Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 27/07/2006 00:18 (GMT+7)

Hiểu thế nào về tháng nhuận?

Dương lịch là lịch tính thời gian theo Mặt trời. Trái đất quay trọn một vòng xung quanh Mặt trời mất 365 ngày và 6 giờ. Mỗi năm dương lịch có số nguyên là 365 ngày và sẽ thừa ra 6 giờ. Như vậy, sau 4 năm cộng dồn lại, dương lịch sẽ thừa ra đúng 24 giờ, bằng thời gian của một ngày và năm đó được gọi là năm nhuận. Nhuận ngày dương lịch được tính vào tháng 2 và có 29 ngày. Muốn biết năm nhuận theo dương lịch, chỉ cần lấy hai số cuối của năm nào đó chia cho 4, nếu chia hết thì năm đó là năm nhuận.

Khác với dương lịch, âm lịch là lịch tính thời gian theo Mặt trăng. Khoảng thời gian giữa hai kì trăng non kế tiếp nhau gọi là tháng. Tháng Mặt trăng trung bình có 29,5 ngày. Mỗi năm âm lịch có 354 ngày, ngắn hơn năm dương lịch 11 ngày. Cứ 3 năm ngắn hơn 33 ngày. Để âm lịch vừa chỉ được tuần trăng, lại không sai lệch với thời tiết bốn mùa, mặt khác, năm âm lịch và dương lịch không sai nhau nhiều, cứ 3 năm âm lịch, người ta phải cho thêm một tháng nhuận. Tuy nhiên, năm âm lịch vẫn còn chậm hơn so với năm dương lịch.

Từ thời Xuân thu, người Trung Quốc đã tìm ra chu trình 19 năm 7 tháng nhuận. Sau này, ông Meton, nhà thiên văn Hy Lạp cổ tái phát hiện và được gọi là chu trình Meton. Đây là cơ sở để xác định các năm nhuận, tháng nhuận cho âm lịch.

Trong 19 năm dương lịch có 228 tháng dương lịch, tương ứng với 235 tháng âm lịch, thừa 7 tháng so với tháng dương lịch, gọi là 7 tháng nhuận. Bảy tháng đó được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9 (hoặc 8), 11, 14, 17 của 19 năm theo chu trình Meton. Năm nhuận âm lịch sẽ có 13 tháng. Muốn biết năm âm lịch nào có nhuận, người ta chỉ việc lấy năm dương lịch tương ứng với năm âm lịch chia cho 19. Nếu số dư là một trong các số 0, 3, 6, 9 (hoặc 8), 11, 14, 17 thì năm đó có tháng nhuận cho năm âm lịch.

Năm Bính Tuất này, lấy 2006 chia cho 19, còn dư 11. Vậy Bính Tuất năm nay nhuận một tháng. Xác định được năm nhuận rồi, vậy tháng nào là tháng nhuận ?

Tháng nhuận được đặt vào các tháng không có trung khí. Trung khí là một khái niệm rút ra từ quy luật chuyển động của Trái đất và Mặt trời. Người ta chia đường đi của Mặt trời giữa các chòm sao (gọi là hoàng đạo) ra 12 khoảng cách đều nhau tương ứng thời gian 1 tháng tính từ điểm xuân phân (giữa xuân) là ngày 21-3 dương lịch. Các khoảng cách này gọi là cung hoàng đạo. Mỗi cung dài 30 độ và được đặt các tên khác nhau: Xuân phân, Cốc vũ, Tiểu mãn, Hạ chí, Đại thử, Xử thử, Thu phân, Sương giáng, Tiểu tuyết, Đông chí, Đại hàn, Vũ thủy. Ngày mà Mặt trời đi qua điểm giữa của mỗi cung này gọi là ngày trung khí.

Các nhà làm lịch chia mỗi cung ra làm hai, kể từ Thanh minh, Lập hạ, Mang chủng, Tiểu thử, Lập thu, Bạch lộ, Hàn lộ, Lập đông, Đại tuyết, Tiểu hàn, Lập xuân, Kinh trập. Tất cả là 24 điểm, mỗi điểm cách nhau 15 độ. Ngày mà Mặt trời đi vào mỗi cung, trừ những cung có ngày trung khí, gọi là ngày tiết khí. Cả thảy có 12 ngày trung khí và 12 ngày tiết khí. Theo quy ước trên, năm Bính Tuất - 2006 là năm nhuận và tháng nhuận rơi vào tháng 7.

Vị trí tháng nhuận không thể tùy tiện, phải tuân theo quy luật, tạo điều kiện cho âm lịch và dương lịch song song. Nếu có lệch cũng ở mức tối thiểu. Câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất là năm nhuận có ảnh hưởng gì đến thời tiết, khí hậu ?

Mặt trời có đường kính gấp 109 lần đường kính Trái đất, thể tích lớn gấp 1,3 triệu lần thể tích Trái đất. Mặt trời cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho Trái đất và chi phối sự hình thành, biến động của thời tiết, khí hậu trên hành tinh chúng ta. Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đánh giá ảnh hưởng của Mặt trăng đến thời tiết, khí hậu, ngoại trừ ảnh hưởng đến mực nước thủy triều lên xuống. Do vậy, không thể sử dụng âm lịch như nông lịch được. Sản xuất nông nghiệp mà theo âm lịch có thể sẽ mất mùa do gặp phải rét muộn hoặc nóng sớm vì sự sai lệch lớn giữa âm lịch và dương lịch là lịch thời tiết. Nhiều người cho rằng, năm nhuận sẽ có nhiều thiên tai, thời tiết xấu hơn năm không nhuận là hoàn toàn không có sơ sở khoa học.

Nguồn: hanoimoi.com.vn5/7/2006

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.