Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 13/09/2007 23:57 (GMT+7)

Kỹ thuật trồng đậu tương mạ xen ngô bầu vụ đông

Giống thích hợp trồng xen:

Ngô:Giống cần có bộ lá gọn, góc lá nhỏ, tán bó, tỷ lệ 2 bắp cao như các giống ngô lai LVN - 10, DK - 888, LVN - 20, P.848... Lượng giống 0,5 - 0,8 kg/sào.

Đậu tương:Sử dụng các giống chịu rét, có góc lá hẹp, lá nhọn, thoáng, sinh trưởng hữu hạn (có một chùm hoa, quả trên ngọn), có thời gian sinh trưởng dưới 90 ngày như DT - 99, AK - 03, DT - 90, VX - 92, ngoài ra có thể sử dụng DT - 84, DT - 55 (AK - 06), DN 42..., lượng giống 1,5 - 2 kg/sào.

Phân bón:Phân chuồng 500 kg, NPK Lâm Thao 35 kg (cho 1 sào Bắc Bộ), phân dùng để tưới hoặc bón thúc: Lân Lâm Thao 10 kg, Đạm 6 - 10 kg, Kali 6 kg, các loại thuốc trừ sâu: Dipterex, Ofatox, Padan, Falidan... phun theo nhu cầu.

Thời vụ:

Cần gieo trồng trước ngày 20 - 25/9 dương lịch.

Cách làm mạ và cấy đậu tương mạ:

Lợi dụng khả năng tái sinh cao của cây đậu tương khi còn hai lá mầm, chưa ra lá thật (lá nhặm - lá 3 thuỳ) ở giai đoạn 6 - 8 ngày tuổi sau khi gieo để làm mạ. Kỹ thuật làm mạ đậu sử dụng vào trồng xen đậu tương với cây ngô đông bảo đảm cho 2 loại cây phát triển đồng đều. Mạ trên cây đậu tương thích hợp trồng trên đất ướt hoặc để dặm đảm bảo mật độ. Năng suất của kỹ thuật làm mạ không bị giảm so với gieo trồng bằng hạt.

Cách làm như sau:

+ 1 ha đậu tương thuần dùng 100 m 2(1 sào dùng 4 - 5 m 2). Sân phơi hoặc rải lót các loại vật liệu tận dụng bằng giấy xi măng, nilon, lá chuối rải lên một lớp đất cát (hoặc pha trấu) dày 5 cm theo tỷ lệ 1:1, rải đều hạt giống lên mặt, tưới đẫm, phủ tiếp 1 cm đất cát pha. Sau 4 - 5 ngày hạt mọc đều cách nhật tưới 1 lần, 6 - 8 ngày sau khi gieo rũ nhẹ bỏ đất, đưa mạ ra đồng để cấy.

+ Đất nền đã làm mạ pha trộn trấu trộn thêm 4 tạ phân chuồng, 10 kg lân dùng để ủ gốc ngô và đậu tương ra trồng trên nền đất ướt. Cấy mạ vào rạch sâu 5 cm, mỗi cụm 2 - 3 cây kèm theo một nắm hỗn hợp đất bột và phân ở trên.

+ Trồng xong cần tưới 1 - 2 lần cho cây bén rễ, một ngày trước khi nhổ mạ đưa ra đồng, nên phun thuốc Padan hoặc Dipterex 0,2% để chống dòi đục thân.

+ Nếu trồng đậu tương bằng hạt, các góc ruộng nên tận dụng khoảng trống 1m 2giữa các rạch để làm mạ dặm vào các mật độ bị khuyết. Kỹ thuật này tuy có dôi công đôi chút so với trồng bằng hạt, nhưng được lợi có thể chủ động trồng đậu tương trong mọi thời tiết, tiết kiệm thời gian choán đất 6 - 8 ngày ngoài đồng, đậu tương kịp phát triển theo ngô, không bị ngô cớm ngay khi còn nhỏ, đạt năng suất trồng xen cao. Làm mạ dễ chống dòi đục thân vào vụ đông nhiễm gây hạt lúc cây có lá đơn và 1 - 2 lá nhặm.

Cách làm bầu ngô:

Như đã làm thông thường.

Cách trồng xen ngô:

Có các cách trồng sau đây đạt hiệu quả cao:

* Công thức 1:Đậu tương trồng xen ngô liền chân (ngô là cây trồng chính), ngô gieo khoảng cách 70 cm x 30 - 35 cm, cây mạ đậu tương trồng theo hốc với khoảng cách 70 cm x 10 cm, mật độ 12 - 15 vạn cây/ha (4.500 - 5.500 cây/sào), công thức này áp dụng cho vùng chuyên canh ngô).

* Công thức 2:Ngô trồng xen đậu tương (đậu tương là cây trồng chính), đậu tương lên luống 1,2 m, mỗi luống 3 hàng, gieo khoảng cách 35 cm x 10 cm/hốc trồng 2 - 3 cây, mật độ 45 - 55 vạn cây/ha. Ngô gieo xen theo hai mép luống 1 m/cây theo hình nanh sấu. Công thức này áp dụng cho vùng chuyên canh đậu tương.

* Công thức 3:Ngô trồng xen đậu tương (theo tỷ lệ 2 ngô + đậu). Lên luống rộng 1,5m, san phẳng mặt luống, rạch dọc luống làm 4 rạch: 2 rạch giữa để trồng ngô cách nhau 60 cm, 2 rạch bên mép luống để trồng đậu tương cách rạch ngô 35 cm, cách mép luống 10 cm, rạch sâu 10 cm. Bón lót 25 kg NPK trộn 400 kg phân chuồng vào rạch ngô, 15 kg NPK vào rạch đậu tương, hốc cách hốc 10cm cứ 3 cây/hốc, dùng hỗn hợp đất bột trộn thêm phân chuồng ủ vào gốc ngô và đậu tương.

* Công thức 4:Ngô trồng xen đậu tương (tỷ lệ 1 ngô 3 đậu). Cắt mặt luống 1,5m, xẻ dọc chính mỗi luống gieo 1 hàng ngô và 3 hàng đậu tương, trồng ngô bầu khoảng cách 25 cm, đậu tương trồng cách nhau 35 cm x 10 cm/hốc đậu 3 cây.

Chăm sóc ngô + đậu:

Tưới đẫm cả ngô và đậu tương trong 3 ngày đầu mỗi ngày 1 lần cho tới khi đậu và ngô bén rễ. Khi đậu và ngô hồi xanh (sau 5 ngày kể từ ngày cấy), dùng lân Super Lâm Thao ngâm trong nước phân chuồng pha loãng trộn thêm đạm urê để tưới cho cả đậu và ngô, cách 3 - 5 ngày tưới 1 lần với 3 - 5 lần tưới để thúc cả ngô và đậu phát triển nhanh. Ngày thứ 10 xới xáo nhẹ vun gốc đợt 1, khi đậu ra 5 - 6 lá, dùng 6 kg Kali chia đều bón cho cả ngô và đậu, bón xa gốc kết hợp vun gốc, tưới ẩm, duy trì nước trong rãnh để nước ngấm ẩm trên mặt luống. Chú ý phun thuốc trừ sâu đục quả khi tắt hoa kết hợp phun thêm cho ngô./.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.