Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 27/07/2016 21:07 (GMT+7)

Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề hiện nay

Tại huyện Văn Lâm có 2 làng nghề có mức độ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được phản ánh trong Quyết định 64/2003/QĐ-TTG  của Thủ tướng chính phủ cần có kế hoạch xử lý triệt để là là làng nghề sản xuất, tái chế nhựa tại Thôn Minh Khai, và làng nghề sản xuất tái chế chì tại Thôn Đồng Mai. Trao đổi với đoàn công tác, ông Thế Anh, phó phòng Tài nguyên-Môi trường huyện Văn Lâm cho biết “Ở huyện Văn Lâm có 18 làng nghề, có 6 làng nghề được xếp vào diện ô nhiễm môi trường và trong đó có 2 làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng. Nói riêng về thôn Minh Khai làm nghề tái chế nhựa được chính quyền địa phương đưa ra giải pháp xây dựng cụm công nghiệp tập trung giai đoạn 1 tổng diện tích 10ha, hiện đã có 143 hộ đăng ký tham gia sản xuất tại đây. Cụm công nghiệp tách với khu dân cư khoảng 500 mét, có hệ thống xử lý rác thải tập trung.Tuy nhiên do tổng số có tới hơn 900 hộ gia đình làm nghề, nên cụm công nghiệp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của các hộ gia đình. Hiện nay địa phương đang triển khai giai đoạn 2, mở rộng cụm thêm 17ha sẽ hoàn thành vào năm 2017. Hi vọng sẽ giải quyết, di dời được thêm các hộ gia đình sản xuất tách khỏi khu sinh hoạt của dân cư”

 Từ những năm 1980, thôn Minh Khai phát triển nghề nhựa ban đầu chỉ từ một vài người thu mua phế liệu nhỏ lẻ, tái chế và bán lại cho các xưởng sản xuất, sau đó nhiều người dân trong làng tham gia, cho đến nay nghề làm nhựa đã trở nên phổ biến với 90% trong tổng số hơn 1.000 hộ dân đang làm nghề tái chế, sản xuất nhựa ở các quy mô khác nhau, từ lao động thủ công cho tới quy trình sản xuất tương đối hiện đại.

Bên cạnh việc tạo công ăn, việc làm, cải thiện đời sống người dân thì quá trình sản xuất nhựa tại thôn Minh Khai đã gây ra những ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống người dân trong làng và các vùng lân cận. Theo ghi nhận của đoàn nghiên cứu, không khí bên trong làng nghề hiện nay có nhiều mùi hôi, khét bốc ra từ các cơ sở sản xuất. Các ống xả khói từ các công xưởng được thải trực tiếp vào môi trường. Nguồn nước xả thải không đảm bảo và cũng được các chủ cơ sở sản xuất cho thải trực tiếp xuống các con mương bao bọc xung quanh làng khiến cho nước ô nhiễm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nhiều năm nay rác thải sản xuất không được xử lý, di chuyển mà người dân vẫn chất thành đống bao phủ như những “bức tường rác” xung quanh làng.

nc12

Rác được xếp ngay cạnh biểu tượng “làng văn hóa” đầu thôn

Thực hiện khảo sát tại một số cơ sở tái chế, túi nilon, rác thải, đoàn nghiên cứu đã trực tiếp chứng kiến quy trình phân loại, xúc rửa nhựa phế thải một cách khá thủ thủ công, sơ sài không đảm bảo các điều kiện về môi trường và an toàn lao động. Chưa cần phải tiến hành đo đạc, nghiên cứu về nồng độ, chỉ số ô nhiễm của đất, nước, không khí mà chỉ cần thông qua mắt thường cũng có thể dễ dàng nhận biết sự ô nhiễm môi trường tại đây là khá nghiêm trọng khi những chất thải rắn thông qua nước mưa, nước thải độc ngấm vào lòng đất, ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước ngầm. Người dân địa phương cho biết, nguồn nước sinh hoạt hiện nay cũng chỉ từ giếng khoan và thông qua biện pháp lọc rất sơ sài.

nc13

Ổng xả khí thải được thiết kế trực tiếp vào môi trường

nc14

Ô nhiễm nguồn nước

Về tình hình xử lý ô nhiễm tại địa phương, ông Thế Anh, phó phòng Tài nguyên-Môi trường huyện Văn Lâm chia sẻ: “Địa phương chưa có điều kiện tài chính để xây dựng biện pháp xử lý, đồng thời ý thức của người dân còn hạn chế, chú trọng vào việc phát triển kinh tế hộ chưa quan tâm nhiều tới môi trường. Trong cụm công nghiệp do chi phí xử lý rác thải và khói rất lớn chưa có điều kiện đi vào hoạt động, vì vậy cần phải xin thêm kinh phí xử lý đốt”.Như vậy, ngay cả khi tập trung người dân vào cụm công nghiệp, tuy nhiên, hệ thống xử lý rác thải vẫn chưa đi vào hoạt động và lý do chính quyền đưa ra là vì “chi phí lớn” và cần phải“xin thêm”.

Để có những giải pháp thiết thực cải thiện môi trường tại các làng nghề hiện nay, đặc biệt là các làng nghề thu mua, tái chế phế liệu, cần tiếp tục có những nghiên cứu quy mô và đồng bộ, đặc biệt là áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong việc xử lý các vấn đề môi trường. Trong năm 2016, Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc nghiên cứu, khảo sát thực tế và sẽ xây dựng các báo cáo khoa học công bố trong thời gian tới.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.