Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 22/05/2008 00:20 (GMT+7)

Khảo sát nước khoáng và bùn khoáng tự nhiên từ nguồn Dakai

Ở Âu châu và Pháp, nước khoáng được dùng để phòng và chữa bệnh. Nước khoáng có thể chữa trị được các bệnh về xương khớp nhất là thấp khớp, viêm khớp cấp, viêm khớp mãn, thoái hóa khớp, gai cột sống, viêm đa khớp, bệnh gout,tĩnh mạch, tai mũi họng và bệnh về đường tiêu hóa. Song hai hướng trị liệu chính là thấp khớp và bệnh đường hô hấp, chiếm khoảng 80% lượt người.

Tại Việt Nam , sự khai thác và sử dụng nước khoáng chỉ bắt đầu từ những năm 70. Việt Nam có hơn 400 nguồn nước khoáng trong đó có 280 nguồn đã được nghiên cứu khá đầy đủ về thành phần và tính chất. Trong số đó, có những nguồn khoáng nóng đã được các trung tâm nước khoáng như Mỹ Lâm, Tháp Bà (Khánh Hòa), Bình Châu (Vũng Tàu) hay Tuyên Quang, sử dụng để điều trị bệnh khớp, bệnh ngoàida và với mục đích thư giãn và chăm sóc sắc đẹp.Nguồn nước khoáng Dakai đã được nghiên cứu đầy đủ về tính chất lý hóa, vi sinh và được sản xuất trên quy mô công nghiệp làm nước giải khát từ năm 1994.

Song song với việc áp dụng nước khóang nóng trong trị liệu, người ta còn áp dụng bùn khoáng được sản xuất từ các nguồn nước khóang nóng đó, bùn khoáng đã trở thành một dẫn xuất từ nước khoáng được sử dụng nhiều nhất tại các trung tâm nước khoáng không những ở Châu Âu mà còn ở cả Châu Á. Thế nhưng nó vẫn chưa được nghiên cứu nhiều và không có bất kỳ một tiêu chuẩn cụ thể nào đề cập chính xác các tính năng chữa trị của nó.

1. Nước khoáng thiên nhiên

Theo sắc lệnh số 89-369 của Pháp ngày 6 tháng 6 năm1989, nước khoáng thiên nhiên là loại nước tập hợp những tính chất tự nhiên có lợi cho sức khỏe.

Chúng được phân biệt với những loại nước khác mà con người tiêu thụ:

-  bởi tính tự nhiên đặc trưng do hàm lượng khoáng, các nguyên tố vi lượng hay các thành phần khác và một số tác dụng khác;

- bởi độ tinh khiết nguyên thủy của nó, lẫn những đặc tính vẫn được giữ nguyên do nguồn gốc ngầm của nước này tránh được nguy cơ bị ô nhiễm.

Tất cả các nguồn nước khoáng đều không giống nhau vì chất lượng nước thô ban đầu phụ thuộc vào lớp đất mà nó chảy qua. Do đó, nếu lớp đất giàu chất khoáng thìnước sẽ có trữ lượng khoáng cao.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6213:2004 đã định nghĩa nước khoáng thiên nhiên tương tự như sắc lệnh của Pháp được mô tả trên đây.

Phân loại nước khoáng

*Phân loại nước khoáng theo thành phần anion ưu thế

Có 6 nhóm :

1) Nước khoáng giàu bicarbonat

2) Nước khoáng có hàm lượng sulfat cao

3) Nước khoáng giàu hydrosulfur dạng tan trong dung dịch nước

4) Nước khoáng giàu muối natri clorur

5) Nước khoáng giàu nguyên tố vi lượng : đặc biệt có ý nghĩa trong trị liệu.

6) Nước khoáng có hàm lượng nguyên tố vi lượng thấp hơn 1g/l

*Phân loại nước khoáng theo nhiệt độ nước trên bề mặt
            1) Nhiệt độ cao (48°C à 81°C)

2)                   Nhiệt độ trung bình(25°C à 34°C)

3)                   Nhiệt độ thấp - lạnh (8°C à 15°C)

Nhìn chung, hiện nay phân loại theo dạng nguyên tố ưu thế thường được sử dụng nhất. Dựa trên những đặc tính đó, mỗi trung tâm nước khoáng sẽ có một dạng phương thức điều trị riêng biệt, đặc trưng nhất cho mình.

2. Bùn khoáng

Định nghĩa này xuất phát từ Hội nghị quốc tế IV tại DAX, diễn ra từ 13-15/10 /1949 của tổ chức quốc tế về nước dùng làm thuốc (La Société Internationale d’Hydrologie Médicale):‘Bùn khoáng là những sản phẩm tự nhiên, kết quả của quá trình phối hợp nước khoáng (bao gồm nước biển và nước hồ mặn) với những hợp chất hữu cơ hay vô cơcó nguồn gốc từ quá trình địa chất hóa hay vi sinh vật hóa hay cả hai tiến trình này,được sử dụng trong trị liệu dưới dạng đắp hay ngâm tắm’.

Theo định nghĩa năm 2004 của  Pháp thì bùn khoáng là những sản phẩm được tạo ra do sự tiếp xúc của nước khoáng với các chất vô cơ và hoặc hữu cơ, được sử dụng với mục đích điều trị bởi một cơ sở trị liệu bằng  nước khoáng nóng được công nhận trong vùng có mỏ nước khoáng nóng.

Bùn khoáng được định nghĩa là sản phẩm có kiểm soát xuất phát từ nước khoáng(vd: tủa) hay kết quả của sự tiếp xúc ít nhiều giữa nước khoáng với những nguyên liệu là kết quả của tiến trình địa chất hóa (vd: sét) hay cả địa chất hóa và vi sinh hóa (vd: cắn, bùn) sử dụng trong trị liệu bới một cơ sở nước khoáng được chứngthực trong tổ chức các nhà sản xuất nước khoáng’.

Từ bây giờ, các chuyên gia về khai thác và sử dụng khoáng nhất trí bùn khoáng mộtcách đơn giản là sản phẩm cấu thành từ hỗn hợp chất nền rắn (đất, sét, cắn, tủa..) với nước khoáng. Còn bùn nhân tạo được biết đến như là bùn khoáng thiên nhiên cóhệ thống vi sinh vật đặc biệt phát triển trong quá trình tiếp xúc lâu dài giữa những thành phần khác nhau (giai đoạn ‘chín’). Như vậy bùn nhân tạo được biết đến nhưlà bùn thiên nhiên đặc biệt, là kết quả của quá trình ‘làm chín’.

Phân loại bùn khoáng

Trên thế giới, có nhiều trung tâm sử dụng các chế phẩm về khoáng, đặc biệt là bùn khoáng trong trị liệu. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại bùn khoáng đều giống nhau, phần lớn các trung tâm tự đề nghị một loại bùn riêng được phân biệt với những bùn khác dựa vào thành phần, cách sản xuất cũng như cách sử dụng chúng trong trị liệu.

Hầu hết sự phân loại bùn khoáng đều dựa trên 3 đặc tính sau đây:

- Đặc tính kỹ thuật : dựa trên kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất bùn khoáng.

-Đặc tính lý hoá: dựa trên cấu tạo và thành phần của bùn khoáng.
-
Đặc tính sinh học và trị liệu lâm sàng: dựa trên những hoạt tính sinh học và ứng dụng trị liệu.

3. Nguồn khoáng Dakai

Nguồn nước khoáng Dakai, còn có tên khác là Dangun, miền Đông Nam bộ, tại làngSùng Nhơn, huyện Đức Linh, tỉnh Đồng Nai, cách Tp HCM 180km về phía Bắc.

Nước khoáng thiên nhiên tại nguồn này đã được lấy mẫu và phân tích tại Viện Pasteur năm 1956. Nó được biết đến từ đó với tên “vùng thung lũng sông La ngà”. Vào năm 1992, nhóm địa chất 705 đã khoan 2 lần với độ sâu 30m và lưu lượng là 173m 3/j khoảng chừng 2l/s để lấy mẫu khảo sát thành phần lý hóa như tiến hành thực nghiệm vào năm 1956.

Ngày 26 tháng 3 năm 2007, viện Pasteur lại lấy mẫu một lần nữa tại giếng khoan số1 và bảo quản trong chai ethylen tỷ trọng thấp chuyên dụng. Mẫu được đưa về việnPasteur để kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh và được gửi sang Pháp để kiểm các chỉ tiêu về lý hóa. Dưới đây là bảng thống kê kết quả các số liệu thực nghiệm về đặc tính lýhóa qua các năm của nguồn nước khoáng Dakai (bảng 2).

Phân loại: nước khoáng thiên nhiên carbonate và silicate, nóng vừa.

Sử dụng: nước được đóng chai từ năm 1994. Nhà máy đóng chai tại tỉnh Bình Thuận, cách nguồn khoảng mười mấy km.

Kết quả phân tích nước khoáng và bùn khoáng nguồn Dakai

Các chỉ tiêu từ  mẫu nước khoáng nóng và  mẫu bùn khoáng tại nguồn Dakai được phân tích tại tại Bộ môn Sinh hóa, Bộ môn Phân tích Kiểm nghiệm Trường Đại học Y Dược TP.HCM, Phòng phân tích Hóa Lý Viện Pasteur TP.HCM - Việt Nam.

Kết quả cho ta thấy, với bản chất là nguồn nước khoáng thiên nhiên có nhiệt độ trung bình 38 0C, hàm lượng muối bicarbonat của natri, calci, magne cao, các nguyên tố vi lượng rất phong phú, đặc biệt hàm lượng Fluor cao, nên nước khoáng thiên nhiên Dakai rất tốt để điều trị các bệnh : thấp khớp, bệnh về đường tiêu hóa, gan mật, và các bệnh về chuyển hóa.

Bùn khoáng tự nhiên Dakai nên được tạo dạng bột nhão đưa vào chữa bệnh thấp khớp.

Về ứng dụng trị liệu của bùn khoáng và nước khoáng nóng thiên nhiên:

- Tác dụng của nhiệt: nhiệt độ là yếu tố vật lý quan trọng tác động đến tuần hoàn của da và khả năng co giãn của lớp cơ bên dưới.

- Tác dụng của cation: Khi đắp bùn sẽ có sự trao đổi ion như canxi, manhê từ bề mặt các lớp phân tử sét với nguyên tử natri và sản phẩm chứa amoni sản xuất từ da bệnh nhân. Chẳng hạn hoạt tính sơ bộ của các nguyên tô vi lượng sinh ra, Mn 2+làm giảm đau cơ; Mg 2+  điều hòa chuyển hóa canxi và sự hóa xương, cơ chế đau khớp; Al 3+làm giảm chứng mất ngủ của người bệnh hư khớp; Cu 2+làm giảm các bệnh do viêm, viêm đa khớp; SO 42-làm giảm sưng phù nề; Ca 2+làm kích thích cơ chế điều hòa nội; S 2-cố định trên xương khớp,…

- Ngoài ra, bùn khoáng có rất nhiều tác dụng khác như: kháng viêm, hiệu quả bảo vệ sụn, hoạt tính trên xương khớp, bệnh liên quan đến khớp như viêm khớp, thấp khớp,…; những bệnh về cơ xương khớp như hư khớp, thoái hóa cột sống, chứng teo cơ và chứng u xơ cơ,…; tác dụng an thần do khả năng thư giãn và tái tạo đối với những bệnh nhân sau khi đắp bùn; tác dụng làm lành sẹo; cung cấp các vitamin (tăng sản xuất vit B, C); ngoài ra bùn khoáng còn kích thích tiết hormon.

Ngày nay, bùn khoáng đã dược ứng dụng rất nhiều trong y học, do đó các phương thức trị liệu được sử dụng ngày càng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, hiện nay bùn khoáng được sử dụng theo 2 phương thức cơ bản nhất là: ngâm (đắp), và tắm bùn khoáng và nước khoáng.

4. Kiến nghị

Ở VN hiện đã phát hiện khoảng 50 mỏ nước khoáng, riêng tỉnh Bình Thuận đã có 3 mỏ đang được khai thác và có năng suất cao, trong đó có mỏ nước khoáng DaKai và Vĩnh Hảo có hàm lượng khoáng chất cao. Tiềm năng đó mở ra triển vọng rất lớn cho ngành công nghiệp nước khoáng VN.

Nước khóang thiên nhiên Dakai là nguồn nước khoáng thuộc suối Dagun -Bình Thuận, là sản phẩm nước duy nhất có chứa hàm lượng Iot tự nhiên được chính phủ Việt Nam khuyến cáo nên dùng cho lứa tuổi học đường. Được tổ chức Quacert Australia & Newzeland đánh giá phù hợp tiêu chuẩn HACCP(vệ sinh an toàn thực phẩm) đẳng cấp quốc tế, là sản phẩm duy nhất được tổ chức y tế thế giới (WHO) công nhận.

Nước khoáng thiên nhiên DaKai, có nhiệt độ 50 0C, thành phần khoáng rất tốt, trữ lượng dự báo ở cấp C­ 1khoảng 60,5 m 3/ngày có thể khai thác công nghiệp và tổ chức du lịch nghỉ dưỡng tắm nước khoáng nóng. Hiện công ty Bia Sài Gòn đã đầu tư xây dựng nhà máy nước khoáng từ 10 năm nay, công suất đạt khoảng 10.000.000 lít/năm.

Ngày nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường, nhu cầu sử dụng nước khoáng và bùn khoáng thiên nhiên vào các mục đích khác nhau, trước hết là để đóng chai, chữa bệnh, điều dưỡng, phục vụ du lịch, ngày càng to lớn. Nhiều công ty, xí nghiệp nước khoáng đã ra đời và đang cần những nguồn tài liệu đáng tin cậy để chọn đối tượng đầu tư khai thác phù hợp với yêu cầu và có lợi nhất. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần có những tài liệu cơ bản về nguồn khoáng để phục vụ công tác quy hoạch phát triển và quản lý nguồn tài nguyên quý này.

Trước những tiềm năng và hữu ích của các nguồn nước khoáng thiên nhiên mà tạo hóa đã ban tặng cho nước ta, chúng ta cần khai thác các đặc tính phù hợp để sử dụng trong trị liệu. Vấn đề hiện hữu và lâu dài là cần phải tiến hành xác định thành phần hóa học và định hướng trị liệu của nguồn khoáng Dakai, góp phần đưa một trong những nguồn nước khoáng phong phú của Việt nam được công nhận có tác dụng trị liệu theo đúng tiêu chí về nước khoáng và bùn khoáng của Pháp và Châu Âu. Phải xây dựng quy trình sản xuất và tiêu chuẩn hóa bùn nhân tạo từ nguồn bùn khoáng thiên nhiên nguồn DaKai. Tiến hành thử nghiệm lâm sàng để xác định tác dụng hổ trợ trị liệu của bùn tự nhiên và bùn nhân tạo sản xuất từ nguồn DaKai.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.