Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 14/12/2006 00:10 (GMT+7)

Một số điều cần lưu ý khi trồng cam sành

Để giúp cho nông dân có vài suy nghĩ khi quyết định trồng cam sành, về chuyên môn chúng tôi xin nêu một số ý kiến để bà con tham khảo nhằm tránh rủi ro, tránh thất thu về sau:

- Cây cam sành là loại cây tương đối dễ trồng trong điều kiện một số vùng của tỉnh Vĩnh Long nhưng rủi ro khi trồng cây cam rất lớn vì có nhiều nguyên nhân:

- Bệnh vàng lá greening (vàng lá gân xanh) hiện nay chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu dịch bệnh này tồn lưu rất lớn một số vùng trồng cam.

- Bệnh thối rể vàng lá gây chết nhiều vườn trồng cam, và một số bệnh khác như ghẻ lỏm, loét da lu, da cám….. Các bệnh này tuy không gây chết cây nhưng sản phẩm kém chất lượng nên bán không có giá (theo đánh giá của một số nhà vườn tỉ lệ cam không đạt chiếm từ 30-50% giá bán rất thấp chỉ 2000-3000đ/kg)

- Nguồn giống tốt chưa đủ đáp ứng và hiện nay một số nhà lưới sản xuất trong tỉnh chỉ sử dụng gốc ghép là chanh volkameriana, nhiều nông dân còn ngán ngại phẩm chất kém nên mua cây giống trôi nổi để trồng, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính lây truyền bệnh vàng lá greening;

- Về đất đai: do một số vùng mực thuỷ cấp cao nên cây dễ bị úng trong mùa mưa lũ.

- Bà con nông dân trong tỉnh trồng cam chưa chú trọng đến nguồn dinh dưỡng cho cây trồng, chủ yếu chỉ sử dụng N-P-K

- Kỹ thuật canh tác chưa đảm bảo như: - Mật độ trồng quá dày; - Mô liếp không hoàn chỉnh; - Không có hệ thống trồng cây chắn gió.

- Quan trọng hết là đa số nhà vườn ít hoặc không phòng ngừa kịp thời sâu bệnh, vì mật độ trồng dầy, dụng cụ phun thuốc bằng bình bơm tay nên rất ngán ngại trong khâu xử lí thuốc BVTV. Nhiều vườn chỉ phun xịt qua loa, nên một số sâu bệnh bộc phát gây thiệt hại lớn.

- Trước tình hình đó, để tránh thiệt hại về sau, các nhà vườn trồng cam cần lưu ý thực hiện tốt các khâu kỹ thuật cơ bản sau:

1)Về cây giống:

Có thể mua hoặc tự sản xuất nhưng phải đảm bảo là cây giống tốt. Đề nghị Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh thử nghiệm thêm một vài loại gốc ghép mới, sản xuất một phần gốc ghép cam mật vì đây là loại gốc ghép truyền thống, đạt phẩm chất tốt. Nếu chỉ sử dụng gốc ghép chanh Volka tương lai thương hiệu cam sành của Vĩnh Long có mất đi không ?

2) Về đất đai:

- Cần có hệ thống thuỷ lợi chống lũ tương đối hoàn chỉnh.

- Đất trồng cam không quá chặt, hoặc quá tơi xốp; đất cát thì có thể trồng được cây cam.

- Những vườn cây lão hay cây bị bệnh hư nên đốn bỏ, cải tạo lại mương liếp một thời gian khoảng 6 tháng đến một năm hãy trồng mới; Vì hiện nay nhiều vườn cây hư chưa đốn đã trồng cây con dưới gốc. Điều này làm cây con mới trồng sẽ bị lây bệnh, bị cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng nên không phát triển được.

3) Kỹ thuật canh tác:

- Mô trồng cam đạt tiêu chuẩn, như lấy lớp đất mặt, tuỳ đất cao thấp nhưng chiều cao mô đạt khoảng 30-50 cm, rộng 70-100cm, khoảng cách trung bình 2m/cây.

- Chuẩn bị hệ thống cây chắn gió để hạn chế cây bị hư rễ trong mùa mưa bão.

- Chú ý đến nguồn phân hữu cơ cho cây cam. Hiện nay nguồn phân này rất nhiều nhưng không được sử dụng (rơm rạ ngoài đồng, cỏ, phân heo, bò, dê, gà ….ủ hoặc bón cho cây)

- Giữ cỏ để giữ ẩm mùa nắng, hạn chế rữa trôi mùa mưa. Tưới đủ nước mùa nắng, chống úng mùa mưa.

- Chú ý đến phòng ngừa sâu bệnh đúng cách, kịp thời, vườn rộng nên mua máy phun thuốc để đáp ứng giá thành, khoảng 1-1,5triệu /cái 

- Cắt tỉa cho vườn cây thông thoáng …….

Trên đây là một số yêu cầu cơ bản cần áp dụng khi trồng cam sành.

* Tóm lại: nếu muốn trồng cam đạt hiệu quả bà con cần phải suy nghĩ kỹ về kinh tế của gia đình, lực lượng lao động chăm sóc vườn, kỹ thuật trồng cam của mình

Nguồn: Bản tin Nông nghiệp và Nông thôn Vĩnh Long, số 26, 11/2003

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.