Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Chủ nhật, 08/03/2009 22:08 (GMT+7)

Ngủ chung? Ngủ riêng?

Các đôi vợ chồng mới cưới nên sớm bắt đầu thống nhất việc này, lúc tình yêu còn mới mẻ tinh khôi. Phải bắt đầu sớm, vì sau này chúng hầu như không thay đổi.

Hai nhà bác học Dunkell và Goulston đã có một công trình nghiên cứu thú vị, ngoài việc nghiên cứu các tư thế nằm ngủ với sức khỏe và tình cảm vợ chồng, họ còn thống kê được cả mức độ quyết liệt trong cuộc chiến giành giật chăn đắp. 

Theo các nhà nghiên cứu, nằm quay mặt ngược hướng, lưng áp vào nhau là biểu hiện của sự gắn bó về xác thịt, song lại ưa tính độc lập. Nằm kiểu úp thìa là các đôi không bị chênh lệch quá đáng về “quyền lực” trong gia đình. Các cặp uyên ương còn mặn mà thì thích quấn vào nhau như bện thừng. Đôi nào đã quay lưng lại với nhau mà lại xa cách hẳn với nhau trên giường thì ắt hẳn có vấn đề

Tuy nhiên công trình nghiên cứu của họ gây ra nhiều tranh cãi. “Thói quen khi ngủ thay đổi theo thời gian, chớ nên đánh giá quá mức cần thiết” - Bác sĩ tâm lý hôn nhân Elmar Basse ở Hamburg nhận xét.

Khảo sát của các nhà nghiên cứu cho thấy, việc chung giường nhưng không chung chăn là chuyện bình thường với các cặp vợ chồng người Mỹ. Vấn đề không phải là hình thức mà ở một đại lượng cơ thể được gọi là “Nhịp điệu sinh học” ở mỗi người có ít nhiều khác nhau.

ĐH Marburg (Đức) có một phòng thí nghiệm về ngủ, họ rút ra kết luận rằng nằm chung chăn có vẻ tình cảm song thực sự khó mà ngủ ngon. Chưa kể đến thói quen “cưa gỗ” rền rền của một số người.

Các nhà khoa học cho rằng, anh nàng đôi ngả, mỗi người một giường – tất nhiên trừ lúc đặc biệt - cũng không có gì là dở. Về già, nhiều đôi còn riêng cả phòng, song vẫn rất hạnh phúc với nhau.

Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin tham khảo trong ngày 8-3, việc này thực sự tế nhị, và là lựa chọn riêng của mỗi cặp. Vấn đề xuyên suốt vẫn là tình cảm có mặn nồng hay không.

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Liên hiệp Hội Việt Nam là điểm tựa tin cậy của đội ngũ trí thức Khoa học và công nghệ
Trong chặng đường 42 năm xây dựng và phát triển, Liên hiệp Hội Việt Nam đã khẳng định được vị trí, vai trò là hạt nhân tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Việt Nam trong nước và ngoài nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia..
Báo Nhân dân chúc mừng Vusta nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Chiều ngày 15/5, Đoàn cán bộ Báo Nhân dân do Trưởng Ban Khoa học - Môi trường Đinh Song Linh dẫn đầu đã đến thăm và chúc mừng Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5. Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh cùng đại diện lãnh đạo, chuyên viên Ban Phổ biến kiến thức Liên hiệp Hội Việt Nam đã thân mật tiếp đoàn.
Phú Yên: Liên hiệp hội phát huy vai trò cầu nối đội ngũ trí thức với Đảng và Nhà nước
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và sự phối hợp của các ban ngành, địa phương; LHH tỉnh đã quán triệt, thực hiện CT 42: Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của LHH phấn đấu, xây dựng LHH tỉnh vững mạnh giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH - CN, góp phần đưa KH - CN trở thành động lực phát triển KT-XH; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.