Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 26/11/2024 10:41 (GMT+7)

Nữ giáo sư nhận giải “Nobel châu Á”: Cả đời vì nạn nhân chất độc da cam

Ở tuổi 80, GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng vừa vinh dự nhận giải Ramon Magsaysay (được bí là “Gải Nobel của châu Á”) vì những nỗ lực không ngừng nghỉ trên con đường tìm công lý cho các nam nhân chất độc da cam.

tm-img-alt
Giải thưởng này không chỉ là sự ghi nhận mà còn là động lực để bà tiếp tục cống hiến vì nhân dân.
[e-Magazine] Giao su Viet nhan giai “Nobel chau A”: Ca doi vi nan nhan da cam-Hinh-2
GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng sinh ra trong một gia đình nghèo tại Biên Hòa (nay thuộc tỉnh Đồng Nai), nguyên quán của bà tại làng Tăng Nhơn Phú, tổng An Thủy, quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định (nay là phường Tăng Nhơn Phú B, thành phố Thủ Đức, TP HCM).
Năm 8 tuổi, bà trải qua một cơn bạo bệnh và được một bác sĩ người Pháp cứu chữa. Từ đó, bà luôn ước mơ trở thành bác sĩ giỏi để hành nghề cứu người.
[e-Magazine] Giao su Viet nhan giai “Nobel chau A”: Ca doi vi nan nhan da cam-Hinh-3
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ đi làm xa, bà được bà ngoại cưu mang, tiếp tục việc học và sau đó thi đỗ vào Trường Nữ Trung học Gia Long. Để chiều lòng cha mẹ, bà đã nộp đơn thi vào trường Sư phạm. Tuy nhiên, với ước mơ trở thành bác sĩ cứu người, sau khi tốt nghiệp Trung học, bà vẫn tham dự kỳ thi lớp dự bị y khoa và đứng thứ 6 trong tổng số học sinh toàn miền Nam thi vào Trường Đại học Y khoa Sài Gòn.
Có thời điểm gia đình quá khó khăn, GS Nguyễn Thị Ngọc Phượng từng có ý định bỏ học để đi làm phụ giúp gia đình. Được sự động viên của cha cùng với khát khao mạnh mẽ được làm bác sĩ, bà tiếp tục việc học. Để đạt được ước mơ, bà không ngại vất vả vừa học vừa làm nhiều công việc khác nhau để kiếm tiền, từ giao gạo, than đến gia sư,... Bà chỉ có thể dành thời gian cho bài vở vào ban đêm.
Sau bao ngày miệt mài đèn sách, GS Phượng cuối cùng cũng hiện thực hóa ước mơ lúc nhỏ khi tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa năm 1970 và 4 năm sau nhận chứng chỉ tương đương Tiến sĩ Y khoa Hoa Kỳ. Năm 1974, bà tiếp tục tốt nghiệp chuyên ngành Phụ khoa hệ sau đại học.
[e-Magazine] Giao su Viet nhan giai “Nobel chau A”: Ca doi vi nan nhan da cam-Hinh-4
Chất độc da cam mà Mỹ từng sử dụng trong thời kỳ chiến tranh đã khiến hàng triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm và phải chịu đựng vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm các bệnh về da, dị tật bẩm sinh, sảy thai và các bệnh mãn tính khác. GS. BS Phượng bị ảnh hưởng sâu sắc khi chứng kiến những dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh mà lúc đầu bà không hiểu nguyên nhân.
Chia sẻ trên trang rmaward.asia, bà nhớ lại trường hợp đầu tiên khi đỡ đẻ một đứa trẻ bị dị tật nghiêm trọng vào năm 1968: “Khi còn là thực tập sinh tại Bệnh viện Từ Dũ, trong một lần đỡ đẻ, tôi hoảng sợ khi thấy một thai nhi không có sọ não. Kể từ đó, cứ mỗi một hoặc hai ngày, tôi lại chứng kiến những dị tật bẩm sinh như vậy và nỗi đau khổ của những người mẹ”.
[e-Magazine] Giao su Viet nhan giai “Nobel chau A”: Ca doi vi nan nhan da cam-Hinh-5
Điều này đã thúc đẩy bà cống hiến cuộc đời mình để khám phá sự thật về chất độc da cam, tìm kiếm công lý cho các nạn nhân của nó và giúp đỡ những người bị ảnh hưởng thông qua nghiên cứu và làm việc với Hiệp hội Nạn nhân Chất độc da cam/Dioxin Việt Nam (VAVA).
BS Phượng và các cộng sự của bà phát hiện ra rằng những người ở các khu vực bị rải chất độc màu da cam bị dị tật bẩm sinh cao gấp ba lần so với những nơi khác. Bà đã công bố nghiên cứu của mình, bắt đầu bước vào hành trình tìm kiếm các bằng chứng khoa học xác định chất độc da cam/dioxin là nguyên nhân gây ra dị tật bẩm sinh và một số loại ung thư cho con người. Bà trở thành người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được mời vào Hạ viện Mỹ để trình bày tác hại của chất độc da cam/dioxin lên sức khỏe con người, thu hút sự quan tâm của quốc tế.
[e-Magazine] Giao su Viet nhan giai “Nobel chau A”: Ca doi vi nan nhan da cam-Hinh-6
Ở tuổi 80, GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng vinh dự nhận giải Ramon Magsaysay vì là bác sĩ người Việt Nam có nhiều đóng góp, cống hiến cho việc nghiên cứu tìm ra sự thật về sự tàn phá của chất độc da cam/dioxin, tác hại của nó đối với sức khỏe sinh sản của các nạn nhân, kiên trì theo đuổi công lý để đòi công bằng cho họ.
Susanna B. Afan, Chủ tịch quỹ giải thưởng, chia sẻ trên trang Devdiscourse.com: "Giải thưởng này tôn vinh những người thách thức hiện trạng bằng sự chính trực, dũng cảm đối mặt với những bất công có hệ thống, chuyển đổi các lĩnh vực quan trọng thông qua các giải pháp đột phá thúc đẩy tiến bộ xã hội và giải quyết các vấn đề toàn cầu cấp bách với khả năng phục hồi vững chắc".
“GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng đã đưa ra bằng chứng rằng không bao giờ là quá muộn để sửa chữa sai lầm của chiến tranh, giành lại công lý và hỗ trợ những nạn nhân bất hạnh của nó", theo Quỹ Giải thưởng Ramon Magsaysay.
Tuy vậy, đối với GS Phượng, tất cả những gì bà đã làm vẫn chưa đủ so với sự hy sinh và mất mát quá lớn của người dân. Giải thưởng này không chỉ là sự ghi nhận mà còn là động lực để bà tiếp tục cống hiến vì nhân dân.
Chia sẻ cảm xúc khi được vinh danh, GS Nguyễn Thị Ngọc Phượng bày tỏ: “Tôi rất vinh dự và vui mừng khi được nhận giải thưởng Ramon Magsaysay năm nay. Cùng với các đồng nghiệp tại Bệnh viện Từ Dũ và VAVA, chúng tôi đã nỗ lực nâng cao nhận thức toàn cầu về tác động tiêu cực của chất độc da cam đối với các nạn nhân chiến tranh. Tổng cộng 47 năm nghiên cứu đã giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về nguy cơ gây ung thư do dioxin gây ra và các mối đe dọa lâu dài đối với sức khỏe sinh sản.
[e-Magazine] Giao su Viet nhan giai “Nobel chau A”: Ca doi vi nan nhan da cam-Hinh-7
Giải thưởng này là sự khích lệ to lớn đối với tất cả chúng tôi tại VAVA trong việc tiếp tục nỗ lực hỗ trợ, thúc đẩy và mang lại công lý cho các thế hệ bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam khi họ nỗ lực vượt qua nghịch cảnh mỗi ngày. Giải thưởng này cũng tuyên bố mạnh mẽ với thế giới rằng hành tinh của chúng ta cần được bảo vệ và tất cả mọi người cần hòa bình, không phải chiến tranh và vũ khí giết người hàng loạt”.
Cùng với hành trình đi tìm công lý cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin, GS Nguyễn Thị Ngọc Phượng còn được biết đến với nhiều thành tựu đã cống hiến cho nền y khoa nước nhà. Đặc biệt, bà là người tiên phong đưa kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm về Việt Nam, trở thành “bà tiên” giữa đời thực mang giấc mơ hạnh phúc cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn.
Để tôn vinh những đóng góp và thành tựu của bà trong lĩnh vực sản phụ khoa, Nhà nước Việt Nam đã phong tặng bà danh hiệu Anh hùng Lao động và Thầy thuốc Nhân dân.
[e-Magazine] Giao su Viet nhan giai “Nobel chau A”: Ca doi vi nan nhan da cam-Hinh-8
[e-Magazine] Giao su Viet nhan giai “Nobel chau A”: Ca doi vi nan nhan da cam-Hinh-9

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Cần chế tạo, khai thác, sử dụng sản phẩm cơ khí theo tiêu chuẩn
Phương pháp tổ chức chế tạo và khai thác sử dụng sản phẩm cơ khí theo tiêu chuẩn giúp đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì vậy, rất cần cách thức tổ chức và triển khai thiết kế chế tạo sản phẩm cơ khí được coi là điển hình và tiêu chuẩn hóa để áp dụng chung cho các ngành công nghiệp.
Bình Định: Tuyên truyền Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ XIV
Trong tháng 11/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã đến làm việc tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh nhằm tuyên truyền sâu rộng về Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bình Định lần thứ XIV(2024-2025), Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh lần thứ XII, năm 2025 và một số hoạt động KHCN.
Phát triển kinh tế báo chí trong chuyển đổi số
Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là sự thay đổi mạnh mẽ trong hệ sinh thái truyền thông, chuyển đổi số là một trong những giải pháp cấp thiết và quan trọng hàng đầu nhằm đạt mục tiêu “hiện đại hóa” hoạt động báo chí theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”.