Lịch sử vũ khí sinh học
Vũ khí sinh học là vũ khí có nguồn gốc từ các vi sinh vật sống có thể sinh sản với tốc độ nhanh chóng như vi khuẩn, virus hoặc là từ những bộ phận có chứa độc tố của các sinh vất sống như các chất độc thông thường hay là protein sinh lý hoạt tính.
Chính vì VKSH tồn tại tự nhiên dưới dạng vi khuẩn hay virus nên việc sử dụng chúng trở nên khá dễ dàng và tiện lợi bởi chúng được sản xuất rất đơn giản, có tính ổn định và khả năng lây nhiễm hoặc khả năng tử vong cao. VKSH chỉ tác động lên các sinh vật sống, còn toàn bộ không gian, chiến trường được giữ nguyên.
Không giống như các loại vũ khí hoá học (VKHH) vốn có khả năng sát thương tức thì, VKSH gây nên những triệu chứng ban đầu giống hệt với các loại bệnh thông thường, dần dần chúng mới phát huy tác dụng và nếu bị nhiễm chất độc hoạt tính thì loại độc tố này sẽ lan rộng thành dịch trước khi ta có thể phát hiện ra nguyên nhân.
VKSH trong lịch sử
Quân đội đã sử dụng VKSH hàng thiên niên kỷ trước. Ngay từ thế kỷ thứ VI TCN quân đội Assyria đã đầu độc đối thủ bằng cựa của lúa mạch đen ( chất độc này do nấm gây nên ) và quân đội Solon của thành Athen đã dùng thuốc xổ (có nguồn gốc thảo mộc) và hellebore (một loại cải bắp có hình sọ người) để đầu độc nguồn nước trong trận bố ráp Krrisa. Năm 400 TCN, các cung thủ người Scythiađã nhúng tên vào máu và phân nhằm hạ gục đối thủ. Người Hy Lạp làm ô nhiễm giếng ăn và các nguồn cung cấp nước uống của đối phương bằng xác súc vật chết thối vào khoảng năm 300 TCN, sau đó, người La Mã và người Ba Tư cũng bắt chước cách làm tương tự.
Tại trận chiến Tortona, Italia vào năm 1155, Barbarossa đã thành công trong việc đặt xác người chết vào nguồn nước của địch thủ để gây nhiễm độc nó. Thời trung đại, người ta còn dùng máy bắn đá để bắn xác người bị mắc bệnh truyền nhiễm vào các nơi công cộng. Năm 1346 - 1347, tại trận chiến Muslim Tatar, quân De Mussis đã bắn xác những người mắc bệnh dịch hạch qua tường của Caffa vào biển Đen thuộc Crimeacủa Nga, tạo nên một trận dịch khủng khiếp. Cả thành phố cuối cùng phải buông vũ khí đầu hang và toàn bộ chiến binh người Thiên Chúa giáo đã phải bỏ chạy sang Italia, từ đó gây nên trận đại dịch trên toàn Châu Âu. Năm 1422, trong cuộc bố ráp của quân Karlstejn vào đế quốc La Mã, xác của những người lính và 2.000 xe ngựa chở phân đã được hất vào quân địch. Và vào năm 1485 tại một địa điểm gần Naples, quân Tây Ban Nha đã triệt hạ quân Pháp bằng rượu pha máu bệnh nhân hủi!
Vào thế kỷ XVIII, cácloại VKSH không cần điều chế phức tạp nhưng hiệu quả tiếp tục được sử dụng. Năm 1710, người Nga đã bắn xác người nhiễm bệnh dịch vào Reval, Estonia(lúc này Estonia đang bị quân Thuỵ Sỹ, kẻ thù của Nga chiếm đóng). Năm 1763, xảy ra cuộc chiến tranh giữa Pháp và thổ dân, Đại tá Henry Bouquet thuộc quân đội Anh đã tung những chiếc chăn có chứa vi khuẩn đậu mùa vào những người thổ dân này tại Fort Pitt, miền Tây Pennsylvania, kết quả là gây nên một trận dịch kinh hoàng. Cũng với tư cách như vậy, quân Tunisia đã bao vây thành phố La Calle do người Thiên Chúa giáo quản lý vào năm 1785 và ném quần áo có chứa vi khuẩn gây bệnh dịch vào kẻ thù/ Năm 1797, trong khi bao vây Mantua, Itailia, Napoleon đã cố gắng tạo nên một bệnh dịch tại đây bằng vi khuẩn sốt rét.
Trong thế chiến I, chiến tranh vi khuẩn cang trở nên tinh vi hơn khi xuất hiện các loại vũ khí siêu vi trùng, người ta cũng phát minh ra các loại tác nhân gây bệnh khác, phần lớn số này được nuôi trồng trong phòng thí nghiệm. Hầu hết các cuộc tấn công bằng VKSH (vi khuẩn bệnh than hoặc slander – gây loét mũi ở lừa, ngựa) đều nhằm vào gia súc, để từ gia súc lây sang người. Người Đức đã từng tấn công sinh học vào Romania, Italia, Pháp, Nga và cả nước Iran, Iraq .
Ở Mỹ, trung tâm của các hoạt động VKSH diễn ra ở bang Maryland . Tại đây, Johns Hopkins đã đào tạo Tiến sĩ Anton Dilger và người anh em của mình là Carl Hopkins sản xuất ra vi khuẩn tiêm vào ngựa chiến, la và các loại gia sực khác của lực lượng quân địch. Mặc dù chưa bao giờ dùng đến nhưng Mỹ cũng đã từng thử nghiệm một loại độc tố sinh học có độc tính rất cao được chiết xuất từ hạt và dầu của cây thầu dầu sử dụng cho mục đích quân sự. Báo cáo năm 1918 có đoạn: “Thí nghiệm này có 2 ý nghĩa quan trọng,: Một là nó là một loại chất dễ điều chế và dễ dàng bám dính vào các viên đạn ngay cả khi chúng bị nổ tung; hai là, khi bắn, độc tố vẫn còn nguyên ngay cả với phương pháp tích trữ, vận chuyển thô sơ nhất. Vì thế sẽ không thất thoát vũ khí không cần thiết…Hiển nhiên rằng, mỗi viết thương khi dính mảnh đạn có chứa dầu sẽ biến thành một vết thương rất nặng, thường dẫn đến tử vong”.
Cuộc chạy đua VKSH
Tuy nghiên cứu trên của Mỹ đã được tiến hành từ trước những năm 20 của thế kỷ trước, thế mà Mỹ lại khẳng định VKSH là phi thực tế bởi thiếu những điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất của mình hoặc là không sản xuất vì quan tâm đến sức khoẻ công đồng và khả năng phòng ngừa của thuốc. Năm 1925, 28 quốc gia đã ký kết nghị định thư Geneve (Thượng viện Mỹ đã không phê chuẩn nghị địh thư này).Theo Nghị định thư, VKSH bị cấm hoàn toàn.
Theo một tiết lộ của Thái tử Nhật Mikasa vào tháng 7-1994, năm 1931 quân đội Nhật quyết tâm dành thế chủ động dựa vào vi khuẩn dịch tả nhằm đầu độc các thành viên thuộc Uỷ ban Lytton (Uỷ ban có nhiệm vụ điều tra việc sở hữu vùng đất Manchuria giữa Nga và Trung Quốc của Nhật Bản). Song, nỗ lực trên cuối cùng đã không thành công. Khi người Nhật bắt đầu các thử nghiệm nghiên cứu VKSH lên con người và quân Đức bắt đầu thử nghiệm và huấn luyện cho quân đội của mình cách tấn công đối phương bằng VKSH vào những năm 30 của thế kỷ trước, thì Mỹ lại cực lực công kích cái ý tưởng nghiên cứu hay sử dụng VKSH. Năm 1933, trong một bài báo đăng trên tờ Military Surgeon, thu hút được nhiều sự quan tâm của dư luận, Thiếu tá Leon F.Fox viết: “Chiến tranh vi trùng là một trong những tội ác ghê tởm nhất mà những nhà khoa học gây nên gần đây. Và cũng chính những nhà khoa học này, được sự bảo trợ của các hãng thông tấn quốc gia, là tác giả của những trang báo được thổi phồng quá đáng trong mục tin ngày Chủ nhật”.
Năm 1929, Liên Xô khánh thành một trung tâm nghiên cứu VKSH tại miền Bắc biển Caspia. Năm 1936, Pháp đã có một chương trình nghiên cứu VKSH đồ sộ. Cũng thời gian đó, Anh đã thành lập một nhóm nghiên cứu về khả năng tấn công và phòng ngự của VKSH. Đến năm 1939, Frederick Banting, người phát minh ra insulin, đã đề xuất rằng Canada cần có một chương trình nghiên cứu về vi khuẩn bệnh than, dịch hạch và bệnh virus vet (bệnh nghiệm trọng gây ra sốt và viêm phổi ở người).
Vào tháng 2-1942, Mỹ thiết lập Cục Nghiên cứu chiến tranh nhằm đưa ra những giải pháp tổng hợp hữu hiệu trong việc phòng chống tấn công bằng VKSH của đối phương bằng cách làm ô nhiếm nguồn nước và thực phẩm. Khi xảy ra chiến tranh, chính phủ sẽ đồng thời lập nên một chương trình nghiên cứu VKSH và cung cấp trang thiết bị phòng độc cho lực lượng đặc nhiệm. Vào năm 1944, chính phủ Mỹ đã đề ra yêu cầu cần phải có 1 triệu quả bom chùm sinh học SPD Mk I. Nhưng khi chiến tranh kết thúc, yêu cầu trên đã bị huỷ bỏ.
Trong Thế chiến II, Đức chỉ có một chương trình nghiên cứu VKSH tương đối nhỏ, chủ yếu là về vi khuẩn gây dịch tả, thương hàn và sốt vàng da. Còn Nhật thì có quy mô lớn hơn. Tuy nhiên VKSH dễ dàng gây tử vong cho bất kỳ ai, thậm chí cả những người sản xuất và phân phối chúng. Đơn cử như vào những năm 40 khoảng 1.600 người Nhật Bản, bao gồm cả các nhà nghiên cứu và binh lính, đã tử vong bởi việc sơ suất trong khâu quản lý mầm bệnh tại Đơn vị 731.
Trong khoảng thời gian từ 1950 đến 1959, Mỹ tiếp tục chương trình nghiên cứu của mình. Thành tựu lớn nhất trong thời gian này là phải kể đến việc chế tạo ra bom mini M114 four-pound (một loại bom sát thương chỉ nặng khoản 2kg) mỗi quả có chứa 320ml Brucella suis (1 loại vi khuẩn gây bệnh ở trâu, bò). Loại bom này sẽ được dồn thành từng chùm để tăng tính sát thương. Quan đội Mỹ cũng tập trung vào việc thử nghiệm vi khuẩn gây bệnh than và bệnh sốt vàng da. Trong khoảng thời gian này, cứ mỗi tháng 500.000 con muỗi được họ thả ra để làm nguồn lây bệnh.
Trong một vài cuộc thử nghiệm ngoài trời trên diện rộng gần khu đông dân cư của Mỹ, quân đội đã sử dụng nhiều loại vi khuẩn nhằm xác định khả năng lây nhiễm độc tố tự nhiên từ châu lục này qua châu lục khác theo chiều vận động của không khí. Từ đó phân loại ra các loại vi khuẩn nào có khả năng trở thành vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Họ cũng tiến hành thử nghiệm trên con người, là những “tình nghuyện viên” trong đó có cả tù nhân dân sự. Cùng lúc đó, Liên Xô cũng tiến hành thử nghiệm VKSH và đã sản xuất, dự trữ được một lượng tương đối lớn. Vào những năm 60, quân đội Mỹ đã thử nghiệm một lượng lớn văcxin ngăn ngừa sự phát huy tác dụng của các loại vi khuẩn, virus lên các “tình nguyện viên”. Chúng bao gồm các loại văcxin gây miễn dịch với virus gây phù não ở ngựa, vi khuẩn gây bệnh than, vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm…
Nguy cơ sử dụng VKSH
Hai thập kỷ qua, nguy cơ sử dụng VKSH đã gia tăng đáng kể. Vào những năm 80, các nhà chức trách đã phát hiện ra các nhóm khủng bố ở Mỹ và châu Âu sản xuất virus gây bện thương hàn, virus gây ngộ độc thực phẩm nhằm tàn sát dân thường. Lý do để chúng sử dụng loại vũ khí này vì dễ sản xuất và chi phí thấp. Theo tính toán của NATO, năm 2001, để giết hại 50% số dân thường sống trong phạm vi 1km 2, bọn khủng bố cần 9.000 USD cho các loại vũ khí thông thường, 4.000 USD cho vũ khí hạt nhân, 3.000 USD cho VKHH nhưng chỉ mất có 5 USD cho VKSH.
Còn đối với việc vận chuyển, bọn khủng bố cũng có nhiều thuận lợi vì các loại VKSH không thể bị phát hiện bằng các biện pháp thông thường như tia X, chó, và các thiết bị khác. Việc trì hoãn phát huy tác dụng trong vài giờ đến vài tuần, khả năng tự bảo vệ mình, khả năng khó nhận biết một cuộc tấn công sinh học, cho thấy việc ngăn chặn một cuộc tấn công bằng VKSH là vô cùng khó khăn.
Cuộc chiến tranh vùng vịnh chứng tỏ Iraq sở hữu một cơ sở sản xuất VKSH rất lớn ở al-Hakam. Năm 1995 Iraq thừa nhận từ năm 1988 cơ sở này đã sản xuất ra được 19.000 lít độc tố gây ngộ độc thực phẩm, 8.400 lít vi khuẩn bệnh than. Một phần của số này đã được dung để chế tạo vũ khí và đã tạo ra hơn 200 tên lửa sinh học, đạn pháo, thiết bị phun xịt trên không và bom. Iraq không phải là nước duy nhất sử dụng VKSH tấn công. Các chuyên gia cho rằng Iraq và một vài nước khác từng tích trữ vi khuẩn đậu mùa. Số vi khuẩn này có nguồn gốc từ tự nhiên vì thế bất cứ ai cũng rất có khả năng nhiễm bệnh.
Mãi đến năm 1998, cả thế giới mới nhận ra rằng giáo phái Aum Shinrikyo, trước năm 1995 đã từng tấn công khí hơi cay vào một chiếc tàu điện ngầm ở Tokyo, tiến hành ít nhất 9 vụ tấn công bằng VKSH. 5 năm qua, chúng đã rất nỗ lực tấn công sinh học vào một số địa điểm của thành phố Tokyo , trụ sở cơ quan hành pháp của Nhật và các căn cứ hải quân của Mỹ nhưng đều không thành công và kết quả là không ai bị tử vong.
Việc xuất hiện ngày càng nhiều nhóm khủng bố, tổ chức, quốc gia có khả năng sở hữu VKSH đã và đang đặt nhân loại trước một hiểm hoạ - nếu không được giải quyết một cách ổn thoả thì sớm muộn cũng sẽ chứng kiến những cảnh tượng đau thương do VKSH gây ra. Thế nên hơn lúc nào hết rất cần sự nỗ lực chung của nhiều quốc gia để ngăn chặn VKSH mà đặc biệt là các quốc gia đi tiên phong trong việc chế tạo và sở hữu loại vũ khí này.