đời sống nhân dân là chủ trương giải quyết mối quan hệ giữa cải cách, phát triển và ổn định đến thời Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh phải kiên trì quan điểm phát triển khoa học lấy con người làm gốc, xây dựng xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa, đã tập trung thể hiện tính ưu việt của mô hình chế độ, hình thành cỗ máy đẩy cho kinh tế cất cánh.

Thời kỳ đầu cải cách mở cửa, nhiệm vụ chủ yếu mà Trung Quốc phải đối mặt đó là phát triển kinh tế, con đường chủ yếu giải quyết vấn đề đó chính là đa nguyên hoá thành phần kinh tế. Trải qua mấy chục năm cố gắng nỗ lực, vật đổi sao dời, nay hơn hẳn xưa, không những kinh tế - xã hội đạt được bước tiến dài, năng lực khống chế nền kinh tế thị trường của Chính phủ hơn hẳn trước đây. Nhưng những vấn đề cũ được giải quyết những vấn đề mới lại nảy sinh. Cùng với sự đa nguyên hoá thành phần kinh tế đã làm xuất hiện sự đa dạng hoá chủ thể lợi ích; khắc phục những trở ngại của chủ nghĩa bình quân, chấp nhận cơ chế cạnh tranh, lại làm xuất hiện vấn đề mất cân đối trong phát triển giữa kinh tế và xã hội, giữa thành thị và nông thôn và giữa các vùng miền và khoảng cách chênh lệch thu nhập quá lớn giữa các thành viên trong xã hội. Sự chênh lệch trong kết cấu xã hội làm cho quan hệ xã hội ngày càng căng thẳng. Trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương 6 khóa XVI ĐCS Trung Quốc đã kịp thời đưa ra bố cục tổng thể xây dựng hiện đại hoá XHCN đặc sắc Trung Quốc gồm 4 trụ cột chính (tứ vị nhất thể) đó là xây dựng kinh tế, xây dựng chính trị, xây dựng văn hoá và xây dựng xã hội, xã hội hài hoà là thuộc tính bản chất của CNXH đặc sắc Trung Quốc. Đại hội XVII ĐCS Trung Quốc thêm một bước nữa đưa ra thúc đẩy nhanh xây dựng xã hội lấy cải thiện dân sinh làm trọng điểm, xây dựng xã hội phải cố gắng hình thành nên cục diện toàn thể nhân dân người người làm hết năng lực, mỗi người mỗi việc chung sống hài hoà với nhau. Như vậy, đưa ra một tầng thứ cao hơn trong tình hình mới thông qua việc ưu hoá kết cấu xã hội, cải thiện quan hệ xã hội để tạo điều kiện môi trường tốt đẹp cho sự xây dựng và phát triển nhanh chóng của sức sản xuất xã hội. Đảng và Chính phủ Trung Quốc còn quy hoạch cụ thể nhiệm vụ thúc đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới XHCN, từng bước thúc đẩy cải cách thể chế việc làm, cải cách thể chế phân phối thu nhập cải cách thể chế an sinh xã hội, cải cách thể chế quản lý thành thị và nông thôn, cải cách thể chế y tế giáo dục có liên quan đến lợi ích thiết thân của quần chúng nhân dân. Trong quá trình đi sâu cải cách, thích ứng với tính khoa học của các quyết sách cải cách, tính nhịp nhàng hài hoà của các biện pháp cải cách, tính tiệm tiến của các bước đi cải cách, huy động tất cả các lực lượng xã hội tham gia vào cải cách và đảm bảo cho mọi thành viên trong xã hội cùng được hưởng thành quả của cải cách phát triển, thiết thực duy trì và thực hiện công bằng, chính nghĩa xã hội. Những điều đó đều trở thành vấn đề trọng điểm mà cải cách mở cửa cần phải giải quyết.

Có thể khẳng định rằng, cuộc cải cách mới mà Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc khởi động, không những thể hiện cải cách đang được phát triển theo chiều sâu, bước vào giai đoạn công kiên, hơn nữa còn thể hiện được phương hướng giá trị của cải cách, từ đó chứng minh được rằng mô hình chế độ XHCN đặc sắc Trung Quốc là động lực và nguyên nhân quan trọng trong sự phát triển và tiến bộ của Trung Quốc.

Một vài điểm trên đây không thể vẽ nên toàn bộ nội dung con đường phát triển của Trung Quốc, nhưng xét cho cùng nó được sinh ra và trưởng thành trên mảnh đất Trung Quốc, là nội sinh vậy. Chính vì thế, nó mới có sức sống lâu bền. Những áp đặt cứng nhắc từ bên ngoài hay du nhận từ bên ngoài, cuối cùng cũng khó có thể “bén rễ” được trên mảnh đất Trung Quốc rộng lớn. Nói cách khác, cho dù là đặc sắc Trung Quốc, gán cho nó sức mạnh tâm linh, thậm chí cho rằng nó sẽ đe doạ đến những nhóm người nào, cũng chỉ là cách nói giật gân thiếu căn cứ hiện thực. Tổng Bí Thư ĐCS Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong bài phát biểu khai mạc hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao năm 2008 vào ngày 12-4-2008 đã chỉ ra: “Trên thế giới không có mô hình phát triển và con đường phát triển mang tính phổ biến cho tất cả mọi nơi cũng không có mô hình phát triển và con đường phát triển nhất thành bất biến”, bất kể còn đường và mô hình phát triển thành công nào đều “cần phải thích ứng với những thay đổi mới của tình hình trong và ngoài nước, thích ứng với sự kỳ vọng mới muốn có cuộc sống tốt hơn của nhân dân, kết hợp thực tế tự thân, kết hợp với những thay đổi của điều kiện thời đại để không ngừng tìm tòi và hoàn thiện mô hình phát triển và con đường phát triển thích hợp với tình hình của nước đó”. Điều này chứng minh một điều, kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc là trên cơ sở thực sự cầu thị, căn cứ vào tình hình thực tế của mình để độc lập tự chủ tìm tòi ra đường đi. Trung Quốc vừa không thể căn cứ theo những cuộc cải cách được coi là “nhận thức chung”, cũng không tồn tại nhu cầu “chào hàng” kinh nghiệm của mình ra bên ngoài, Trung Quốc chỉ muốn làm tốt các công việc của mình. Có thể giải quyết sự đầy đủ sung túc của một nước lớn với dân số hơn 1.3 tỷ người, bản thân nó chính là cống hiến to lớn đối với hoà bình của thế giới và tiến bộ của nhân loại

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...