Kỹ sư Nguyễn Đính với đam mê sáng tạo bonsai tượng hình
Bên bàn trà tại vườnbonsai, kỹ sư Nguyễn Đính, hé lộ: “ Cách đây 30 năm (1983) tôi đã tập tõm nghề chơi cây cảnh,riêng đam mê kỹ thuật sáng tạobonsai tượng hìnhxuất hiệntừ năm 2002. Trải qua hơn mười năm, những tác phẩm thử nghiệm ban đầu không thành công cũng khá nhiều, nhưng càng về sau càng rút kinh nghiệm dần, đến nay vườn cây cảnh đã có hơn 200 chậu. Đặc biệt tôi đã tạo dáng thành công gần 100 tác phẩm bonsai tượng hình (cỡ mini và kiểng trung), trong đó, có một số tác phẩm đã hoàn thiện và số còn lại thì trong giai đoạn đang hoàn thiện”.
Ở Phú Yên, nói về người sành chơibonsai không phải là ít. Nhưng chơibonsai mang tính “hàng độc” là rất hiếm. Giống cây để làmbonsai mà anh Đính, đang có không có gì là lạ hay khó tìm, cũng là cây: Sanh, Cần thăng, Ba chia, Bồ đề... nhưng lạ ở cách chơi. Kỹ sư Đính không chơi theo những phong cáchbonsai truyền thống, như: chia chi, cắt cành, nuôi cho gốc rễ to, cành nhánh nhỏ... mà anh chọn cho mình một phong cách riêng đó là “bonsai tượng hình”. Từ cây phôi ban đầu, bằng kỹ thuật quấn uốn, cắt, ghép và chăm sóc đặc biệt, anh Đính tạo ra những hình tượng độc đáo.
“Kiêu hãnh” (cây Bồ đề) - kiểng trungcủa KS Đính
“Bonsai tượng hình là một phong cách hoàn toàn mới lạ, từ trước tới giờ chưa có tác giả tiên phong sáng tạo ra nó. Ở toàn quốc, kể cả tỉnh Phú Yên hiện nay cũng có một số người chơi cây cảnh sưu tầm cây phôi có sẵn trong tự nhiên, và đã có sẵn hình dáng hơi giống hình thù con vật rồi đem về nhà trồng, nuôi dưỡng, chăm sóc để thưởng thức. Còn việc con người chủ động kỹ thuật tạo tác từ cây phôi thông thường để trở thành cây cảnh tượng hình theo ý muốn thì hiện nay chưa có tác giả khai sinh, sáng tạo ra phong cách này” - Kỹ sư Nguyễn Đính, khẳng định.
Nguyễn Đính (Nguyễn Viết Đính), sinh năm 1961, tại xã Hòa Tân Đông, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. Tốt nghiệp Đại học năm 1996, anh hiện là kỹ sư nông nghiệp, hội viên Hội Sinh vật cảnh Phú Yên và đang công tác tại Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao KHCN tỉnh Phú Yên (Sở KHCN Phú Yên). KS Nguyễn Đính có hơn 30 năm nghề chơi cây cảnh, trong đó có hơn 10 năm tìm tòi thử nghiệm, sáng tạo cây Bonsai. Anh đã xác lập được “Quy trình cơ bản” tạo dáng bonsai tượng hình, một loại hình nghệ thuật mới, thử thách sáng tạo và lòng kiên trì ở người chơi. Tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ V (2012-2013), giải pháp “Sáng tạo nghệ thuật Bonsai tượng hình” của anh đã đoạt giải Nhì. |
Theo chân anh để thưởng lãm và nghe anh kể sự kỳ công của nghề chơi này. Chúng tôi liếc nhìn các tác phẩm Bonsai hầu hết tập trung ở 2 thể loại hình: Về hình dáng con vật có các tác phẩm: Con nai vàng, con voi, con rồng, tê giác, chim đại bàng, long phụng, …về hình dáng con người có các tác phẩm: Bà Trưng ra trận, trinh nữ hoàng cung, vận động viên rượt băng, vận động viên xiếc, đưa nàng về dinh, nạn nhân chất độc da cam, tiều phu quải tử...Thời gian tạo dáng, thế cho cây là cả quá trình lâu dài, đòi hỏi phải có lòng đam mê và sự kiên trì, bình quân phải mất từ hai đến ba năm đối với cây nhỏ và từ 5 đến 10 năm đối với cây lớn.
Trao đổi về bí quyết thành công của “hàng độc”, Nguyễn đính không giấu nghề: “Rút kinh nghiệm từ những thất bại và kiểm nghiệm những kết quả đã thành công trong suốt quá trình nghiên cứu thử nghiệm hơn mười năm tâm huyết dành chobonsai tượng hình, tôi đã xây dựng hoàn chỉnhbộ tài liệuQuy trình kỹ thuật tạo dáng bonsai tượng hình .Từ quy trình này các nghệ nhân cây cảnh có thể áp dụng dễ dàng để tạo tác ra những tác phẩmbonsai tượng hình độc đáo, kỳ thú và đa dạng hơn”.
Tạivòng chung khảo Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 5, họa sĩ Lê Đức Huỳnh, giảng viên Trường Đại học Phú Yên, đánh giá về giải pháp của kỹ sư Nguyễn Đính: “Đây là một sáng kiến về nghệ thuật bonsai tượng hình độc đáo, một giải pháp mới. Bằng sự đam mê, tác giả đã kiên trì để tạo ra những tác phẩm hoàn mỹ đúng nghĩa. Nếu được nhân rộng, giải pháp này không chỉ mang lại giá trị nghệ thuật mà còn nâng cao giá trị kinh tế, đồng thời góp phần phát triểnngành Sinh vật cảnh tỉnh Phú Yên”.
Anh Nguyễn Đính tâm sự: “Chính những ngày đi truyền đạt kinh nghiệm chơi bonsai hay tham gia triển lãm, hội chợ, Hội thi như thế này là “cú huých” để tôi càng sáng tạo nhiều mô hình tác phẩm hơn nữa”. Anh cho biết sắp tới anh sẽ trình làng bonsai theo phong cách mới với dáng thế “phong ba” (phong ba bão táp)với nguyên liệu giống cây Gừa và cây Sanh.