Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 19/03/2009 15:51 (GMT+7)

Khám phá bí ẩn câu ca dao về hoa sen

Chẳng ai không thuộc câu ca dao gần gũi, mà cũng xa vời vợi, tình từ này từ tấm bé. Song, hình như không ai biết về cây hoa sen bên đình kia có hình dáng ra sao. Nhiều người nghĩ là loài hoa sen mọc trong đầm, cũng có ý kiến rằng do các cụ tưởng tượng ra và có cả nhận định về loài cây cỏ thật nhưng đã tuyệt chủng. Chúng tôi nghiêng về giả thiết cuối với niềm tin nó còn tồn tại đâu đó trong khắp nẻo dân gian.

Có thật một loài sen

Không thể là hoa sen mọc trong đầm nước được, tôi luôn nghĩ vậy. Các cụ ta vốn thông minh, dí dỏm và có tài thơ văn khi giãi bày tình cảm lứa đôi hay sử dụng các thủ pháp như ước lệ, mượn cảnh vật tả người, hoặc để tăng sự lãng mạn... Chỉ với hai câu thơ đầu về cây sen kia cũng đã cho thấy những điều này. Nhưng có một điểm hết sức vô lý, nếu là hoa sen mọc trong đầm thì sao có thể vắt áo lên được, vì làm gì có cành. Chẳng nhẽ chàng trai trong câu ca dao lại tung cái áo vào lòng lá sen vốn khum khum như cái mẹt có đáy (!). Thật không bình thường, ai lại đi chọn cái nơi hết sức mong manh như vậy. Không chỉ có vậy, trong kho tàng văn học dân gian của ta còn có những câu hát nhắc tới loài cây này không kém phần nổi tiếng: Lên chùa bẻ một cành sen / ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng. Bản chất ca dao là dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc. Các cụ không thể sáng tác để... đánh đố bạn hát / bạn tình và cả con cháu của mình sau này được. Chắc chắn phải là loài cây mọc trên đất, có cành, có lá, có hoa.

Đang loay hoay tìm hướng để vào miền cổ tích của cây hoa sen thì bất ngờ có được chiếc chìa khoá đầu tiên. Ngày nọ cách đây hơn một năm, trong câu chuyện tình cờ, nhạc sĩ Thao Giang cho biết đã từng nghe các cụ nói ở quê ông có loài cây tên là sen. Vậy là từ Hà Nội, chúng tôi đi xe máy mất chừng 30 phút tới Quảng Minh (Thanh Oai, Hà Tây), dân gian gọi là làng Sái, xưa thuộc tổng Đại Định, phủ Thanh Oai, Hà Đông - quê hương có cây sen. Gặp anh Nguyễn Văn Mừng, 51 tuổi, ngay đầu làng, anh nói: “Bà cụ thân sinh có kể cho tôi nghe về cây sen, nhưng lâu quá tôi không nhớ nữa. Chắc cụ Đệ cùng thời cụ vẫn nhớ”. Cụ Đệ trước là ông từ coi đền làng, hẳn biết rõ cây sen, song đã 91 tuổi, cụ không còn minh mẫn. Thăm hỏi một lúc định bụng chia tay thì ông Nguyễn Văn Tích, 71 tuổi, con trai cụ nói: “Cả vùng chỉ có duy nhất một cây sen cổ thụ mọc ở gò đất giữa ao đình rộng tới 5 sào. Cái tên Ao Sen cũng từ đó mà ra”. Ông Tích kể tiếp, ngày ông chưa đầy 10 tuổi cùng đám bạn ra bờ ao chơi nhưng chưa bao giờ đến sát nơi cây sen ngự. Tiếc là giờ cây sen đã không còn nữa, năm 1948 giặc Pháp ở bốt Thạch Bích và Khúc Thuỷ về chiếm làng, họ đã đốt đình. Thật lạ, kể từ khi đình không còn, dù nước hồ vẫn đầy nhưng cây sen ngày một úa tàn, gần chục năm sau thì chết hẳn. Vậy là dù lỡ cơ hội mục sở thị cây sen nhưng chuyến đi đã khẳng định có thật một loài sen trong ca dao.

Nơi phát tích câu ca dao (?)

Cũng chính những câu chuyện với các bậc cao niên trong làng Sái về truyền thống văn hoá, những phong tục đặc trưng ở nơi đây đã khiến chúng tôi hết sức bất ngờ bởi trong câu ca dao về cây hoa sen kia có những chi tiết rất trùng hợp khớp với bối cảnh, thời gian, không gian và phong tục văn hoá ở địa phương này.

Hoa cây sen đất.
Hoa cây sen đất.
Ông Tích cho biết, Ao Sen nằm ngay đầu làng, bước qua cổng làng mới hết ao là đến phần đất của quần thể đình, đền, chùa làng. Phần đất này xưa cũng rộng bằng Ao Sen (5 sào), đình làng nhìnthẳng ra ao, con đường làng đi song song với ao và đình, phía bên kia đường con sông Nhuệ êm đềm trôi. Khu vực này được coi là vùng đất thiêng của làng nhưng mặt khác với phong cảnh hữu tình nó cònlà nơi nam thanh nữ tú thường lui tới trò chuyện. Những đêm rằm tháng 8, trai gái trong vùng tụ hội cùng hát trống quân. Bà Nguyễn Thị Chế - 70 tuổi vợ ông Tích - cất tiếng: Hôm qua tát nước ao đình / Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen...Ngưng giọng, bà kể: “8 – 9 tuổi tôi hay đi xem các cụ hát ở bãi chợ đầu làng, các cụ còn hát trốngquân ở dọc hai bờ sông Nhuệ”. Nhưng sao lại tát nước ao đình thưa hai bác? Tôi thắc mắc bởi nếu là công việc nhà nông đưa nước vào ruộng thì phải tát từ sông hay mương, máng chứ; mặt khác hình nhưcông việc này xưa phần nhiều do phụ nữ làm. Ông Tích giải thích: “Không phải việc cấy cầy mà là tát nước từ ao ra sông Nhuệ”. Ông cho biết: Ao đình chính là Ao Sen, ao chung của làng giao cho ông từquản lý. Ai nuôi cá 2, 3 năm thu hoạch một lần. Khi thu hoạch, trai tráng trong làng cùng nhau tát nước vì làng coi đây là việc chung. Chọn dịp nước sông xuống thấp để tát, khi nước sông dâng cao sẽmở cửa cống cho nước tràn vào ao. Có thể sau lúc lao động mệt mỏi các chàng trai đã sáng tác những vần thơ đáng yêu kia chăng? Nếu vậy thì lúc này có chót nhỡ “bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen” mớicó lý được. Bà Nguyễn Thị My, 72 tuổi, một nghệ nhân hát ví của làng cho biết thêm: “Khoảng 60 năm trước các cụ vẫn còn tổ chức hát, tôi còn nhớ ngoài câu hát về cây hoa sen kia, các cụ còn có câuhát ví dí dỏm này nữa – bà cất giọng: Hôm qua tắm nước ao đình / Bỏ quên khăn mặt trên cành hoa sen / Nhặt được cho chúng em xin / Hay là anh để làm tin trongnhà...

Theo chân anh Mừng đi “khảo sát”, cổng làng và cây muỗm cổ thụ bên bờ ao, cũng một phần cống ao (nơi xưa kia dùng để đưa nước từ sông Nhuệ tràn vào ao), vẫn còn: Ao Sen giờ vẫn được gọi với cái tên ấy nhưng gò đất nơi cây sen “ngự” đã mất, diện tích mặt nước chỉ còn bằng một phần ngày xưa; cụm di tích đình, chùa sau khi bị cháy bà con đã dựng lại với quy mô nhỏ hơn, riêng đền chuyển xuống cuối làng; khoảng sân rộng kéo dài từ đình tới ao giờ cũng không còn nữa.

Rõ ràng cây sen đã là một phần với người dân ở đây. Những trùng hợp thú vị đã giải mã toàn bộ sự chưa hợp lý trong câu ca dao, đó chính là cơ sở để có thể khoanh hẹp nơi phát tích câu cao dao chính là vùng Thanh Oai – Hà Tây.

Chưa tuyệt chủng

Chưa thực sự giải toả khát khao khám phá cây sen, tôi vẫn tiếp tục những chuyến đi tìm kiếm. Đầu tháng 3, tôi tới Huế, qua sự giới thiệu của nhà dân tộc nhạc học Mỹ gốc Việt, GS. TS Nguyễn Thuyết Phong, tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Hữu Vấn, một nghệ nhân sinh vật cảnh đất cố đô. Ông cũng khẳng định cây sen chỉ có ở miền Bắc, do chưa nhìn thấy nên ông cho rằng khả năng các cụ đọc chệch từ cây sanh. Nhớ lại lời tả về cây sen của ông Tích: “Cây giống cây sanh nhưng lá to hơn, có những búp giống với hoa sen dưới đầm”, chúng tôi đã nghiêng về giả thiết đó chính là cây đa Ấn Độ, vì nó khá tương đồng với những chi tiết trên, nhất là búp chụm lại giống nụ sen có màu hồng sậm hơn cánh sen. Song, bởi đó là những lời kể từ trong ký ức của một ông già đã hơn bảy mươi về một loài cây mà ông chưa một lần được chạm vào cành lá và ngắm những bông hoa nên chúng tôi vẫn đặt thêm giả thiết còn một cây sen riêng biệt đang hiện hữu đâu đó trong dân gian. Lại tiếp tục tìm kiếm khoanh vùng trong địa phương Thanh Oai, lần này chúng tôi mở rộng sang các làng lân cận với làng Sái. Sau chén trà mạn ở một làng quê, có cụ già đã mách chúng tôi tới chùa Bối Khê thuộc xã Tam Hưng, cách làng Sái chừng 4 – 5km. Vừa bước chân qua cổng tam quan ngôi chùa hơn 600 năm tuổi, trong ngổn ngang những gạch đá cát sỏi để trùng tu chùa, như giấc mơ thành sự thật, có tới 2 cây sen mà chúng tôi tìm kiếm suốt bấy lâu hiện lên ngay trước mắt. Cây không lớn lắm, chỉ cao chừng 1,5 – 2m, đường kính 3 – 5cm, cùng họ với cây sanh, có cành, nhưng lá sen dầy hơn, to hơn lá sanh nhỏ hơn lá đa, mọc theo chùm kiểu như lá cây trứng gà. Nơi đây gọi tên là cây sen đất.

Vào sâu trong chùa, chúng tôi phát hiện thêm một cây sen đất nữa cao lớn hơn, chừng 3,5m đường kính thân khoảng 20 – 22cm, cây mọc ngoài sân bên hông toà Tam Bảo. Bà Giá, 70 tuổi, là bà vãi trông nom chùa cho biết, trước đây chùa còn một cây to như thế mọc đối diện cây này ở bên kia nhưng đã bị chết. Để tránh bị mối xông, bảo vệ an toàn cho cây còn lại, nhà chùa đã tưới dầu hoả vào thân cây phía gốc. Cây sen đất nhìn chỉ bằng cây hồng xiêm trưởng thành nhưng tuổi đời đã cỡ trăm năm, từ ngày còn trẻ bà Giá đã thấy cây sen như thế này. Bà kể, chùa muốn nhân thêm nhiều cây, nhiều người dân cũng muốn mang về trồng, nhưng đều không thành, sen đất chỉ sống được ở chùa. Mà ngay cả nơi đây, vừa rồi, phải nhiều lần chiết cành mới có thêm được hai cây. Bà Giá nét mặt rạng lên cho biết, năm qua, cả hai cây non đều nở hoa, nở liên tục trong tháng 3 – 4 âm lịch, nếu tính tất cả phải tới vài chục bông. Hoa có màu trắng, to bằng cái đĩa nhỏ.

Biết chúng tôi muốn được nhìn thấy những bông hoa của cây sen đất, bà Giá đã dẫn sang gian khách của chùa. Thực sữ ngỡ ngàng, bông hoa sen tuyệt đẹp, đúng là cả nụ và hoa cây sen giống với bông sen dưới nước thật, nhưng khi nở cánh có phần nhiều hơn, kiểu như hoa trà vậy. Nhìn những bài viết, bài thơ, những tấm ảnh treo đầy trên hai bức tường nơi đón khách mới cảm nhận được vị thế của cây sen đất ở nơi đây. Trong bài thơ của ông Nguyễn Trực có đoạn: Loài sen quý hiếm đất quê ta / Ngan ngát hương hoa sắc mặn mà / Bông trắng nhị vàng hương lịch lãm / Tán khum thân trực dáng kiêu sa…Người dân địa phương coi là cây thiêng tựa như cây đa, cây đề, là nơi thần linh trú ngụ nên tuyệt nhiên chẳng bao giờ những chàng trai cô gái có thể bẻ cành hay vắt áo lên cành trong những lần hẹn hò được. Song cây sen đất lại luôn hiện hữu một cách gần gũi trong đời sống thường nhật của người dân, đó chính là lý do để các cụ đã mượn những tình tiết nên thơ của loài cây huyền diệu cho tâm tình thêm đậm đà thi vị.

Hơn một năm vừa qua, trong những chuyến đi khảo sát khắp các tỉnh thành phía Bắc, tới đâu chúng tôi cũng không quên một câu hỏi về cây sen. Tất cả câu trả lời đều là hoa sen dưới nước, ngay cả một vài nghệ nhân trong Thanh Hoá, nơi vốn có bài dân ca nổi tiếng về cây sen cũng không hề biết đến loài cây này. Kết hợp với tính chất âm nhạc, chúng tôi tin chắc rằng câu ca dao, kể cả âm nhạc của bài dân ca về cây sen trong Thanh Hoá, phải có phát tích hoặc một mối liên hệ nào đó với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng vì sao nó lại sống rất mạnh mẽ trong dân gian ở xứ Thanh còn là một điều bí ẩn cần được khám phá trong thời gian tới. Chỉ duy ở Hà Nội, nghe nói loài cây này đã từng hiện hữu ở làng hoa Ngọc Hà. Song, cây sen giờ chỉ còn tồn tại ở Thanh Oai. Và chỉ ở nơi đây mới có những câu chuyện, bối cảnh gắn với đời sống tinh thần, lao động của người dân tương đồng với những gì được diễn tả trong những câu ca dao về cây sen.

Chúng tôi khép lại những ngày rong ruổi khắp nơi để khám phá sự bí ẩn của loài sen đã trở thành huyền thoại trong kho tàng ca dao Việt Nam với một kết quả đầy bất ngờ thú vị.

Xem Thêm

Thanh Hoá: Tìm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao
Chiều ngày 26/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội thảo đóng góp ý kiến cho báo cáo tham vấn về chủ đề: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.
Bình Thuận: Giải pháp xây dựng công trình bảo vệ bờ biển
Sáng ngày 22/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức hội thảo “Giải pháp đầu tư xây dựng công trình bảo vệ bờ biển tại các khu du lịch trên địa bàn tỉnh”.
Phú Thọ: Đề xuất giải pháp phát huy tiềm năng Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Ngày 20/8, Liên Hiệp Hội tỉnh Phú Thọ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp tỉnh, Vườn Quốc gia Xuân Sơn tổ chức hội thảo tư vấn phản biện và giám định xã hội về: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy tiềm năng, lợi thế Vườn Quốc gia Xuân Sơn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Ứng dụng công nghệ mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu
Ngày 16/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Viện Nghiên cứu công nghệ hỗ trợ Nông nghiệp (Astri) và một số đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo với chủ đề “Ứng dụng công nghệ mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu”.
Bình Thuận: Nghiên cứu lai tạo giống lúa mới gắn với hiệu quả kinh tế
Ngày 07/8/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Trung tâm Khuyến nông và Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh tổ chức hội thảo “Kết quả nghiên cứu lai tạo giống lúa mới gắn với hiệu quả kinh tế áp dụng sạ cụm, hướng đến chuyển giao giống, cơ giới hoá đồng bộ và sản xuất giảm phát thải các bon”.
Kon Tum: Bảo tàng văn hóa Bahnar lên không gian mạng
Hai em Trần Phương Bảo Linh và Nguyễn Nam Phương, học sinh lớp 10A3, Trường THPT Kon Tum đã sử dụng công nghệ thông tin để số hóa những giá trị di sản đặc sắc của dân tộc Bahnar ở Kon Tum đưa lên không gian mạng bằng “Bảo tàng số văn hóa Bahnar”.

Tin mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tiếp tục huy động tối đa nguồn lực, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão số 3
Chiều 9/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp chỉ đạo việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì cuộc họp...
Vĩnh Long: Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra và Quản lý sở hữu trí tuệ
Ngày 6/9, Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Nội Vụ, Công ty Cổ phần Tư vấn Chuyển giao Sở hữu Trí tuệ Quốc tế đã tổ chức hội nghị tập huấn “Nghiệp vụ kiểm tra tổ chức hội và Quản lý tài sản sở hữu trí tuệ của cơ quan hội, đơn vị công lập và ngoài công lập”.
Bộ Chính trị điều động, phân công đồng chí Đỗ Trọng Hưng giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Chiều 5-9, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị.