Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 27/05/2013 22:48 (GMT+7)

Người Thầy tài đức vẹn toàn

Dù xa xôi và đi trên một chiếc xe đạp, có lần bác ghé thăm gia đình chúng tôi. Khi đó tôi còn là học sinh cấp hai nên chỉ hình dung đây là một nhà khoa học rất giỏi, từng là nghiên cứu sinh của nhà bác học Frédéric Joliot- Curie, từng là 1 trong 4 thạc sĩ đầu tiên ở nước ta vào đầu thập kỷ 40 (ngoài bác Kontum còn có ông Hoàng Xuân Hãn, ông Nguyễn Duy Khiêm và một người Pháp tên là F,Brachet) .

Đến năm 1951, vì nhìn xa trông rộng Bác Hồ đã bàn với nước bạn lập ra Khu học xá Trung ương để đào tạo giáo viên và các nhà khoa học cho giai đoạn sau chiến tranh. Cả hai gia đình của bác và của bố mẹ tôi đều được cử sang đấy. Từ đó, hai gia đình được ở gần nhau và bác cùng bố tôi đã nhiệt tình tham gia đào tạo ra biết bao thế hệ những người sau này giữ các nhiệm vụ chủ chốt trong nền giáo dục và khoa học nước nhà.

Hòa bình lập lại khi tôi trở thành giảng viên trẻ nhất của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, thì vị Hiệu trưởng đầu tiên của tôi lại chính là bác Kon Tum. Về công lao xây dựng nhà trường lớn lao này, cũng như xây dựng ngành Vật lý học Việt Nam đã có nhiều người nhắc đến khá đầy đủ. Tôi chỉ hình dung lại những hình ảnh của một nhà khoa học thực sự tài giỏi nhưng rất mẫu mực trong cuộc sống.

Là một trí thức ngoài Đảng nhưng bác Kon Tum biết đoàn kết mọi trí thức trong trường, biết hợp tác mật thiết nhưng có nguyên tắc với Đảng ủy của trường, do đó mọi công việc đều xuôi chèo mát mái. Nhờ đó, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội xứng đáng là ngọn cờ đầu trong lĩnh vực đào tạo những thầy giáo và những nhà khoa học giỏi về các ngành khoa học cơ bản. Hiếm có ông Hiệu trưởng nào có thể hợp tác khăng khít và có hiệu quả trong suốt 26 năm với những 9 đời các Bí thư Đảng ủy khác nhau.

Bác Kon Tum giản dị đến mức chỉ nhận căn hộ tập thể nhỏ ở đường Nguyễn Huy Tự. Đây vốn là một biệt thự đẹp nhưng bác chỉ nhận một phần nhỏ, còn lại nhường cho gia đình mấy cán bộ khác. Đến nay tuy bác đã đi xa 22 năm nhưng vợ và các con bác vẫn chỉ ở trong những căn buồng nhỏ bé  ấy. Chỉ riêng chuyện này cũng đáng đủ để cho nhiều quan chức nên suy nghĩ. Bác vẫn thường đi xe đạp cho đến khi cấp trên buộc bác phải đi ô tô của nhà trường. Điều ai cũng ghi nhớ là nụ cười luôn nở trên môi vị Hiệu trưởng đáng kính khi gặp bất cứ đồng nghiệp của mình.

Thời chống Mỹ, nhà trường đã hai lần sơ tán lên cách khá xa Hà Nội (Đại Từ, Hà Bắc) nhưng bác và cả gia đình vẫn vui vẻ sống trong nhà dân như mọi cán bộ khác và vẫn đi lại như con thoi giữa các cơ sở để chỉ đạo không chỉ về chuyên môn, mà còn cả việc tập luyện quân sự cũng như việc tổ chức động viên thanh niên tạm rời giảng đường tòng quân vào Nam trực tiếp tham gia chiến đấu. Bác ra nước ngoài tham dự rất nhiều Hội thảo về khoa học và giáo dục nhưng chỉ sử dụng duy nhất có một chiếc đồng hồ (!) Đó là chiếc đồng hồ do Hồ Chủ tịch tặng bác (cho đến tận khi bác trao lại cho Bảo tàng Hồ Chí Minh).

Tôi là bạn với Tâm, Nhung, Chí – các con của bác nên có nhiều dịp đến thăm gia đình bác. Vào buổi tối, tôi thấy mấy bố con ngồi quanh một chiếc bàn nhỏ với mấy chiếc đèn bàn không đủ sáng  và ai nấy đều chăm chú vào những cuốn sách để nghiên cứu (với bác) và để học (với các con bác).

Tôi có lẽ là người cuối cùng được gặp Bí thư Đảng ủy nhà trường  Lê Hoàng Linh, khi ông đang điều trị căn bệnh hiểm nghèo tại Bắc Kinh. Mặc dù rất yếu nhưng ông đã dành nhiều thời gian kể cho tôi nghe về tình cảm và lòng khâm phục của ông với vị Hiệu trưởng mà ông cho là hết sức mẫu mực và đáng kính. Bác Kon Tum không bao giờ lạm dụng quyền hạn của mình.

Ngay cả khi Ngụy Hữu Chí - người con út đang học tại Khoa Lý của nhà trường xung phong nhập ngũ và tham gia vào Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, bác không hề ngăn cản mà còn động viên là sau giải phóng sẽ về học tiếp có sao đâu?

Hai tiến sĩ Ngụy Hữu Tâm và Ngụy Tuyết Nhung được đào tạo tại Đức và Nga cũng là nhờ thực lực của họ chứ đâu vì vị thế Hiệu trưởng của bố. Tâm bây giờ có lẽ không chỉ là nhà Vật lý học theo nghề của bố (công tác ở Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam) mà còn là người dịch thuật hiện vào loại giỏi nhất về văn học Đức.

Nhung là một nữ phó giáo sư, một trong những chuyên gia đầu ngành Ngọc học. Nhung kể với tôi nhớ mãi đôi dép cao su rất hay tụt quai mà cha cô thường dùng đến tận khi vẹt đế và luôn có cái xâu bằng thép để xỏ mỗi lần tụt quai (!),

Thật khó hình dung một nhà khoa học tầm cỡ quốc tế, một vị Hiệu trưởng suốt gần ba thập kỷ, một Đại biểu Quốc hội ba khóa liên tiếp, một Nhà giáo nhân dân với hai huân chương Kháng chiến và Độc lập hạng Nhất ...nhưng lại có cuộc sống giản dị, khiêm nhường nhưng lại xả thân vào công việc trọn đời như bác Kon Tum. Ai cũng có thể có người yêu, kẻ ghét, nhưng với bác Kon Tum tôi thầm nghĩ không thể có bất kỳ ai quen hoặc biết về ông mà không hết lòng yêu mến và kính trọng.

Kỷ niệm cuối cùng và đau xót nhất đối với tôi, đó là việc tôi là người đầu tiên phát hiện ra bác có triệu chứng hôn mê khi đang cùng dự họp với bác trong một cuộc họp của Ủy ban TƯMTTQ Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh. Tôi ngồi phía sau và bỗng thấy bác bất thường nấc lên rồi gục xuống. Tôi hét lên và mọi người xúm lại quanh bác, nhưng tiếc thay tất cả đều đã quá muộn. Chỉ còn cách liên hệ với hàng không để có thể đưa bác ra Hà Nội. Bác đã hôn mê suốt một tuần lễ rồi ra đi mãi mãi về chốn vĩnh hằng.

Đám tang của GS. Ngụy Như Kon Tum có lẽ là một trong những đám tang đông người tham dự nhất mà tôi được chứng kiến (kể cả tại khu Đại giảng đường của trường đến suốt chặng đường xuống tận nghĩa trang Mai Dịch). Không chỉ có con cháu, họ hàng, các bạn già, các đồng nghiệp, biết bao thế hệ học trò và cả những người dân chưa một lần được gặp mặt ông.

GS. Ngụy Như Kon Tum  sẽ còn sống mãi trong lòng dân tộc và nhất là trong lòng các thế hệ trẻ đã có dịp được học tập và làm việc dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo tận tình của ông.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.