Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 16/03/2010 18:15 (GMT+7)

Kiyosi Ito (1915 - 2008) cha đẻ của phép tính vi tích phân ngẫu nhiên

Kiyosi Itosinh ngày 07 tháng 9 năm 1915, tại Hokusei (nay là Inabe), Nhật Bản. Ông học toán tại Đại học Hoàng Đế (Imperial Univesity) ở Tokyo và tốt nghiệp năm 23 tuổi. Sau đó ông làm việc tại cơ quan thống kê Quốc gia và công bố hai bài báo về xác suất và quá trình ngẫu nhiên (năm 1942).

Năm 1945, Kiyosi Ito bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ và giành được giải thưởng nhờ các kết quả xuất sắc của luận án này. Năm 1952, ông được phong danh hiệu Giáo sư của Đại học Tokyo , và làm việc ở đây cho tới lúc về hưu, (năm 1979). Ngoài ra, ông còn được phong chức danh Giáo sư tại các trường Đại học Aarhus (Đan Mạch) từ 1966 đến 1969, Đại học Cornell (Hoa Kỳ) từ 1960 đến 1975. Ông được công nhận là Viện sĩ của Nhật (Japan Academy of Sciences) vào năm 1991, của Viện khoa học Pháp (Académie des Sciences ò France) vào năm 1989, và Viện khoa học Hoa Kỳ (the US Academy of Sciences) năm 1998.

Năm 2008, Kiyosi Ito vinh dự được nhận Huân chương Văn hoá Nhật Bản tại Cung điện Hoàng đế (Nhật). ông còn nhận được nhiều giải thưởng cao quý như: Giải thưởng Viện Hàn lâm Nhật Bản (1978); Giải thưởng Wolf (1987); Giải thưởng Kyoto (1998). Đặc biệt, ông là người đầu tiên nhận Giải thưởng Gauss tại Đại hội Toán học Quốc tế ở Madrid vào 2006 (lúc đó ông đã 91 tuổi, không thể đến Madrid để nhận giải, con gái út của ông, bà Junko Ito, giáo sư ngôn ngữ, đã thay mặt ông nhận giải thưởng này do Vua Tây Ban Nha, Joan Carlos, trao tặng). Ngoài ra, K. Ito còn được tặng học vị tiến sĩ danh dự của trường Đại học Paris(1981), Viện Kĩ thuật Liên bang Zurich(1987), và Đại học Warwick (1992).

Kiyosi Ito đã có những đóng góp lớn tới sự tiến bộ khoa học toán học bằng việc đặt nền tảng của lí thuyết phương trình vi phân ngẫu nhiên và tích phân ngẫu nhiên (năm 1942). Ông cũng đóng góp một vai trò hàng đầu trong sự phát triển những phần này vào trong chương cốt lõi của lí thuyết xác suất hiện đại, được biết như là tích phân ngẫu nhiên.

Từ đầu những năm 1950, Lí thuyết phương trình vi phân ngẫu nhiên đã được áp dụng vào những nhánh khác nhau của toán học như phương trình đạo hàm riêng, lí thuyết thế vị, tích phân, hình học vi phân và tích phân điều hoà.

Đặc biệt, lí thuyết này đã có nhiều ứng dụng vượt ra ngoài các phạm vi của toán học, chẳng hạn như phân tích hiện tượng ngẫu nhiên trong nhiều lĩnh vực đa dạng như Vật lí, Sinh học, Kinh tế học và Kĩ thuật. Bài toán học (filtering) của Kalman đã không thể phát triển tới giai đoạn hiện nay nếu không có phương trình vi phân ngẫu nhiên.

Trong nghiên cứu của F. Black, R. Merton và M. Scholes, nhờ áp dụng lí thuyết phương trình vi phân ngẫu nhiên đã giúp Merton và Scholes nhận được giải thưởng Nobel Kinh tế năm 1997.

Ito đã đóng góp to lớn tới nhiều lĩnh vực khác như: sự phân giải hỗn loạn Wienerr – Ito (The Wienerr – Ito chaos decomposition), quá trình khuếch đại một chiều, lí thuyết quá trình Markov và qúa trình khuếch tán hữu hạn chiều. trong lí thuyết xác suất trên không gian Banach, ông và Nisio đã đưa ra kết quả quan trọng về sự hội tụ của tổng các phần tử ngẫu nhiên độc lập (năm 1968).

Ông là đại diện tiêu biểu cho khoa học toán học thế kỷ XX, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều nhánh khác nhau của toán học và khoa học. Có lẽ vì vậy mà cả “thế giới ngẫu nhiên” đều ngưỡng mộ và xem ông là cha đẻ của tính toán ngẫu nhiên.

Năm 2005, Hội nghị về Giải tích ngẫu nhiên và Ứng dụng đã được tổ chức tại Oslo (Nauy) để mừng thọ Kiyosi Ito 90 tuổi (tại hội nghị này ông còn đọc báo cáo: “ Memoiry of My Research on Stochastic Analysis”. Kiyosi Ito mất ngày 10 tháng 11 năm 2008, tại Tokyo .

Ra đời vào năm 1960, xác suất thống kê của Việt Namchịu ảnh hưởng lớn của Ito, dù ông chưa đến Việt Nam bao giờ. Năm 1961, Igor Girsanov, một chuyên gia người Nga, đã giảng về quá trình ngẫu nhiên cho cán bộ bộ môn Xác suất và Thống kê tại khoa Toán Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trước đó (1961), Girsanov đã có kết quả hết sức quan trọng trong lí thuyết phương trình vi phân ngẫu nhiên: Định lí Girsanovnổi tiếng và càng ngày càng có nhiều ứng dụng, đặc biệt, trong ngành tài chính. Tiếp theo, thầy Huỳnh Sum (1936 – 1986) là giảng viên người Việt đầu tiên dạy quá trình ngẫu nhiên và hướng dẫn sinh viên viết luận văn tốt nghiệp đại học về tích phân ngẫu nhiên Ito. Thế rồi, nhiều nhà toán học ở Việt Nam đã nghiên cứu và trở thành những chuyên gia về toán tài hcính và điều khiển sử dụng phương trình Ito, về ổn định của phương trình vi phân Ito, tích phân Ito, hệ động lực ngẫu nhiên…

Với những điều trên, ta có thể gọi Itolà Ông, là Cha của những ai đang nghiên cứu Tính toán Ito, một Newton của Giải tích ngẫu nhiên.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.