Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 01/07/2005 14:59 (GMT+7)

Khám phá mới về nguồn gốc quốc huy nước Nga

Từ một chuyện tình...

Đó là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với thế giới Thiên chúa: quân đội Hồi giáo tấn công các đường biên giới phía Đông châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ đem quân phá huỷ Đế chế Byzantine và chiếm giữ thành phố Constantinople, sau đó được đổi tên là. Hy Lạp là mục tiêu chinh phục tiếp theo. Cuối cùng, đội quân của vị vua khét tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Mohammed II đã tiến sát tới

Vào thời điểm ấy, Giáo hoàng chỉ có duy nhất 1 cách để tự vệ, đó là gia đình bất hạnh của Thomas Palaeologus, em trai quốc vương Byzantine, người đã tháo chạy tới Rome. Thomas có một cô em gái, Công nương Sophia. Giáo hoàng đã bảo vệ cô và muốn tìm cho cô một người chồng có thể củng cố vị trí của vào thời điểm khó khăn ấy.

Cuối cùng, Giáo hoàng nhắm vào, nơi Đại công tử Ivan III vừa mất vợ. Ông là vị quân vương vĩ đại nhất trong lịch sử Nga trước thời Peter Đại đế. Trên thực tế, Ivan III là người duy nhất có thể đấu chọi với Quốc vương Thổ Nhĩ Kỳ cả về trí tuệ và binh lực. Dưới sự trị vì của ông, nước Nga đã thoát khỏi ách áp bức của tộc người Tartar. Cũng chính dưới thời Ivan III, bộ luật và dịch vụ đưa thư đầu tiên đã xuất hiện. Ông thành lập lực lượng cảnh sát, dẹp yên được bạo động tại Novrogod, kiềm chế vương quốc, đánh bại Quốc vương Kazimierz của Lithuania-Ba Lan.

Mặc dù đã từng kết hôn và có một con trai, Đại công tử Ivan khi ấy mới chỉ 20 tuổi. Giáo hoàng hy vọng nếu cưới công nương Sophia nghèo khó, Ivan III sẽ muốn giành lại Constantinople cho Sophia và gây chiến với Thổ Nhĩ Kỳ. Những sứ giả được phái tới để mang chân dung của vị công nương trẻ tới cho Ivan III. Cô là một trang dung nhan tuyệt mỹ, và nếu như cô không đẹp, thì vị quân vương Nga cũng vẫn sẽ chấp nhận đề nghị của Giáo hoàng. Ivan ngay lập tức nhận ra những lợi ích chính trị to lớn của cuộc hôn nhân này đối với người thừa kế hợp pháp ngai vàng Byzantine. Đám cưới sẽ ngay lập tức biến Ivan III thành bá chủ của một vùng lãnh thổ rộng lớn và là người thừa kế đế chế vĩ đại từng đem ánh sáng của đạo Cơ đốc tới Nga.

Sophia không phải là người Thiên chúa giáo mà là người theo Cơ đốc chính thống. Ivan III ngay lập tức đồng ý và gửi tuỳ tùng sang kèm theo những món quà vô cùng hào phóng dành cho cô dâu và vị Giáo hoàng. Đám cưới diễn ra không có chú rể tại Nhà thờ lớn Thánh Paul với sự chứng kiến của Giáo hoàng và Đại sứ Nga đại diện cho Ivan III.

Rời Rome vào ngày 1/6 khi ở Italia đang là mùa hè, Sophia tới 6 tháng sau vào một ngày mùa đông giá rét và lần đầu tiên được gặp chồng. Ivan III đợi cô dâu của mình trong cung điện của Hoàng thái hậu Nga. Đám cưới thực sự được tiến hành buổi tối hôm đó.

Sophia đã lần lượt hạ sinh 3 con gái và 6 con trai, con trai lớn nhất đã thừa kế ngai vàng. Công nương đã đem tinh thần của nền văn hoá Italia tới. Chính bà là người đã khuyến khích Nga hoàng xây dựng thành luỹ Kremlin theo lối kiến trúc Florentine: một quần thể các cung điện và nhà thờ nằm bên trong bức tường đỏ. Cũng chính dưới thời Sophia, những khu vườn treo và ao thả cá đầu tiên đã xuất hiện.

Nhưng món hồi môn lớn nhất mà Sophia mang tới nước Nga chính là huy hiệu của Byzantine - một con đại bàng vàng hai đầu trên cái triện của vị Hoàng đế Byzantine cuối cùng. Con đại bàng tượng tưng cho sự độc lập và hai đầu tượng trưng cho quyền lực ở hai vùng Đông, Tây của đế chế. Cả hai đầu đều mang vương miện biểu trưng cho quyền lực kép. Người Nga rất ngưỡng mộ quyền lực bí hiểm của chiếc quốc huy.

Thăng trầm của chiếc quốc huy

Lúc đầu, không ai dám thay đổi, nhưng sau đó Ivan Bạo chúa (Ivan IV) đã ra lệnh đúc thêm một cái khiên vào ngực con đại bàng, hình Thánh George trên lưng ngựa, giết một con rắn bằng mũi giáo của mình.

Sự thay đổi này khiến cho quốc huy của nước Nga trở nên đáng sợ, hai đầu đại bàng đã được bổ sung thêm bởi 3 cái đầu khác - đầu của chiến binh, đầu ngựa và đầu rắn. Song nó cũng chưa đủ và trong 4 thế kỷ sau đó triều đại Romanov đã liên tục thay đổi quốc huy. Lúc đầu, hai cánh của đại bàng giang rộng một cách tự hào như thể nó chuẩn bị bay. Hai mỏ đại bàng mở rộng cho thấy hai cái lưỡi giống hình con rắn và móng vuốt đại bàng vô cùng vĩ đại trong đó nắm giữ cây gậy quyền lực và một quả cầu.

Ngay cả những chiếc vương miện trên đầu đại bàng cũng được đặt rấthiên ngang. Chiếc quốc huy vì thế tượng trưng cho sự hiếu chiến, song vẫn chưa đủ. Peter Đại đế đã quyết định trang trí thêm một dây chuyền vàng - món trang sức của Thánh Andrew Đệ nhất lên ngực đạibàng. Ông còn cho sơn màu đen - màu của sự can đảm và ông đã đặt con đại bàng đen lên cao vì nghĩ rằng con đại bàng vàng trước đây chỉ bảo vệ cho chiếc tổ, chứ không phải tấncông.

Con đại bàng của Peter Đại đế đánh dấu chính sách mở rộng mới của Nga. Vào đầu thế kỷ 19, Hoàng đế Alexander I đã quyết định đế chế của ông - vốn chiếm giữ 1/3 diện tích bắc bán cầu, đã đạt mức giới hạn và ra lệnh cho phục hồi màu vàng của đại bàng. Ông cũng thay thế cây gậy, quả cầu bằng những tia chớp, một ngọn đuốc và vòng nguyệt quế.

Thời kỳ này, quốc huy của Nga đảm bảo cho người dân hoà bình và ngọn nến của sự khai sáng, cho kẻ thù thấy tia chớp của sự trả thù nếu họ dám tấn công. y"> Song đến thời Alexander II, Nikolai I và Alexander III, Nga lại tiếp tục mở rộng đế chế. Nga chiếm Dagestan và Azerbaijan ở vùng Caucasus, gây chiến với Thổ Nhĩ Kỳ sau đó sáp nhập Bessarabia và cuối cùng giải phóng Hy Lạp, Serbia, Moldova, trao cho những vùng này quyền tự trị. Tiếp đến là việc chinh phục Lithuania, giải phóng Bulgaria, cuộc chiến 20 năm chống các nhà nước Hồi giáo ở vùng sa mạc gần biển Caspian, sáp nhập Trung Á. Phần Lan là chiến lợi phẩm cuối cùng.

Vị hoàng đế cuối cùng của Nga, Nikolai II nhận thấy cần phải tuyên bố thêm một lần nữa rằng Nga đã đạt giới hạn và yêu cầu trang trí thêm vào quốc huy những biểu tượng của hoà bình. Hai cánh của đại bàng lập tức được vẽ thêm quốc huy của những nước mới sáp nhập như Kazan, Ba Lan, Phần Lan và bán đảo Tauric.

Chừng ấy dường như đã đủ. Có vẻ như chú đại bàng vàng sẽ không bao giờ cất cánh vào vùng trời chiến tranh. Nhưng lịch sử của nước Nga lại trải qua một bước ngoặt. Sau cuộc cách mạng tháng 10/1917, quốc huy cũ bị xoá bỏ và quốc huy mới của Liên Xô xuất hiện. Nó mô phỏng hình trái đất với vầng mặt trời đang mọc ở phía trên.

Sau khi Liên Xô tan rã, một lần nữa quốc huy của Nga lại thay đổi. Quốc huy hiện tại ra đời từ những đau thương của lịch sử hiện đại. Lúc đầu, quốc huy cũ được phục hồi song bỏ hết những vương miện và biểu tượng quyền lực. Hai mỏ đại bàng cũng khép lại. Giới phe bình ngay lập tức gọi chú đại bàng là "con gà mái xoàng xỉnh" và chỉ ít lâu sau hoạ sĩ Yevgeny Ukhnalev đã phục hồi gần như tất cả những chi tiết bị bỏ đi trước đây.

Trở lại nguyên hình

Quốc huy mới của nước Nga chính thức được thông qua tháng 12/2000. Hiện, quốc huy giống như của một nhà nước quân chủ với tất cả những chi tiết đại diện cho quyền lực của Sa hoàng được phục hồi. Song nó lại là biểu tượng cho một chế độ cộng hoà liên bang.

Chú đại bàng hai đầu được mô phỏng trên một chiếc khiên màu đỏ mũi hướng xuống dưới. Chú đại bàng mang trên đầu hai vương miện nhỏ và một vương miện lớn. Cả ba vương miện được bao quanh bởi một dải ruy băng. Ở móng phải của đại bàng có một cây gậy và bên trái là quả cầu. Trên ngực đại bàng lại có một chiếc khiên mang hình quốc huy Nga - một kỵ sĩ bằng bạc trong chiếc áo choàng xanh ngồi trên lưng con ngựa bạc đang giết một con rồng đen bằng chiếc giáo bạc.

Hình ảnh này có thể được hiểu như sau: Nga vẫn được bảo vệ bởi Chúa ba ngôi, đặt niềm tin vào Chúa trời, Sa hoàng và tổ quốc. Nga đặt trọng tâm vào việc thống nhất lãnh thổ, ngoài ra không có gì khác. Nga tuân thủ theo luật pháp và công lý trong trật tự thế giới, thể hiện bởi trật tự của ruy băng. Nga không đe doạ các nước khác. Những ý định của Nga trong sáng như bạc, quân đội Nga tuân thủ các nguyên tắc chân chính như màu xanh và mũi giáo hướng xuống dưới nhằm chống lại mọi tội ác xấu xa của loài người.

Với tất cả những ý nghĩa ấy, quốc huy của nước Nga tượng trưng cho lời thề của quân đội và lời cầu nguyện của người Nga.

Nguồn: vnn.vn 28/6/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…