Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 20/08/2008 23:57 (GMT+7)

Kỹ thuật trồng nấm sò, mộc nhĩ từ nguyên liệu thân cây sắn nghiền

Nấm ăn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tương đương với thịt bò, giàu chất đạm, đường, axit amin, chất khoáng và các loại vitamin. Ngoài tác dụng dinh dưỡng, nấm ăn còn có tác dụng phòng chống một số bệnh như cao huyết áp, tim mạch, béo phì, ung thư… Kỹ thuật nuôi trồng nấm ăn không khó, chi phí đầu tư không cao, được đưa vào chương trình xoá đói giảm nghèo của nước ta nhằm giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Nấm ăn vừa là “rau sạch”, vừa là “thịt sạch”, trong tình hình chăn nuôi đang gặp nhiều khó khăn bởi tình hình dịch bệnh và tình hình sản xuất rau chưa được an toàn thì sản xuất nấm ăn cũng là một giải pháp.

Theo hạch toán sơ bộ với quy trình sản xuất nấm sò, mộc nhĩ từ nguyên liệu thân cây sắn nghiền, trong thời gian 3 tháng: Giá thành sản xuất 1 kg mộc nhĩ khô từ 20 – 28.000đ/kg, giá thành sản xuất 1 kg nấm sò tươi từ 4.000 đến 5.000đ/1 kg. Giá trị ngày công đạt từ 80.000 đến 100.000đ.

Thời vụ thu hoạch sắn từ tháng 12 đến tháng 2 rất phù hợp để chuẩn bị cho thời vụ nuôi trồng mộc nhĩ và nấm sò từ tháng 4 đến tháng 10.

1. Chọn nguyên liệu:

Sau khi thu hoạch sắn (nhổ sắn lấy củ), cây sắn được chặt bỏ gốc, rễ, lá, cành con, đưa vào nơi khô ráo thoáng mát và được mang nghiền bằng máy nghiền chuyên dụng ngay khi cây vừa mới thu hoạch. Nếu để lâu không nghiền, cây sẽ bị héo khô rất khó nghiền và có thể bị mốc, mục không sử dụng được.

2. Nghiền nguyên liệu:

Nghiền theo chiều từ gốc đến ngọn, bỏ đoạn ngọn non (đoạn cầm tay 20cm). Nghiền xong đem phơi khô đóng bì, bảo quản nơi khô ráo.

3. Phối trộn nguyên liệu:

- Trộn nguyên liệu trên sân xi măng, sân gạch sạch. Nếu không có sân thì phải lót bạt ở dưới.

- Dùng 650 lít nước sạch + 5 kg vôi bột hoà tan trộn đều cho 1 tấn nguyên liệu bột cây sắn nghiền (cơ chất).

- Có thể trộn đều 5 kg vôi bột cho 1 tấn nguyên liệu. Sau đó, dùng nước sạch tưới cho đến đủ ẩm.

Kiểm tra độ ẩm: Bốc 1 nắm mùn cưa đã phối trộn, nắm chặt và mở ra từ từ. Nếu mùn vẫn thành cục thì độ ẩm là quá cao. Lúc đó ta phải gạt đống ủ rộng ra cho ráo bớt nước trước khi ủ. Nếu mùn rời không liên kết là quá khô cần phải bổ sung thêm nước. Nếu mùn chia thành 2 – 3 vết nứt là đủ ẩm (độ ẩm 65 – 70%).

4. Ủ nguyên liệu:

- Ủ đống nơi có mái che, trên nền sân sạch không trũng nước. Đống ủ phải đạt từ 300 kg trở lên. Tổng thời gian ủ là 15 ngày, cứ 5 ngày đảo 1 lần kết hợp với chỉnh độ ẩm đống ủ trước khi ủ lại. Cách kiểm tra, chỉnh độ ẩm như đã nêu ở phần phối trộn nguyên liệu.

5. Mở đống ủ và đóng bịch:

Chuẩn bị vật tư đóng bịch: Túi chịu nhiệt PP, cổ nút nhựa chịu nhiệt, bông nút.

Khi ủ được 15 ngày, ta mở đống ủ, điều chỉnh độ ẩm khi đạt được độ ẩm ta tiến hành đóng bịch.

Yêu cầu mỗi bịch đóng phải đạt từ 1.1 – 1.2 kg, bịch tròn đều không rách, biến dạng.

6. Hấp bịch:

Chuẩn bị: Chất đốt bằng củi hoặc than đá, nước sạch, nồi hấp (hoặc lò hấp).

Đổ nước sạch vào nồi đến sát giá sắt dưới đáy nồi, đậy nút bông vào bịch, xếp bịch vào nồi theo lớp đến đầy nồi. Dùng vung đậy kín nồi. Đốt lò theo dõi nhiệt độ trong nồi. Khi nhiệt độ trong nồi hấp đạt 95 độ C ta bắt đầu tính thời gian hấp. Thời gian hấp được 8 – 12 giờ thì ngừng đốt, đậy lò để qua đêm, sáng hôm sau ra lò. Lúc này nhiệt độ trong nồi còn 50 – 60 độ C, xếp các bịch ra ngoài và để nguội trong thời gian từ 12 – 24 giờ.

7. Cấy giống:

Dụng cụ, vật tư: Khay, panh, kẹp, đèn cồn, bình xịt, cồn 70 độ, cồn 90 độ, bông sạch, đèn cực tím.

Phòng cấy từ 6 – 10m 2sạch sẽ, kín gió. Đóng kín phòng bật đèn cực tím 15 phút. Sau đó tắt đèn cực tím trong phòng mới cho người vào cấy giống.

Cách cấy giống:

Hai người, quần áo sạch sẽ, móng tay cắt ngắn, rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi vào phòng cấy. Dùng cồn 70 độ vệ sinh lại tay và các kẽ móng tay trước khi cấy. Đốt đèn cồn và một người phục vụ cho 1 người cấy. Mỗi kg giống cấy được 60 – 80 bịch. Cấy xong đưa vào vị trí ươm sợi.

Chú ý: Phụ nữ trong ngày kiêng không được phép vào phòng cấy.

8. Ươm sợi, treo và rạch bịch:

Ươm sợi nơi khô ráo, thoáng, mát, không cần ánh sáng. Thời gian ươm 25 – 30 ngày. Khi kiểm tra hệ sơi trắng, kín bịch, vận chuyển xuống nhà nuôi trồng treo và rạch bịch. Dùng dây chia thành 3 sợi treo bịch. Mỗi dây treo 6 – 7 bịch. Bịch cuối cách nền 15cm. Dùng dao rạch bịch (dao phải sắc, mỏng, sạch sẽ). Mỗi bịch rạch 6 – 8 vết, chếch 45 độ so với bịch, dài 2cm, sâu 0,5cm.

9. Chăm sóc và thu hái:

Ba ngày đầu sau khi treo ta tạo ẩm dưới nền bằng nước sạch. Từ ngày thứ 4 dùng bình bơm sạch phun sương nhẹ lên bịch và tuỳ theo nhiệt độ thời tiết để điều chỉnh độ ẩm.

Khi nấm đã ra quả thể ta tăng dần lượt tưới để nấm sinh trưởng và phát triển và căn cứ vào sự phát triển của quả thể để điều chỉnh độ ẩm.

Khi quả thể đã ở hình phễu là đúng tuổi thu hoạch. Trước khi thu hái không được tưới nước và thu hái phải nhẹ nhàng tránh làm nhầu nát nấm và phải bóc hết chân nấm không được để sót. Đối với mộc nhĩ phải chờ cho các bịch tương đối đồng đều và thu hái đồng loạt. Thu hái sau 3 ngày không tưới trực tiếp mà tạo ẩm gián tiếp (tưới nền).

10. Phòng bệnh cho nấm:

Khi phát hiện toàn bộ khóm nấm có mầu vàng, khô héo là do nhà nuôi trồng quá nhiều gió ta hái bỏ toàn bộ số nấm hỏng cho chắn gió lại để hạn chế gió lùa.

Khi khóm nấm dài như vòi bạch tuộc, mũ nấm nhỏ như đồng xu là nhà nuôi trồng quá kín gió thì cứ 2 giờ 1 lần ta phải mở cửa nhà nuôi trồng cho thoáng gió.

Khi phiến nấm căng nước, có độ vàng nhạt, mép cánh nấm liên tục chảy nước thành giọt là do tưới quá nhiều, độ ẩm quá cao thì ta dừng tưới nước, hái bỏ nấm hỏng. Sau 2 ngày ta mới chăm sóc như cũ.

Khi thấy túi giống có những điểm mốc vàng, mốc xanh là do nguyên liệu bị nhiễm mốc, hoặc do độ ẩm nguyên liệu quá cao làm nấm mốc phát sinh và phát triển ta dùng dao nhọn khoét quanh điểm nhiễm mốc dùng vôi pha đặc như vôi ăn trầu chấm bông hoặc giẻ sạch vào vôi và bôi lên các vết đã khoét sau đó dùng băng dính dán kín các vết đó lại. Nếu các túi giống nhiễm nấm mốc quá nặng ta gỡ các túi giống đó đi cách ly nơi khác tránh lây lan sang các bịch xung quanh.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.