Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 08/12/2008 23:59 (GMT+7)

Ngựa Bạch Việt Nam trực trạng và cảch báo trong tương lai

Tiến trình loài ngựa

Tổ tiên ngựa xuất hiện cách đây 60 triệu năm, còn dòng ngựa nhà là 1 triệu năm. Ngựa nhà thuộc chủng Equus domesticus, là hậu duệ nhiều đời của các chủng Equus mà nguồn gốc của nó từ châu Á. Ngựa Á Đông có nguồn gốc từ chủng ngựa rừng Equus Cabllus Tregwlsky, ngựa thuộc bộ phụ móng quốc Eohipus – Equus (Theo Vetuni - 1934, Antomliso - 1954, Nobit 1955).

Hầu hết các loài ngựa trên thế giới là loại nhỏ con (hay còn gọi là ngựa Pony hoặc ngựa địa phương) chiều cao vây từ 90 - 147 cm, thích nghi tốt với khí hậu, thời tiết, thức ăn, nước uống, sử dụng thức ăn theo mùa, di động hợp lý ở địa hình, địa mạo; miễn dịch tốt với bệnh thường có ở tại chỗ; giữ được cân bằng thần kinh thể dịch, nội tiết, chịu đựng tốt yếu tố môi trường sinh thái bất lợi; ở tuổi 30 - 35 năm vẫn sinh đẻ; do thuần hóa, chọn lọc, nuôi dưỡng khác nhau mà có thể hình to, nhỏ khác nhau tùy theo mục đích sử dụng; ngựa địa phương là nguồn gen quý báu góp phần làm phong phú vốn gen từng nước (Theo W. Here - 1950).

Ngựa Bạch Việt Nam (VN) là một giống ngựa địa phương Việt Nam, được phân bố rải rác ở các tỉnh miền núi vùng cao biên giới phía Bắc. Qua số liệu điều tra ngựa bạch ở một số địa phương: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang cho thấy số lượng ngựa Bạch có khoảng trên ba trăm con trong đó 30% được du nhập về từ Trung Quốc.

Tầm vóc ngựa Bạch thuộc loại nhỏ con cao vây 110 - 115cm, khối lượng 165 - 180kg (lúc trưởng thành); Ngựa có hình vuông đứng (cao vây gần bằng dài thân) nhưng chưa cân đối, bụng to, ngực lép, đầu to, cổ nhỏ, toàn thân lông trắng cước, da trắng hồng, 2 mắt có màu trắng mây hoặc trắng cùi nhãn xung quanh vành mắt có 1 vành màu đồng lửa bao con ngươi, các lỗ tự nhiên đều có màu hồng đỏ, 4 móng chân trắng ngà, thông thường những ngày trời nắng từ 11h30p đến 13h30’ khi ánh nắng mặt trời gần như vuông góc với mặt đất thì ngựa bạch bị mù màu không phân biệt đường đi.

Giá trị - lợi ích loài ngựa

Y học cổ truyền (Đông y) xưa và nay coi thịt ngựa, cao ngựa và các sản phẩm từ ngựa là một vị thuốc quý. Trong sách Tuệ Tĩnh “ Nam dược thần hiệu” đã ghi: Mã Nhục (thịt ngựa) làm lớn mạnh gân xương, khí nóng, tỳ liệt, tóc hói lở; Mã Xỉ (răng ngựa) vị ngọt, tính bình, chủ trị kinh giản, đinh sang, đau răng; Mã Nhũ (sữa ngựa) vị ngọt, tính mát công năng bổ huyết, nhuận táo, thanh nhiệt; Mã Cất (xương ngựa) chủ trị lở đầu, âm sang, móng né; Mã Can (gan ngựa) chủ trị kinh nguyệt không thông, ngực, bụng đầy trướng; Mã Bì (da ngựa) vị cay, tính nóng, chủ trị thấp nhiệt, tê bại, lở đầu rụng tóc; Sỏi ở Dạ dày và ruột ngựa vị mặn tác dụng trấn kinh, hóa đờm, chữa co giật, điên cuồng, động kinh; Mã Pin (dương vật ngựa) kết hợp với Nhục Dung chữa liệt dương.

Y học hiện đại (Tây y) có quan niệm thịt ngựa, cao ngựa là một loại “thực phẩm chức năng” hay là một “Nguồn đạm cô đặc”.

Theo Dược sĩ Đỗ Huy Ích (Viện Dược liệu)thì: Cao xương ngựa có chứa 75 - 82% protein, 7 axit amin thiết yếu cho cơ thể, không có vi khuẩn Ecoli và dư lượng kim loại nặng (Chì, Cadimi, Thủy ngân) trong sản phẩm chế biến có xử lý nhiệt. Cao xương ngựa có chứa canxi photphat, Keratin, oscein, có vị ngọt tính mát, tính mát, tác dụng bổ dưỡng, ích khí, mạnh gân - xương - cơ.

Theo Bác sĩ Nguyễn Lân Đính chuyên gia dinh dưỡng - TP HCMthì cứ 100gram thịt ngựa cung cấp 180 cao, 66gam nước, 21,5 gam đạm, 10 gam chất béo, 5 - 7 gam mỡ, các muối khoáng, Vitamin A, B, C, D, E, PP và các axit amin; thịt ngựa có vị ngọt, tác dụng bổ gân, cường cơ do có nhánh Leucine, Isoleucine, Valine, Đây là những vi lượng cần thiết để duy trì khối lượng cơ bắp và bảo vệ nguồn vốn Glycogen dự trữ trong cơ bắp; ngoài ra hàm lượng Arginie cao cũng có thể giúp cho quá trình làm cho sơ bắp cường tráng có hiệu quả; Thịt ngựa còn có các chất cần thiết cho việc mọc tóc chắc khỏe gồm Vitamin A; 1 số Vitamin nhóm B (Biotin, axit Pantothenie…); Vitamin C và các vi chất như đồng, kẽm, sắt; Protein; Thịt ngựa giúp cho trẻ em cứng cáp, nhanh nhẹn, thanh niên cường tráng, người già sống lâu; Cao xương ngựa giúp nâng đỡ cơ thể suy nhược đau nhức gân xương ở người mới ốm dậy và phụ nữ sau sinh nở, kinh nguyệt không đều; người suy kiệt sức khỏe và chống loãng xương ở người cao tuổi suy dinh dưỡng, biếng ăn, còi xương, da tái xanh xao, táo bón ở trẻ em; Bệnh viêm tá tràng kinh niên, kém ăn mất ngủ, dễ tiêu chảy, đi kiết ở người lao động nặng.

Theo Phan Ngọc Minh - chuyên gia huyết học(Học viện Quân y - 103) thì trong máu huyết thanh ngựa chửa (HTNC) có thể tách chiết được thuốc kích dục tố Gravohormon - PMSG làm giảm tỷ lệ vô sinh, chậm sinh sản ở lợn, châu bò, làm tăng tỷ lệ sinh sản của lợn, trâu bò, làm tăng tỷ lệ thụ thai, gây động dục đồng loạt và gây rụng trứng, thuốc PMSG có thể dùng trong chương trình cấp gép hợp tử trên động vật.

Gamalobulin tách chiết từ HTNC có tác dụng làm tăng sức miễn dịch cho gia súc non sau khi đẻ 24 giờ, có thể sản xuất Gamaglobulin đặc hiệu dùng cho người.

Viên Polyamin (viên đạm thủy ngân) sản xuất từ bột hồng cầu ngựa (Sau khi đã tách PMSG và Gamaglobulin) có chứa 15 axit amin và các nguyên tố đa, vi lượng rất cần thiết (Na, K, Mg, Ca, P, Zn, Ni, Fe…) giúp tăng cường hồi phục sức khỏe, ăn ngủ tốt, tăng nhanh hồng cầu và huyết sắc tố, tăng tỷ lệ Protein trong huyết thanh, tăng sức đề kháng cơ thể, làm cho tổ chức hạt phát triển nhanh, giúp các ca phẫu thuật ghép da do bỏng nặng rất tốt.

Huyết thanh kháng trực khuẩn mủ xanh (TKMX) được bào chế từ HTNC có tác dụng điều trị tại chỗ vết bỏng nhiễm TKMX, thuốc có hiệu lực sau 5 ngày điều trị.

Huyết thanh kháng Leptospirosis (LTS) được bào chế từ HTNC có hiệu giá kháng thể cao Iri 5.000 - 1/80.000. Tỷ lệ Chữa bệnh đạt kết quả cao 95 - 98%.

Huyết thanh kháng nọc độc rắn và huyết thanh kháng dại được bào chế từ HTNC đã được nghiên cứu thành công ở Việt Nam góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Theo Đặng Đình Hanh (Chuyên gia nghiên cứu ngựa - Viện Chăn nuôi)cho biết thịt ngựa bạch có chứa 74 - 78% nước, 19 - 21% protein, 0,8 - 2,2% Lipit, 1,24 - 1,27% khoáng tổng số và có 17 axit amin trong đó có các axit amin thiết yếu cho cơ thể, hàm lượng cao nhất là: axit Glutamic, Argrine, Lisine, aspartri, Methionine… 100 gam cao ngựa mầu có chứa 15,3 gam nước, 70,6 gam Protein, 2,6 gam mỡ, 3,5 gam khoáng tổng số, 0,41 gam Canxi, 0,42 gam Phosphos và 5,96 gam chất xơ.

Trực trạng và cảnh báo về ngựa Bạch Việt Nam

Qua thu thập, điều tra nắm bắt thông tin về ngựa bạch ở một số địa phương cho hay: Cao Bằng có 20 con; Bắc Kạn có 20 con; Thái Nguyên có 80 con; Lạng Sơn có 121 con; Bắc Giang có 75 con; Hà Nội có 40 con; Tổng số 355 con.

Số ngựa này được nuôi giữ dưới 2 hình thức: Trang trại và gia trại, có trang trại 20 - 40 con, có gia trại nuôi 15 - 17 con, phần nhiều mỗi hộ 1 - 3 con, hình thức chăn nuôi trang trại có chuồng nuôi, bãi chăn và nguồn thức ăn tương đối chủ động, còn ở hộ gia đình thì chuồng nuôi tạm, không có quy hoạch bãi chăn, chưa có trồng cỏ và chế biến phụ phẩm nông nghiệp để chủ động tạo nguồn thức ăn cho ngựa.

Nguồn gốc của ngựa bạch ở vùng Thái Nguyên có tới 70%, ở Bắc Giang có tới 80%, Hà Nội100% ngựa được mua bán du nhập ở các tỉnh biên giới ở Trung Quốc đưa về các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và chủ yếu là ngựa bạch được nuôi giữ và sinh sản ở ngay tại địa phương, về phẩm giống tạm phân hai loại: Ngựa Bạch có ngoại hình thanh săn (lông thưa, mịn và ngắn); Ngựa Bạch có ngoại hình thô sồi (lông dày, xù và dài).

Đa phần các gia đình chăn nuôi ngặ bạch để kinh doanh thì sau khi mua về sẽ nuôi vỗ béo từ 3 - 6 tháng được giá chênh lệch lãi cao là bán hoặc môt thịt bán, giữ lại xương để nấu cao và tiếp tục mua bổ sung con khác để quay vòng, bằng cách vậy có gia đình đã thu lãi 50 - 70 triệu đồng/ năm. Thức ăn nuôi vỗ béo bằng cỏ cắt tận dụng ở bờ ruộng, ngô cây, nấu cháo hoặc cám gạo hòa lẫn nước vo gạo, cơm canh thừa tận dụng cho ngựa ăn, ngày có tắm rửa và vệ sinh chuồng trại. nhìn chung chưa có tác động gì về khoa học kỹ thuật trong khâu chọn giống, phối giống, nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý, sử dụng.

Một số hộ do thiếu vốn nên được nhận con giống theo hình thức nuôi khoán trả thù lao mỗi tháng từ 200.000 – 300.000 đ/ con nếu chết phải chịu trách nhiệm, khi nào người giao khóan yêu cầu thì người nhận khóan ngựa phải đem trả, hình thức này tương đối có lợi còn việc nuôi ngựa bạch để sinh sản thì không nhiều.

Giá mỗi con ngựa bạch ở thời điểm tháng 6/2008, ngựa đực to và đẹp 30 – 35 triệu đồng, ngựa đực loại trung bình 25 – 29 triệu đồng, ngựa cái bạch to và đẹp 25 – 28 triệu đồng, loại trung bình từ 20 – 24 triệu đồng, giá 1 kg thịt tinh ngựa bạch từ 100 – 120.000đ, giá một bộ tam sự - Mã pín (Dương vật – cà của ngựa bạch) » 2 triệu đồng, giá một bộ phổi ngựa bạch 1,5 – 2 triệu, giá 1 lạng cao xương ngựa bạch – 500.000đ, xương một con ngựa bạch có thể nấu được 2,5 – 3kg cao tùy theo tuổi và khối lượng to hay nhỏ, hiện nay có rất nhiều người khá giả đã tìm mua ngựa bạch để ăn thịt, nấu cao sử dụng để chữa một số bệnh cho người thân trong gia đình, ngược lại có “Cầu” thì sẽ đáp ứng bằng cách dịch vụ thịt ngựa đãi khách và nấu cao tại chỗ theo yêu cầu của ông chủ, với cách hoạt động tư thương thế này thì đàn ngựa bạch không thể sinh sôi nảy nở kịp, bởi vậy ngựa bạch sẽ có nguy cơ bị diệt vong một nguồn gen quý hiếm sẽ bị mất và khó tìm thấy ở Việt Nam trong tương lai. Thực tế còn có chuyện nực cười một số người tự xưng là ông “bầu ngựa bạch” đưa ngựa trắng đi quảng cáo là ngựa bạch để lừa bàn dân thiên hạ, khi hỏi ngựa bạch ngựa trắng có gì khác nhau thì ông bầu hăng hái hơn khoa tay múa chân, thao thao bất tuyệt một hồi nhưng chưa thấy có điều gì cụ thể, có lẽ họ đang mắc phải tội diệt chủng và làm hàng nhái nên nói bừa vậy thôi.

Từ thực tế lại là điều cảnh báo cho các nhà khoa học, quản lý hãy bắt đầu từ đâu? Làm gì?, để bảo tồn và phát triển giống ngựa quý hiếm này?

Với tâm nghiệp của mình và đồng nghiệp đã trên 35 năm nghiên cứu về ngựa ở Việt Nam chúng tôi xin nêu ra một số giải pháp sau đây:

Phải thay đổi tư duy, cách nhìn của các nhà khoa học và quản lý

Không thể nghĩ về số lượng ngựa nói chung, ngựa bạch nói riêng là rất nhỏ và chỉ tính toán đơn giản theo cách tính thu nhập GDP thông thường, vì rằng ai có thể ngờ chú ngựa đua trị giá 1.200.000 USD tương đương 19.800.000.000 VND đã có mặt ở trường đua Phú Thọ, Việt Nam, 1 chú ngựa giống nhập từ Australia » 50.000 USD tương đương với 825.000.000 VND đã có mặt ở Tây Nguyên Việt Nam. Một chú ngựa bạch (một sản phẩm từ ngựa bạch) có thể chữa khỏi bệnh cứu sống 1 con người điều đó thật vô giá, thật nghịch lý nếu chúng ta bỏ quên hoặc tiết kiệm việc đầu tư 1 - 10 tỷ đồng Việt Nam để chúng ta mất đi hàng trăm tỷ đồng Việt Nam thậm chí hơn thế nữa trong tương lai.

Cần bắt tay ngay vào công việc cụ thể

- Điều tra đánh giá thực trạng đàn ngựa bạch trong sản xuất.

- Xác định bản đồ gen, cấu trúc AND, cấu trúc nhiễm sắc thể của ngựa bạch.

- Xây dựng mạng lưới quản lý công tác giống ngựa bạch.

- Thành lập Tổ, Hội những người chăn nuôi ngựa bạch.

- Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm từ ngựa bạch.

Tổ chức chuyển giao TBKHKT trong chăn nuôi ngựa bạch

- Kỹ thuật chọn giống và tổ chức phối giống cho ngựa bạch.

- Kỹ thuật nuôi dưỡng, quản lý, sử dụng ngựa bạch.

- Kỹ thuật tạo nguồn thức ăn cho ngựa bạch nuôi ở gia trại và trang trại.

- Kỹ thuật xây dựng chuồng trại.

- Kỹ thuật thú ý và vệ sinh môi trường trong chăn nuôi ngựa bạch.

- Công nghệ sản xuất một số sản phẩm từ ngựa bạch.

Cơ chế chính sách bảo tồn và phát triển ngựa bạch

- Khuyến khích chăn nuôi ngựa bạch sinh sản,

- Tổ chức ngân hàng phát triển ngựa bạch,

- Vay vốn trung và dài hạn để phát triển trang trại chăn nuôi ngựa bạch.

- Khuyến khích xây dựng cơ sở dịch vụ thương mại giới thiệu về ngựa bạch.

- Từ cội nguồn sâu thẳm, từ giá trị và lợi ích của ngựa bạch, từ thực trạng và những nhiều cảnh báo về ngựa bạch Việt Nam trên đây, mong các nhà khoa học, các nhà quản lý, các đồng nghiệp, những người vì yêu thích ngựa bạch cùng suy ngẫm và cùng hướng tới tương lai cho sự nghiệp chăn nuôi nước nhà phát triển, phồn thịnh, đa dạng.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
"Sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.
Phối hợp thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Vừa qua, Viện Tài chính vi mô và Phát triển cộng đồng (MACDI) - tổ chức trực thuộc VUSTA - đã có buổi làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và Liên hiệp hội tỉnh nhằm triển khai Dự án “Thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại An Giang, Bắc Ninh và Hòa Bình với sự tham gia của nhóm hỗ trợ trẻ hòa nhập”.
Công bố giải thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI
Sáng ngày 30/6, Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức Công bố các quyết định khen thưởng và trao thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI (2024 – 2025). Tham dự có các thành viên trong Ban Tổ chức Hội thi; các tác giả, nhóm tác giả của 23 giải pháp, đề tài đạt giải tại Hội thi lần này.
Đoàn công tác VUSTA làm việc với CDC tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng/chống HIV/AIDS
Chiều ngày 27/6, Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC) nhằm đánh giá tiến độ, kết quả triển khai các hoạt động trong khuôn khổ dự án Quỹ toàn cầu - VUSTA về phòng, chống HIV/AIDS.
Thanh Hóa: Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phát động Giải thưởng Sáng tạo KHCN năm 2025
Ngày 27/6/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 4 nhiệm kỳ 2024 - 2029 về sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2025, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và phát động tham gia Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2025 (Giải thưởng).
An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.