Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 07/04/2006 00:57 (GMT+7)

Hồ Học Lãm với phong trào Đông Du

Thân sinh Hồ Học Lãm là liệt sĩ Hồ Bá Trị, hy sinh trong trận chống giặc giữ làng Quỳnh Đôi năm 185. Thân mẫu của ông là bà Trần Thị Trâm, cán bộ giao liên của Thủ lĩnh Phan Đình Phùng trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ 19 và là đảng viên tích cực trong Duy Tân Hội của Phan Bội Châu những năm đầu thế kỷ 20.

Thời niên thiếu, ông được đặt tên là Hồ Xuân Lan, mới một tuổi đã mồ côi cha, được mẹ nuôi dạy cùng với anh cả là Hồ Xuân Kiêm. Năm 1905, đầu 1906, Xuân Lan được mẹ đích thân đưa đường tới Quảng Ninh để vượt biên sang Hồng Kông theo Phan Bội Châu trên đường “Đông Du”. Anh là một trong ba thanh niên đầu tiên được Phan Bội Châu trên đường “Đông Du”. Anh là một trong ba thanh niên đầu tiên được Phan Bội Châu đưa tới Hoành Tân, một thành phố của Nhật Bản, sau đó đi Tokyo, cùng với Kỳ Ngoại hầu Cường Để vào học trường Chấn Võ quân sự học hiệu. Tại đây ông đã đổi tên là Hồ Học Lãm.

Năm 1907 số học sinh Đông Du ngày càng đông, có tới 200 người, đủ cả ba kỳ Trung, Nam, Bắc. Số đông được thu xếp học tại Đồng văn thư việnở Hoành Tân. Từ Tokyo, Hồ Học Lãm thường cùng với Cường Để đi Hoành Tân thăm lãnh tụ Phan Bội Châu và các bạn Đông Du. Tại đây tổ chức Công hiến hội được thành lập, do Kỳ Ngoại hầu Cường Để làm Hội trưởng, Phan Bội Châu làm Tổng lý. Hồ Học Lãm hoạt động như một trợ lý thân cận của Phan Bội Châu.

Tháng 9-1908 học sinh trường Chấn Võ vừa thi tốt nghiệp xong thì chính phủ Nhật thay đổi chính sách: Họ đã ký kết với thực dân Pháp một bản thông cáo chung “Dàn xếp vấn đề kiều dân Nhật ở Đông Dương và những thần dân Đông Dương thuộc Pháp đang sống ở Nhật”. Cảnh sát Nhật đến trường Chấn Võ và Đồng Văn thư viện tra cứu danh sách học sinh quê quán Việt Nam và tuyên bố: Theo yêu cầu của Công sứ Pháp tại Nhật Bản, mỗi học sinh Việt Nam phải viết thư gửi cha mẹ mình, giao cho cảnh binh Nhật chuyển tới Việt Nam theo đúng địa chỉ từng gia đình, nói rõ phải trở về nước gấp. Ai không tuân lệnh sẽ bị bắt giao cho Công sứ Pháp. Kỳ Ngoại hầu và Phan Bội Châu cũng phải rời khỏi đất Nhật trong thời gian sớm nhất.

Trong tình huống bất trắc này, Phan Bội Châu họp anh em học sinh bàn kế hoạch giải tán: Chỉ còn một cách là tản ra, đi làm thuê lấy tiền mà học tiếp: “Người cách mạng gặp bước đường cùng phải giữ vững ý chí và nghị lực, bình tĩnh xuy xét, tìm cách vượt khó khăn để tiếp tục con đường cách mạng”.

Số đông học sinh, nhất là học sinh Nam kỳ xin được cấp tiền về nước. Số anh em quyết tâm ở lại theo hướng dẫn của thủ lĩnh Phan Bội Châu chỉ còn vài chục người. Nam kỳ có Hoàng Hưng, Nguyễn Mạnh Chi và ba em thiếu niên Trần Văn An, Hoàng Vĩ Hùng, Trần Văn Thư, Bắc kỳ có 6 người là Lương Lập Nham, Lương Nghị Khanh, Đàm Kỳ Sinh, Đặng Tử Mẫn, Hoàng Đình Tuân, Cao Trúc Hải. Trung kỳ có 9 người, là Lâm Quảng Trung, Hoàng Trọng Mậu, Trần Hữu Lực, Nguyễn Quỳnh Lâm, Lê Cầu Tinh, Phan Lại Lương, Đinh Doãn Tế, Nguyễn Thức Canh, Hồ Học Lãm.

20 nhân vật kể trên là phần tử trung kiên trong 200 học sinh Đông Du. Về sau hai người bị bắt, quyên sinh để giữ tròn khí tiết, sáu người mắc bệnh mà qua đời trên đường hoạt động.

Hồ Học Lãm theo sự hướng dẫn của Phan Bội Châu đã dựa vào các bạn học sinh người Trung Quốc ở trường Chấn Võ, nhờ giới thiệu cho sang Trung Quốc, gặp Trần Kỳ Mỹ là một trong các lãnh tụ cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ. Tới Trung Quốc, anh được Trần Kỳ Mỹ giới thiệu vào học trường Bảo Định quân sự học hiệuở gần Bắc Kinh.

Hồ Học Lãm tốt nghiệp trường Bảo Định vừa đúng dịp Cách mạng Tân Hợi đang bùng lên sôi nổi. Cuộc khởi nghĩa ở Quảng Châu, Tứ Xuyên cùng 13 tỉnh miền Nam Trung Hoa giành thắng lợi, cử đại biểu tới Thượng Hải bàn việc thành lập Chính phủ cách mạng trung ương, tổ chức ra Tham Nghị Viện làm chức năng của Quốc hội. Ngày 28-11-1911 Tôn Trung Sơn từ hải ngoại về tới Thượng Hải, được hội nghị 3 tỉnh và Tham Nghị Viện nhiệt tình hoan nghênh, nhất trí bầu ông làm Lâm thời Đại Tổng thống của Trung Hoa dân quốc.

Hồ Học Lãm đã tham gia công cuộc Cách mạng Tân Hợi với tất cả lòng hăng hái. Ông tin tưởng rằng cách mạng Trung Quốc thành công sẽ ảnh hưởng lớn tới sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam .

Chuyện kể rằng Hồ Học Lãm với Tưởng Giới Thạch từng là bạn học ở trường Chấn Võ, và trong cách mạng Tân Hợi từng là bạn chiến đấu, đều là cán bộ chỉ huy cấp Trung đoàn. Khi trung đoàn của Tưởng Giới Thạch bị vây khốn thì Hồ Học Lãm đã dùng quân lực bản bộ của mình cứu nguy cho Tưởng. Do đó thành cái ơn tri ngộ mà Tưởng không thể quên. Về phần Tưởng Giới Thạch, trong một trận thảo phạt bọn quân phiệt Trần Quýnh Minh năm 1922, Tôn Trung Sơn bị vây nguy khốn, được Tưởng đem quân tới giải vây. Từ đó được Tôn Trung Sơn tin tưởng và trọng dụng, đưa lên chức Tổng Tham mưu trưởng, Giám đốc trường Quân sự Hoàng Phố. Khi Tưởng Giới Thạch đã lên cấp cao thì Hồ Học Lãm vẫn là cán bộ chỉ huy Trung đoàn cho đến ngày chuyển sang làm cán bộ biên tập Binh sự tạp chí ở Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Triết Giang.

Về phần Phan Bội Châu, cuối nắm 1913 bị Long Tế Quang - Tổng đốc tỉnh Quảng Đông bắt giam, suýt bị bán rẻ cho Pháp. Nhờ có cuộc thảo phạt của Tôn Trung Sơn đánh bại Long Tế Quang mà ông Phan thoát khỏi nhà tù, tìm đến Hàng Châu cùng sinh hoạt với Hồ Học Lãm, làm biên tập viên cho Hàng Châu Binh sự tạp chí. Tại đây, năm 1918 Hồ Học Lãm được Phan Bội Châu tác thành gia đình với cô Ngô Khôn Duy là con gái của Thần Sơn Ngô Quảng. Gia đình Hồ Học Lãm đã giúp đỡ Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn từ đất Xiêm sang Hàng Châu, được học tại trường Trung cấp quân sự An Sinh, cho đến ngày hai anh lên Quảng Châu hoạt động.

Năm 1929 Hồ Học Lãm được điều động lên thủ đô Nam Kinh, làm việc trong Bộ Tổng tham mưu của Tưởng Giới Thạch, với quân hàm Trung tá, lương tháng 130 đồng quốc dân tệ. Tới đây ông đã có được hai con gái là Hồ Diệc Lan sinh năm 1920, rồi Hồ Mộ Lan sinh năm 1930, và có ngôi nhà ở Khu Tam Sơn Lý ngoại ô Nam Kinh.

Trong điều kiện sinh hoạt ổn định về chính trị và kinh tế, gia đình Hồ Học Lãm đã đùm bọc, cưu mang các nhà cách mạng Việt Nam đang lưu trú tại Nam Kinh. Nhiều khi trong nhà ông có tới hàng chục thực khách như Hà Huy Tập, Hoàng Ngọc Ân, Cao Hồng Lĩnh, Lê Thiết Hùng, Đặng Văn Cáp, Hoàng Sâm, Lê Quốc Trụ, Từ Chí Kiên và hai đồng chí cộng sản người Thái Lan. Đó là cả một gánh nặng kinh tế, nhưng ông luôn vui vẻ, dặn dò vợ con không kêu ca, hết lòng giúp đỡ cách mạng.

Ở Nam Kinh, Hồ Học Lãm còn bí mật giúp Đảng cộng sản Trung Quốc bằng cách ngầm thông tin các chủ trương, kế hoạch của Tưởng Giới Thạch đang ráo riết truy quét căn cứ địa cộng sản. Đây là một việc rất nguy hiểm “mất đầu như chơi”.

Do có nhiều cán bộ cách mạng Việt Nam lưu trú tại Nam Kinh, Hồ Học Lãm nảy ra sáng kiến, thành lập tổ chức “Việt Nam Độc Lập vận động Đồng Minh Hội”, gọi tắt là Việt Minh, đăng ký chính thức với Chính phủ Trung Quốc từ năm 1936, để tạo điều kiện sinh hoạt hợp pháp cho các đồng chí tại đây. Năm 1938-1939 Hồ Học Lãm rời Nam Kinh đi xuống vùng Hoa Nam, đã có dịp gặp Hồ Chí Minh tại Quế Lâm, thủ phủ tỉnh Quảng Tây. Bác Hồ đã vận dụng tổ chức Việt Minh để có điều kiện hợp pháp trong hoàn cảnh tìm đường về nước. Bác mời cụ Hồ Học Lãm đứng ra làm Chủ nhiệm Biện sự xứ Việt Minh tại Quế Lâm và làm chủ tịch Trung Việt Văn hoá hiệp hội. Mọi việc điều thuận lợi, tranh thủ được sự giúp đỡ của Lý Tế Thâm, đại diện Tưởng Giới Thạch ở Hoa Nam . Năm 1941 ở Việt Bắc tại Hội nghị Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương lần thứ 8, Hồ Chủ tịch chính thức thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh, cũng gọi tắt là Việt Minhđể phát động nhân dân tiến lên đánh đuổi phát xít Nhật – Pháp. Có thể nói Việt Minh ở Nam Kinh chính là tiền thân của Việt Minh ở Việt Bắc trong thời tiền khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945.

Năm 1942, Hồ Chủ tịch từ Việt Bắc đi sang Trung Quốc nhằm mục đích tranh thủ dang nghĩa đồng minh với Mỹ - Anh, chống lại phát xít Nhật. Bác đã bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam tại Túc Vinh, chuyển qua nhiều nhà tù trong tỉnh Quảng Tây. Hồ Học Lãm nhận được thư của Phạm Văn Đồng báo tin này, liền giao cho con gái là Hồ Diệc Lan đang làm phóng viên, ký giả cho các báo ở Quế Lâm, hãy đi các địa phương có nhà tù, tìm ra tung tích Hồ Chí Minh và can thiệp với đương quyền Trung Quốc, yêu cầu trả tự do cho Bác Hồ. Bản thân ông Lãm đang trên giường bệnh cũng hướng dẫn phu nhân Ngô Khôn Duy viết nhiều thư gửi tới Tưởng Giới Thạch, Trương Phát Khuê, Lý Tế Thâm v.v… yêu cầu can thiệp, trả tự do cho lãnh tụ cách mạng Việt Nam liên kết kháng Nhật. Kết quả là Hồ Chủ tịch được Trương Phát Khuê coi trọng trả lại tự do. Bác về tới Pắc Pó cuối tháng 10-1944. Nhưng Hồ Học Lãm thì đã qua đời tại Quế Lâm ngày 11-4-1943. Được tin này Hồ Chủ tịch vô cùng thương tiếc. Người đánh giá rất cao công lao và phẩm chất cách mạng của Hồ Học Lãm. Trước ngày họp Quốc dân Đại hội ở Tân Trào, chuẩn bị tổng khởi nghĩa, Bác tâm sự với một số cán bộ thân cận: Ví phỏng còn cụ Hồ Học Lãm bên cạnh chúng ta thì có thể mời cụ đứng ra cầm đầu Chính phủ cách mạng để có thêm sức thu hút, tập hợp các nhân sĩ yêu nước một cách rộng rãi. (Căn cứ hồi ký của Lê Thiết Hùng và Lê Giản).

Từ giã cõi đời, Hồ Học Lãm còn để lại một số tác phẩm. Đó là các luận văn quân sự và mấy bài thơ trên tờ “Hàng Châu Binh sự tạp chí”. Cuối thế kỷ 20 học giả Chương Thâu đi nghiên cứu, thực tập ở Trung Quốc, đã ghi lại được một danh mục mấy chục bài viết của ông. Về sau Hoàng Thanh Đạm dựa trên danh mục đó sưu tầm được trên 100 trang viết của cụ còn lưu giữ tại Bắc Kinh đồ thư quán (thư viện Bắc Kinh). Xin giới thiệu vắn tắt để chúng ta ngày nay hiểu rõ tư tưởng, trình độ, tầm nhìn của cụ.

- Bài Chiến lược chiến thuật thượng phán đoán lực dưỡng thành pháp(cách bồi dưỡng năng lực phán đoán về chiến lược và chiến thuật cho cán bộ quân sự).

- Bài Đức, Pháp, Nhật tam quốc chiến thuật tỷ hiệu chi nghiên cứu(so sánh chiến thuật của ba nước Đức, Pháp và Nhật trong thế chiến thứ nhất).

- Bài Ngô ư Âu chiến chi giảng hoà quan(cách nhìn của tôi về vấn đề giảng hoà trong Âu chiến) nói lên tư tưởng chống chiến tranh.

- Bài Quân nhân chi đạo đức luận(Bàn về đạo đức người lính).

- Bài Dụng binh quý chủ động, phân tích lịch sử quân sự Trung Quốc; thường là chịu thua, chỉ vì sai lầm về căn bản, không trù tính mưu lược lâu dài.

- Bài Tùng Âu chiến thực nghiệm sở đắc cơ quan sang chi tân chiến thuật cập tân kỹ thuật(Chiến thuật mới và kỹ thuật mới từ khi thực nghiệm thành công súng máy trong Âu chiến).

Qua các luận văn như trên, ta thấy Hồ Học Lãm tự đặt mình trong vị trí phục vụ cách mạng Trung Quốc, trong khi tâm hồn ông vẫn luôn hướng về Việt Nam .

Tổng kết cuộc đời của Hồ Học Lãm, có thể nói đó là Một nhân cách lớn. Trong phong trào Đông Du, ông là một học sinh xuất sắc, kiên định trước khó khăn. Sau phong trào Đông Du, ông đã vận dụng điều sở học vào trong cuộc sống với một tinh thần cách mạng kiên trì, không một ngày quên sứ mệnh của mình đối với Tổ quốc. Sống trên đất Trung Quốc và là bạn học của Tưởng Giới Thạch, ông làm việc trong Bộ Tham mưu của Tưởng, nhưng tâm hồn ông vẫn hướng về lợi ích của nhân dân Trung Quốc, dành cảm tình và sự giúp đỡ cho Đảng cộng sản Trung Quốc. Tổ chức Việt Minh do ông sáng lập ở Nam Kinh có chủ trương đường lối gần với đường lối đại đoàn kết của Hồ Chủ tịch. Phong cách sống của ông luôn giữ được phẩm chất của một chí sĩ yêu nước, chí sĩ cách mạng cốt cách của một nhà nho chân chính, “ôn, lương, cung, kiệm, nhường”, nên dành được cảm tình của mọi người chung quanh, cả các sĩ quan trong guồng máy cai trị của Tưởng Giới Thạch.

Hồ Học Lãm qua đời là một thiệt thòi lớn cho phong trào đoàn kết cứu nước đương thời. Ngôi mộ của ông được gia đình và bạn bè đặt trên sườn đồi bên dòng sông Ly Giang thành phố Quế Lâm, bên cạnh trồng một khóm trúc ngà, biểu hiện tính cách người quân tử. Tiếc rằng ngày nay ngôi mộ không còn nữa!...

Nhân dịp hội thảo về phong trào Đông Du, ôn lại sự tích Hồ Học Lãm, chúng tôi vui mừng được biết Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Nghệ An đã đặt một con đường “Hồ Học Lãm” tại thành phố Vinh.

Nguồn: Xưa và Nay, số 248, 11/2005

Xem Thêm

Thanh Hoá: Tìm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao
Chiều ngày 26/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội thảo đóng góp ý kiến cho báo cáo tham vấn về chủ đề: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.
Bình Thuận: Giải pháp xây dựng công trình bảo vệ bờ biển
Sáng ngày 22/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức hội thảo “Giải pháp đầu tư xây dựng công trình bảo vệ bờ biển tại các khu du lịch trên địa bàn tỉnh”.
Phú Thọ: Đề xuất giải pháp phát huy tiềm năng Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Ngày 20/8, Liên Hiệp Hội tỉnh Phú Thọ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp tỉnh, Vườn Quốc gia Xuân Sơn tổ chức hội thảo tư vấn phản biện và giám định xã hội về: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy tiềm năng, lợi thế Vườn Quốc gia Xuân Sơn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Ứng dụng công nghệ mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu
Ngày 16/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Viện Nghiên cứu công nghệ hỗ trợ Nông nghiệp (Astri) và một số đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo với chủ đề “Ứng dụng công nghệ mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu”.
Bình Thuận: Nghiên cứu lai tạo giống lúa mới gắn với hiệu quả kinh tế
Ngày 07/8/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Trung tâm Khuyến nông và Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh tổ chức hội thảo “Kết quả nghiên cứu lai tạo giống lúa mới gắn với hiệu quả kinh tế áp dụng sạ cụm, hướng đến chuyển giao giống, cơ giới hoá đồng bộ và sản xuất giảm phát thải các bon”.
Kon Tum: Bảo tàng văn hóa Bahnar lên không gian mạng
Hai em Trần Phương Bảo Linh và Nguyễn Nam Phương, học sinh lớp 10A3, Trường THPT Kon Tum đã sử dụng công nghệ thông tin để số hóa những giá trị di sản đặc sắc của dân tộc Bahnar ở Kon Tum đưa lên không gian mạng bằng “Bảo tàng số văn hóa Bahnar”.

Tin mới

Đổi mới phương thức, nội dung hoạt động Truyền thông và phổ biến kiến thức
Ngày 30 tháng 8 năm 2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) phối hợp Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Phước tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức” cho các Liên hiệp hội khu vực Đông Nam Bộ và Tây nguyên.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tiếp tục huy động tối đa nguồn lực, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão số 3
Chiều 9/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp chỉ đạo việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì cuộc họp...
Vĩnh Long: Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra và Quản lý sở hữu trí tuệ
Ngày 6/9, Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Nội Vụ, Công ty Cổ phần Tư vấn Chuyển giao Sở hữu Trí tuệ Quốc tế đã tổ chức hội nghị tập huấn “Nghiệp vụ kiểm tra tổ chức hội và Quản lý tài sản sở hữu trí tuệ của cơ quan hội, đơn vị công lập và ngoài công lập”.