Những điều kỳ thú về sức chịu đựng của con người
1.Tim ngừng đập khi thân nhiệt còn 20 0C
Thân nhiệt thay đổi với mỗi người nhưng thường là trên 37 0C một chút. Khi thân nhiệt hạ là cả một vấn đề.
Ở 36 0C, phản xạ và khả năng phán xét bị giảm sút ngay. Xuống 35 0C, ta thậm chí không thể viết nổi tên mình và đi lại khó khăn. Ở 33 0C, ta hoàn toàn có thể mất trí, vất bỏ cả những vật dụng cần thiết và quần áo đang mặc. Tại 32 0C, hầu hết mọi người sẽ đổ quị và bất tỉnh khi thân nhiệt xuống 30 0C. Ở mốc này, cơ thể không còn đủ sức duy trì thân nhiệt; nhịp thở giảm chỉ còn 1-2 nhịp/phút.
Ở 28 0C sẽ xảy ra chứng loạn nhịp tim và vào lúc bạn còn 20 0C thì tim ngừng đập hoàn toàn. Nhưng các bác sĩ vẫn thường nói: "Bạn chưa chết khi nào cơ thể còn ấm". Vậy ta vẫn còn cơ may sống sót nếu được ủ ấm kịp thời và trợ lực bằng máy rung nhịp tim. Khi ta còn trẻ, cơ may sống sót càng cao hơn vì các cơ quan mau phục hồi.
Về lý thuyết, giới hạn thân nhiệt thấp nhất là 0 0C. Tại nhiệt độ này, các tinh thể băng sẽ hình thành trong mô, phá hủy mọi tế bào.
* Giới hạn lý thuyết: 0 0C
* Kỷ lục hiện thời: 16 0C
+ Năm 2001, một đứa bé từng sống sót khi bị bỏ rơi ngoài trời ở nhiệt độ - 20 0C. Tim cậu bé đã ngưng đập trong hai giờ và thân nhiệt xuống mức 16 0C.
2. Cú đấm mạnh nhất
Mỗi mô cơ tạo ra lực khoảng 0,3 micronewton (10 -6 Newton, đơn vị đo lực theo hệ thống quốc tế) trên mỗi sợi cơ, tương đương 100 Newton (khoảng 10kg) cho mỗi cm 2trên cơ của ta. Nhưng xương trên cẳng tay sẽ làm mất khoảng 200 megapascal lực nén, tương đương một lực khoảng 50 kiloNewton (1kN=1.000 Newton ).
Nếu cho rằng cơ cánh tay đóng góp một nửa lực của cú đấm (phần còn lại đến từ chân, hông và vai khi phối hợp cùng lúc), ta sẽ cần một bộ cơ ba đầu (bắp thịt to của cẳng tay trên) với chu vi 55cm để đạt được giới hạn theo lý thuyết tự nhiên, cũng như cần luyện tập rất nhiều để phát huy tối đa kỹ thuật.
* Giới hạn lý thuyết:50kN
* Kỷ lục hiện thời: 3kN
+ Năm 1931, tay đấm Max Baer từng được xem là người có cú đấm mạnh nhất khi hạ gục tay đấm Ernie Schaff tại sàn, khiến anh này không thể tỉnh lại được và chết sáu tháng sau đó.
3. Ta có thể mất bao nhiêu máu?
Một người trưởng thành khỏe mạnh có 3,8-5,6 lít máu. Ta có thể mất một lúc đến 15% dung tích máu mà không bị tác hại nào trước mắt. Nhưng mạch đập sẽ nhanh hơn; ta cảm thấy chóng mặt, bứt rứt hoặc lạnh toát người.
Khi bị mất khoảng 40% máu, huyết áp của ta sẽ tụt hẳn khiến máu chảy chậm tới tâm thất và tim đập nhanh liên tục. Nếu hệ tim mạch khỏe, ta sẽ có nhiều cơ hội sống sót hơn. Nằm im và giữ bình tĩnh sẽ giúp trì hoãn cú sốc nhờ giảm mức adrenalin.
* Giới hạn lý thuyết: 1,9-2,8 lít ~ 50% trong số lượng máu có thể (q).
* Kỷ lục hiện thời: 75%q Năm 1987, bệnh nhân ung thư Melissa Koslosky được tìm thấy khi cơ thể chỉ còn 0,9 lít máu (25%). Nhưng trong trường hợp này, máu của cô Koslosky bị mất dần trong nhiều tuần.
4. Ta có thể uống bao nhiêu nước trong 1 giờ?
10 lít. Đó là lượng nước tối đa có thể uống trong một giờ mà không làm loãng mức độ chất điện phân (electrolyte). Nếu quá mức sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não hoặc chết.
5. Ta có thể ăn cay đến mức nào?
![]() |
Blair Lazar từng thử thứ ớt cay nhất. Chàng trai Mỹ này hiện đang giữ kỷ lục về việc tạo ra loại tương ớt cay nhất thế giới. |
Về lý thuyết, món cà ri cay nhất ta có thể làm được là một bát gồm tinh thể capsaicin nguyên chất và sẽ cay gấp 10.000 lần món cà ri Vindaloo của Ấn Độ. Dù capsaicin không gây cháy kiểu hóa học hoặc làm tổn hại trực tiếp đến mô nhưng ảnh hưởng của loại kích thích mạnh này đối với hệ thần kinh giống như tác hại của dị ứng. Ngoài cảm giác đau vô tả, ta sẽ cảm thấy mắt và mũi nóng bừng lên, phần thân trên co giật và bị khó thở trong 30-45 phút.
Nếu khỏe mạnh và chưa từng có tiền căn bệnh tim hay hen suyễn, ta vẫn có thể sống sót sau khi nuốt một thìa capsaicin nguyên chất, nhưng sẽ không ăn nổi thứ gì khác trong vài giờ sau đó. Trên thực tế, loại cà ri cay nhất trên thị trường hiện nay cay gấp năm lần loại tiêu xịt mà cảnh sát chống bạo động vẫn dùng.
* Giới hạn lý thuyết: 5g capsaicin
* Kỷ lục hiện thời: 0,1gq Năm 2005, Blair Lazar từng cô đặc được 500g capsaicin từ ớt để làm tương ớt. Anh ta đã thử một tinh thể capsaicin và mô tả: "Nó giống như lưỡi của bạn bị búa đập một phát".
6. Ta có thể tung hứng bao nhiêu quả bóng?
![]() |
Timo Kaukonen, người Phần Lan, ngồi được 12 phút 26 giây trong một phòng tắm hơi có nhiệt độ lên đến 110o C. Còn cô Leila Kulin, đồng hương, chịu đựng được 10 phút 31 giây. |
Năm 1997, một nghiên cứu sử dụng gia tốc kế đeo vào tay một số nhà tung hứng giỏi nhất thế giới lúc đó cho thấy với kỹ thuật hoàn hảo, người ta vẫn có thể tung hứng đến 16 quả bóng mỗi lần. Nhưng trong tình huống đó, mỗi quả bóng phải được tung lên cùng chiều cao và phải rơi xuống cùng địa điểm dự tính. Rất khó để đạt được như vậy.
7. Ta có thể chạy nhanh bao nhiêu?
Việc xác định con người có thể chạy nhanh bao nhiêu phức tạp hơn ta nghĩ. Thậm chí để biết ai là người chạy nhanh nhất ngày nay cũng rất khó.
Kỷ lục thế giới hiện thời cho 100m chạy nước rút là của Asafa Powell, người Jamaica, với thành tích 9,74 giây, thực hiện tháng 9-2007 tại Ý, tương đương vận tốc trung bình 36,96km/giờ. Nhưng do hiện nay người chạy thường xuất phát từ tư thế đứng yên nên vận tốc trên bao gồm cả thời gian cần cho tăng tốc. Do vậy, người chạy cự ly 200m sẽ hoàn thành đoạn 100m thứ hai trong khoảng thời gian ngắn hơn đoạn trước bởi họ đã chạy ở vận tốc tối đa khi vượt qua mức 100m đầu tiên.
Kể từ khi đồng hồ bấm giờ điện tử được đưa vào sử dụng năm 1968, kỷ lục chạy 100m của nam giới đã bị phá 11 lần (nhưng chưa bao giờ quá 0,05 giây mỗi lần). Nhưng cũng không loại trừ những tác động từ sự cải tiến đường chạy, loại giày thi đấu, sức gió, độ cao sân thi đấu...
Hồi thập niên 1970, tiến sĩ Gideon B. Ariel từng nghiên cứu và kết luận rằng khi ta chạy 100m mà ít hơn 9,60 giây, nó sẽ tạo ra lực đủ làm đứt dây chằng của cơ bốn đầu (quadriceps) ở chân người. Xét theo mức giới hạn đó, tốc độ trung bình cao nhất của cự ly 100m chỉ là 37,5km/giờ. Các VĐV hàng đầu thường đạt tốc độ cao nhất ở mốc 80m. Theo mốc đó, có thể thấy tốc độ tối đa của con người trên đường chạy vào khoảng 43,06km/giờ.
* Giới hạn lý thuyết:43,06km/giờ
* Kỷ lục hiện thời:42,52km/giờ
* Năm 2007, Asafa Powell chạy với sức gió 1,7m/giây. Dù vậy, anh cũng chỉ phá kỷ lục ở mức 0,05 giây.
8. Ta có thể sống sót với bao nhiêu con ong đốt?
2.243là số con ong tham gia đốt mà một người từng sống sót.
600là giới hạn lý thuyết để một người có 50% cơ hội sống sót.
9. Tai người nghe được đến mức nào?
![]() |
Anh Steve Bryans, người nuôi ong ở Ontario (Canada), hôn vị hôn thê của mình khi đang dự thi cho ong đậu lên mặt hồi tháng 11-2007. Anh đã giành chiến thắng trong cuộc thi này. |
Âm thanh lớn nhất từng được ghi nhận là vụ phun trào núi lửa Krakatoa (Indonesia) năm 1883, đạt 180dB ở khoảng cách 160km. Bất cứ ai ở trong bán kính 20km chắc hẳn đã chịu đựng âm thanh 200dB và khi đó sức ép sẽ làm vỡ phổi, đẩy không khí vào mạch máu gây chết người.
* Giới hạn lý thuyết: 200dB
* Kỷ lục hiện thời:175dB tại khoảng cách 2m.
* Một quả lựu đạn T-429 gây ra âm thanh 175dB ở khoảng cách 2m. Ở ngay tại tâm chấn, âm thanh có thể đến 186dB - mức có thể gây ngưng tim.
10. Điện giật mạnh cỡ nào mà còn sống được?
Theo phương pháp tử hình bằng điện giật cổ điển, quả tim bị ngừng đập do bị gây sốc theo kiểu mà y học gọi là co thắt cơ tim. Khi đó không phải điện áp gây chết người mà là dòng điện, tính bằng amps.
Ngưỡng chịu đựng của con người là 1milliamp (mA), nên dòng điện 200mA có thể làm quả tim nặng khoảng 300g ngừng đập.
Theo định luật Ohm, dòng điện chạy qua một vật dẫn điện được tính bằng điện áp chia cho điện trở, dùng đơn vị ohm. Điện trở của da người thay đổi từ 1.000 ohm (da ướt) tới 100.000 ohm (da khô), vì vậy điện áp gây chết người sẽ là 200V và 20.000V theo mức tương ứng. Đối với quả tim nặng 400g (quả tim nặng nhất được ghi nhận đến nay) thì điện áp có thể phải lên đến 27.000V.
* Giới hạn lý thuyết:27.000V
* Kỷ lục hiện thời:không có
* Roy Sullivan, một kiểm lâm người Mỹ, từng sống sót qua bảy lần bị sét đánh trúng trong khoảng năm 1942 và 1977. Theo tính toán, chỉ 10% cú sét có khả năng gây chết người.
11. Có thể chịu đựng cú đâm xe cỡ nào mà vẫn sống?
Ở vận tốc 48km/giờ, khả năng sống sót khi bị ôtô đâm giảm còn 27%. Còn ở vận tốc trên 60km/giờ, khả năng sống sót chưa tới 1%.
Nguồn: www.tuoitre.com.vn