Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 15/09/2009 04:44 (GMT+7)

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong sách sử Trung Quốc

1. Vào những năm 50, sáchTrung Quốc thông sử giản biêncủa Phạm Văn Lan viết:

Khi Tô Định làm Thái thú Giao Chỉ, y là một tên quan tham tàn ác, mở mắt chỉ nhìn thấy tiền, nhắm mắt làm việc. Năm 40, con gái lạc tướng huyện Mê Linh, quận Giao Chỉ là Trưng Trắc, cùng với em gái là Trưng Nhị khởi binh phản kháng, quần chúng nhân dân người Việt, người Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố… nổi dậy hưởng ứng. Trưng Trắc lấy được 65 huyện thành, tự lập làm vua. SáchHậu Hán thưviết: “Trưng Trắc rất hùng dũng, bị Tô Định trừng phạt, phẫn nộ khởi binh”, do đó là cách nói sai lầm. Nếu Trưng Trắc chỉ vì phẫn nộ cá nhân thì tại sao người Việt người Lý ở 4 quận lại đứng dậy hưởng ứng? Tại sao thứ sử thái thú bị vây hãm ở trong thành, không nhận được sự viện trợ của cư dân? Đủ thấy những tên Thứ sử, Thái thú ấy đều là bọn quan lại tham lam tàn ác giống như Tô Định, từ lâu đã bị cư dân chán ghét. Thắng lợi của Trưng Trắc chính là vì hành động của bà thuận theo ý muốn chung là đánh đuổi bọn quan lại tham lam tàn ác.

Song Trưng Trắc tách khỏi triều Hán, tự lập làm vua, trong điều kiện thời bấy giờ vẫn chưa phù hợp với lợi ích chung của người Việt người Lý. Về kinh tế vẫn cần thiết giữ mối liên hệ với triều Hán, không có quan hệ về chính trị lại muốn duy trì những mối liên hệ kinh tế ấy đương nhiên là rất khó khăn… Lúc bấy giờ người Việt người Lý về kinh tế giữ mối liên hệ với triều Hán là có lợi, điều đó là quyết định Mã Viện là người chiến thắng còn Trưng Trắc là kẻ chiến bại…

Tại Quận Giao Chỉ, Mã Viện đã xây dựng thành quách, củng cố địa vị của quan lại Hán; đào mương dẫn nước đem lại lợi ích cho nông nghiệp của người Việt. Lại tâu với triều đình (nhà Đông Hán) huỷ bỏ hơn mười điều luật của người Việt không phù hợp với luật của người hán. Có thể thấy được là, trong xã hội văn hoá còn thấp kém, luật pháp thường là rất tàn khốc. Mã Viện huỷ bỏ hơn 10 điều luật của người Việt đã giúp đỡ lạc dân giảm nhẹ được áp bức của Lạc Vương” (1).

2. Vào những năm 60, sách Thống sử thế giớicủa Chu Nhất Lươngchủ biên viết: “Trong thời kỳ nhà Hán thống trị Việt Nam, nhân dân Việt Nam bị bóc lột giai cấp và áp bức dân tộc ngày càng trầm trọng, giữa bọn bóc lột mới xuất hiện là Lạc tướng với chính quyền nhàHán cũng tồn tại mâu thuẫn, ra sức muốn thoát khỏi sự thống trị của triều đình nhà Hán.Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đan xen vào nhau, và ngàycàng gay gắt, cuối cùng đã dẫn đến khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam do Hai Bà Trưng lãnh đạo.

Vào đầu thời nhà Đông Hán, Thái thú Giao Chỉ là Tô Định vừa tuỳ tiện nâng cao mức bóc lột với nhân dân, vừa ra sức áp chế Lạc tướng, năm 40 giết chết Lạc tướng Thi Sách, vợ Thi Sách là Trưng Trắc đầu tiên khởi nghĩa chống lại, cùng với em là Trưng Nhị trở thành lãnh tụ của nghĩa quân, sử sách gọi là khởi nghĩa đánh bại quân chiếm đóng của triều đình nhà Hán, đánh chiếm được 65 thành ấp, Trưng Trắc tự lập làm vua.

Khởi nghĩa ở Giao Chỉ rất nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của nhân dân ở hai quận Cửu Chân và Nhật Nam, thanh thế rất mạnh mẽ. Năm 42, Mã Viện nhận được lệnh đem quân sang trấn áp. Cuối cùng quân khởi nghĩa đã thất bại. Năm 43 Hai Bà Trưng bị giết hại.

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa trọng đại trong lịch sử Việt Nam. Đây là cuộc đấu tranh với quy mô rộng lớn đầu tiên chống lại áp bức dân tộc và áp bức giai cấp của vương triều phong kiến Trung Quốc. Mục đích trực tiếp của khởi nghĩa là tranh thủ độc lập.Vì triều đình nhà Hán lớn mạnh, so sánh lực lượng quá mạnh - yếu cho nên chưa thể thực hiện được độc lập.

Nhưng khởi nghĩa đã giáng mạnh vào bọn thống trị buộc chúng phải đưa ra một số nhượng bộ khôi phục lại một số tập quán của Việt Nam, hạn chế bóc lột quá nặng, làm thuỷ lợi đào mương dẫn nước… Những biện pháp nhượng bộ đó, chính là kết quả của đấu tranh khởi nghĩa của Hai Bà Trưng” (2).

3. Vào đầu những năm 80, sáchCổ Đại Trung - Việt quan hệ sử tư liệu tuyển biênviết: “Cai trị của Đông Hán ở Giao Chỉ giống như thời Tây Hán. Vì sự áp bức và bóc lột tàn bạo của vương triều Đông Hán và bọn quan lại địa phương (Thứ sử và Thái thú người Hán), dã dẫn đến phản kháng mãnh liệt và khởi nghĩa liên tục của nhân dân các dân tộc ở vùng Giao Chỉ, trong đó quy mô lớn nhất là khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào năm 40. Cuộc khởi nghĩa này lan rộng ra cả 4 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố (Quảng Tây - Trung Quốc), nhân dân các dân tộc đã tham gia vào, kéo dài được 3 năm”.

4. Thời gian gần đây, trong bài viết nhan đề Nghiên cứu đối với việc Mã Viện chinh phục Giao Chỉ (Đối Mã Việnchinh phục Giao Chỉ đích tham thảo)trongtập bài nghiên cứu về lịch sử quan hệ Trung - Việtđược xuất bản tại Quảng Tây, 1992, tác giả Hoàng Tranh viết: “Vùng Giao Chỉ trước khi vương triều phong kiến Trung Quốc đặt thành quận huyện, chưa xuất hiện chínhquyền nhà nước độc lập” (trang 4). Do vậy, “Khởi sự của Hai Bà Trưng nổ ra vào thế kỷ thứ nhất, thì lúc bấy giờ, rõ ràng Giao Chỉ nằm trong bản đồ của Trung Quốc, là một quận của vương triều ĐôngHán… Do đó việc Mã Viện chinh Giao Chỉ chỉ thuộc vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc thời bấy giờ, chứ không mang tính chất xâm lược của một quốc gia có chủ quyền đối với một quốc gia có chủ quyền khác”(trang 4).

Khi bàn về tính chất của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, tác giả viết: “Giao Chỉ là quận huyện của vương triều phong kiến, các Thái thú của quận do chính quyền trung ương phái đến, họ tiến hành thống trị theo phương thức của chủ nghĩa phong kiến, ra sức làm cho chế độ phong kiến thấm sâu vào toàn bộ vùng Giao Chỉ…” (trang 6). Thế là ở vùng Giao Chỉ, “bắt đầu xuất hiện chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến. Chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến đó cũng như chế độ phu thuế phong kiến gắn liền với chế độ ruộng đất phong kiến đó, vào thời kỳ đầu của xã hội phong kiến Trung Quốc lúc bấy giờ, là một quan hệ sản xuất tiến bộ” (trang 7).

Các huyện thuộc quận, trong thực tế vẫn còn Lạc tướng chủ nô tương đương với huyện lệnh, nắm giữ. Lạc tướng làm việc căn cứ theo những cái của chế độ nô lệ, có ý đồ muốn duy trì chế độ nô lệ lạc hậu. Như thế xoay quanh vấn đề phong kiến hóa và chống lại phong kiến hoá, giữa giai cấp địa chủ phong kiến mà đại biểu là giới thống trị nhà Đông Hán với quí tộc chủ nô ở Giao Chỉ mà đại biểu là các Lạc tướng đã nảy sinh mâu thuẫn và đấu tranh không thể điều hoà được (trang 6). Cuộc đấu tranh này cũng diễn ra trong lĩnh vực hình thái ý thức thuộc kiến trúc thượng tầng, thể hiện qua “bọn Thái thú Đông Hán ra sức thi hành luật pháp phong kiến nhằm thay thế cho luật pháp của quí tộc chủ nô… đã vấp phải sự thù địch và chống lại của các Lạc tướng” (trang 7).

Trưng Trắc là hậu duệ của Lạc Vương con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, do đó là một nhân vật đại biểu rất có ảnh hưởng trong tầng lớp quí tộc chủ nô ở Giao Chỉ. Mê Linh là quận trị của quận Giao Chỉ thời bấy giờ, cũng là trung tâm diễn ra phong kiến hoá của vương triều Đông Hán ở Giao Chỉ. Trưng Trắc đã nhận thấy sự nguy hại của chế độ phong kiến mà quan lại Đông Hán thi hành gây ra cho quí tộc chủ nô mà Bà là đại biểu. Trưng Trắc “hùng dũng” không chịu sự trói buộc, dám coi thường và chống lại pháp lệnh phong kiến, bị Tô Định ràng buộc theo luật pháp lại càng căm phẫn. Trưng Trắc cùng với chồng là Thi Sách, con trai của một Lạc tướng khác, đã nổi dậy, gây rối. Bọn quí tộc chủ nô liên kết thành liên minh với nhau, công khai chống lại chính quyền phong kiến Đông Hán. Thái thú Tô Định thẳng tay đàn áp Thi Sách. Trưng Trắc lập chí báo thù, cùng em gái là Trưng Nhị tập hợp bọn Lạc tướng ở các nơi “khởi binh phản loạn” chống lại chính quyền nhà Đông Hán. Hai Bà Trưng được sự ủng hộ của quí tộc chủ nô, đứng dưới cờ đánh đuổi Tô Định, chiếm được một số thành ấp ở Giao Chỉ và Cửu Châu là những nơi vốn bị các Lạc tướng khống chế, tự lập làm vua.

Khởi sự của Hai Bà Trưng nổ ra ở Giao Chỉ vào thế kỷ thứ nhất, không phải là cuộc khởi nghĩa nhân dân, mà là một cuộc bạo loạn chống lại phong kiến hoá do quí tộc chủ nô phát động. Chính quyền mà Hai Bà Trưng lập ra không phải là chính quyền của nhân dân khởi nghĩa, mà là chính quyền cát cứ phân liệt của quí tộc chủ nô. Trong thời kỳ đang lên của xã hội phong kiến Trung Quốc, khi quan hệ sản xuất phong kiến ở Giao Chỉ vẫn là một loại quan hệ sản xuất mới được hình thành, trong tình hình Trung Quốc xây dựng nhà nước phong kiến mới ra đời nhằm duy trì chế độ nô lệ lạc hậu, bất cứ hành động điên cuồng nào muốn xây dựng chính quyền cát cứ tạo ra phân liệt ở trong nước, thì đều là hành động đi ngược lại phương hướng phát triển của lịch sử xã hội. Vì thế, khởi nghĩa của Hai Bà trưng, xét về bản chất, không phải là tiến bộ mà là sự thụt lùi” (trang 8 - 9), tính chất của nó là “bạo loạn phản cách mạng” (trang 10).

Mã Viện chinh phục Giao Chỉ hoàn toàn là sự nghiệp tiến bộ thích ứng với trào lưu lịch sử, Mã Viện quyết không phải là một người có tội đối với lịch sử, mà là một nhân vật lịch sử có đóng góp một sự phát triển của xã hội” (trang 14).

Giới thiệu một số ý kiến được nêu lên trong một số ấn phẩm sử học của Trung Quốc qua các thời kỳ khác nhau, về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, bạn đọc có thể thấy được những biến đổi theo các đánh giá của mỗi thời kỳ. Khỏi phải bình luận nhiều khi thấy những đánh giá từ những năm 60 về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng từ chỗ “là cuộc đấu tranh chống áp bức, tranh thủ độc lập của nhân dân Việt Nam”, đến những năm gần đây chỉ coi là cuộc “khởi binh phản loạn”…

Sự xuyên tạc ấy không chỉ là sự bóp méo lịch sử mà còn là sự xúc phạm đến những tình cảm thiêng liêng không chỉ của nhân dân và giới sử học Việt Nam.

Chú thích

1. Phạm Văn Lan:Trung Quốc thông sử giải biên. Tập 2. Trung văn, Bắc Kinh, Nxb Nhân dân, in lần thứ 3, 1961, tr 195 - 196.

2.Thông sử thế giớido Chu Nhất Lượng… chủ biên. tập 2. Bắc Kinh, Nxb Nhân dân, 1962, tr 395.

* Những chữ viết nghiêng do chúng tôi nhấn mạnh. V.P.

Hình ảnh Hai Bà Trưng trong tranh dân gian Đông Hồ
Hình ảnh Hai Bà Trưng trong tranh dân gian Đông Hồ
Tôn tạo đền thờ Hai Bà Trưng tại Hát Môn
Tôn tạo đền thờ Hai Bà Trưng tại Hát Môn

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
"Sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.
Phối hợp thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Vừa qua, Viện Tài chính vi mô và Phát triển cộng đồng (MACDI) - tổ chức trực thuộc VUSTA - đã có buổi làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và Liên hiệp hội tỉnh nhằm triển khai Dự án “Thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại An Giang, Bắc Ninh và Hòa Bình với sự tham gia của nhóm hỗ trợ trẻ hòa nhập”.
Công bố giải thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI
Sáng ngày 30/6, Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức Công bố các quyết định khen thưởng và trao thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI (2024 – 2025). Tham dự có các thành viên trong Ban Tổ chức Hội thi; các tác giả, nhóm tác giả của 23 giải pháp, đề tài đạt giải tại Hội thi lần này.
Đoàn công tác VUSTA làm việc với CDC tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng/chống HIV/AIDS
Chiều ngày 27/6, Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC) nhằm đánh giá tiến độ, kết quả triển khai các hoạt động trong khuôn khổ dự án Quỹ toàn cầu - VUSTA về phòng, chống HIV/AIDS.
Thanh Hóa: Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phát động Giải thưởng Sáng tạo KHCN năm 2025
Ngày 27/6/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 4 nhiệm kỳ 2024 - 2029 về sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2025, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và phát động tham gia Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2025 (Giải thưởng).
An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.