Nhân giống thành công cá lăng hầm
Cá lăng hầm (Mystus filamentus) hiện phân bố rộng rãi trong các loại hình thủy vực nước ngọt và nước lợ nhạt thuộc miền Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là loài cá có kích thứơc lớn hơn nhiều so với cá lăng vàng và có giá trị kinh tế cao do thịt trắng và thơm ngon. Giá cá lăng hầm đang ở mức cao và phụ thuộc vào kích cỡ thương phẩm nên hiện nay số lượng cá lăng hầm ngoài tự nhiên ngày một suy giảm nghiêm trọng do trình trạng lạm thác của ngư dân.
Theo đó, cá lăng hầm bố mẹ được nuôi trong ao đất với mật độ 1kg/m2, tỷ lệ đực cái 1,5/1. Sử dụng thức ăn viên có hàm lượng đạm tối thiểu 26%. Trong thức ăn có bổ sung vitamin C và E để tăng sức đề kháng và kích thích sự phát triển tuyến sinh dục của cá bố mẹ. Cá lăng hầm được kích thích rụng trứng bằng hai loại chất kích thích sinh sản là HCG và LH-Rha với liều kích dục tốt là 6.000 IU/kg cá cái và 120µg/kg cá cái. Cá bố mẹ được lựa chọn để kích thích dựa vào các tiêu chí sau: cá cái có bụng, da bụng mềm, điều càng mỏng càng tốt. Lỗ sinh dục sưng và ửng hồng. Cá đực thân thon dài, mạch máu phân bố nhiều trên da bịng, gai sinh dục càng dài càng tốt và đầu mút ửng hồng (phân biệt cá lăng hầm đực và cái bằng cách: cá lăng hầm đực có gai sinh dục đực dài và đầu mút nhọn, cá cái có lỗ sinh dục tròn và hơi lồi).
Sau khi kích thích cá lăng hầm sinh sản thì áp dụng kỹ thuật gieo tinh bán khô đối với cá lăng hầm (cá lăng hầm sinh sản từ 40.000-45.400 trứng/kg cá cái). Ấu trùng mới nở được chuyển ra bể composite để chăm sóc. Ấu trùng cá lăng hầm ương lên thành cá giống tháng tuổi với mật độ 2000 cá bột/m3. Khi cá tiêu hết noãn hoàng (3 ngày tuổi) cho ăn bằng thức ăn Moina, đến khi được 7 ngày tuổi thì cho ăn bằng trùn chỉ. Sau 20 ngày tuổi thì bắt đầu tập cho ăn bằng thức ăn viên có độ đạm 35%. Cá 15 ngày tuổi đạt chiều dài và trọng lượng trung bình là 2 2,7 cm và 0, 34 g. Cá 30 ngày tuổi đạt chiều dài trung bình 5cm. Tỷ lệ sống của cá lăng hầm 30 ngày tuổi khá cao từ 70-85%.
Được biết, trước đây Thạc sĩ Ngô Văn Ngọc cũng đã thành công với việc sản xuất giống nhân tạo cá lăng vàng và cá lăng nha. Với thành công lần này, Thạc sĩ Ngọc đã góp phần thúc đẩy nghề nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng bền vững đa dạng hóa đối tựơng nuôi và góp phần bảo vệ loài cá này ngoài tự nhiên.
Các cá nhân đơn vị có nhu cầu chuyển giao công nghệ xin liên hệ : Thạc sĩ Ngô Văn Ngọc Khoa Thủy sản trường đại học nông lâm TPHCM , khu phố 6 phường Linh Trung, Thủ Đức. hoặc ĐT: 090. 8033075.
Nguồn: KH&ĐS Chuyên đề NTDTTS&MN Số 3 10/11/2006