Hỏi đáp về chăn nuôi lợn nái
Đáp:Điều trước tiên cần biết hiện tượng lợn nái sắp đẻ và chăm sóc khi đẻ, sau khi đẻ. Đó là 3 thời kỳ cần chú ý:
- Lợn nái sắp đẻ:
Khi thấy lợn căng bầu vú, nặn đầu vú có sữa trong tiết ra (sữa đầu), mông bị sút là lợn sắp đẻ (khoảng 2 - 3 giờ). Trước đó khoảng 2 ngày, âm hộ lợn hơi sưng, lợn đi lại quanh chuồng, bỏ ăn, ỉa phân cục không vào chỗ nhất định, ủi máng ăn, máng uống kể cả cơm lót chuồng. Khi tìm chỗ nằm, âm hộ chảy nước nhờn là lợn nái bắt đầu đẻ.
- Lợn đẻ
Cần chuẩn bị nơi kín gió, ấm, lót rơm mềm để nhốt riêng lợn sơ sinh, hoặc nhốt vào thùng có lót lá khô. Chuẩn bị khăn hoặc vải mềm sạch để lau khô lợn con mới sinh.
Khi lợn đẻ bọc nước ra trước, lợn con ra theo, sau đó bình thường cứ 10 phút đẻ ra một con. Thời gian đẻ từ 2 - 3 giờ, nếu lâu từ 8 - 10 giờ là do lợn mẹ yếu, có thể do suy dinh dưỡng hoặc bị bệnh. Trường hợp này lợn con dễ bị ngạt chết. Khi đẻ lợn mẹ thường nằm nghiêng 1 phía,bốn chân duỗi thẳng, thỉnh thoảng lưng cong, bụng thót rặn đẻ, lúc đó là lợn con sắp ra.
Nếu bình thường cứ để lợn con đẻ tự nhiên, không can thiệp. Khi đẻ lợn mẹ ít quan tâm đến con đẻ rea, khi lợn mẹ trở mình dễ đè chết con, cần theo dõi sát sao.
Lợn nái đẻ thường vào chiều tối và đêm, ít khi đẻ ban ngày và sáng sớm, cần phải trực đẻ theo dõi chăm sóc lúc đẻ xong.
Nếu lợn đẻ bọc thì phải xé bọc sau khi bọc ra khỏi âm hộ, đẻ lợn con khỏi chết ngạt. Nếu lợn con bị ngạt, có thể hà hơi vào mồm lợn con, nâng hai chân trước lên xuống trong 5 phút, lợn sẽ sống và khỏi dần.
Nhau thai là một thành phần trong bào thi, nặng từ 2,0 - 5,5 kg ở lợn lai và lợn ngoại; từ 0,5 - 1,0 kg ở lợn nội, nhau thai càng nặng thì con càng to và khỏe.
Nhau ra sau cùng là con khỏe, nhau ra từng đoạn là con yếu, cần theo dõi để lấy hết nhau thai. Không để lợn mẹ ăn nhau thai sẽ ảnh hưởng đến tiết sữa.
- Sau khi đẻ
Sau khi ra hết nhau thai, dùng nước ấm rửa sạch vú và âm hộ, thay rơm lót ổ bị ướt bẩn bằng rơm mới khô cho lợn nái nằm. Cho uống nước sạch đầy đủ, có pha ít muối, vì sau khi đẻ lợn thường khát do mất máu.
Để tránh bệnh sưng vú, cho lợn mẹ ăn cháo trong 1 - 2 ngày đầu. Ăn thêm rau tươi non phòng táo bón. Sau 30 ngày cho lợn nái ăn theo thức ăn theo đúng tiêu chuẩn khẩu phần đề bảo đảm sản xuất sữa nuôi con.
Hàng ngày theo dõi lợn nái xem có viêm tử cung, âm hộ có mủ chảy ra không? Nếu bị viêm vú thì vú sưng to, đỏ, nóng. Cần đo nhiệt độ hàng ngày, sau khi đẻ đển 2 - 3 ngày.
Cần biết thêm về nguyên nhân để phòng và chữa trị sót nhau thai.
Triệu chứng: lợn đẻ xong 5 - 7 giờ mà không ra nhau, đó là đã sót nhau trong tử cung.
Nguyên nhân:
+ Do đẻ nhiều con
+ Nái già, tử cung co bóp kém nên không đẩy hết nhau ra được.
+ Viêm niêm mạc tử cung từ trước khi đẻ.
+ Nhau bị đứt do người đỡ can thiệp vội vàng.
Phòng và chữa trị
+ Khi lợn chửa cần cho ăn đủ dinh dưỡng.
+ Khi sót nhau, tiêm oxytoxin dưới da. Sau khi tiêm nên bơm khoảng 2 lít thuốc tím 1% hoặc nước muối 9% để rửa tử cung trong 3 ngày liền.
+ Pha dung dịch Rivanol 0,4% (4g Rivanol/ 1 lít nước). Mỗi lần bơm 100 - 150 ml. Khi dung dịch chảy ra hết, đặt thuốc viêm Tetracycline 500 mg/ viên. Ngày bơm 1 - 2 lần, 3 ngày liền.