Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 02/11/2011 20:31 (GMT+7)

Hang động karst: Nguồn gốc nội sinh và dự báo triển vọng khoáng sản

Liên hiệp khoa học địa chất và du lịch thuộc Tổng hội Địa chất Việt Nam đã phát hiện ra nguồn gốc nội sinh và dự báotriển vọng khoáng sản của các hang động karst. Phát hiện này đã cho phép tổ chức này tìm được nhiều điểm khoáng sản và hơn trăm giếng khoan nước ngầm trong các karst cho miền núi cao, trung du và ven biển Hạ Long.

Theo Bách khoa toàn thư: Karst( tiếng Đức ) là hiện tượng phong hóa đặc trưng của những miền núi đá vôi bị nước chảy xói mòn. Sự xói mòn không phải do cơ chế lực cơ học , mà chủ yếu là do khí điôxít cacbon (CO 2) trong không khí hòa tan vào nước, cộng với các ion dương của hyđrô (H +) tạo thành axít cacbonic . Axít cacbonic là thủ phạm chính trong quá trình ăn mòn đá vôi. Sản phẩm tự nhiên của quá trình phong hóa karst là các hang động với các nhũ đá, măng đá, sông suối ngầm,... Các sản phẩm tự nhiên nổi tiếng tại Việt Nam là: vịnh Hạ Long , động Phong Nha ( Quảng Bình ), hồ Thang Hen ( Cao Bằng ), động Hương Tích ( chùa HươngHà Tây )...

Từ Karstlà tên gọi cho Kras , một khu vực ở Slovenia dọc theo bờ biển Adriatic và nằm trên một cao nguyên đá vôi.

Nguồn gốc nội sinh của sự hình thành và phát triển các karst

Karst có nguồn gốc liên quan trước tiên với sự trồi lên của các khối macma xâm nhập nông trẻ hơn đá vôi kèm theo động đất, đứt gẫy và núi lửa. Các hoạt động này có thể diễn ra nhiều lần. Lần phun trào sau cùng có tuổi từ Paleogen ( cách chúng ta 20 triệu năm) trở lại đây. Nước ngầm, nước mưa và các axit hoà tan trong đó có tác dụng dọn dẹp vôi tôi, bùn, sét kaolin, cát để tạo thành các hang động karst với những thạch nhũ và những thung lũng karst giữa núi đá vôi như ngày nay.

Đá vôi có nguồn gốc biển sâu, tức là được thành tạo ở vùng sụt lún mạnh nhất của vỏ quả đất, tất nhiên, đó cũng là vùng có hoạt động mãnh liệt của các khối xâm nhập sâu và nông. Sự hoạt động này xảy ra nhiều lần và vào nhiều thời kỳ khác nhau. Nội lực sinh ra do sự vận động trồi lên của các khối macma xâm nhập nông tác dụng vào các lớp đá vôi, nói riêng, vỏ trái đất , nói chung theo chiều thẳng đứng, đã nâng cao các lớp đá vôi lên thành núi, thung lũng như hiện nay, đồng thời sinh ra các ứng suất biến dạng theo luật cơ học và làm nảy sinh động đất và các đứt gẫy kiến tạo. Nóc của các khối xâm nhập nông, các tia xâm nhập là tâm của các đứt gẫy dạng toả tia 4 phương, tám hướng, có góc cắm dốc đứng và cũng là nơi núi lửa và các đai mạch xâm nhập xuyên vào các lớp đất đá, trong đó có các lớp đá vôi. Nhiều vùng đá vôi như bị các đứt gẫy băm nát ( Ví dụ: Vịnh Hạ Long, Hoa Lư –Ninh Bình, Lục Khu – Cao Bằng, Cao nguyên đá vôi Đồng Văn, v.v.) .

Tại giao điểm của các đứt gẫy, nhất là giao điểm của 4 đứt gẫy, trong lớp đá vôi thường có các họng núi lửa và các đai, mạch từ khối xâm nhập nông á núi lửa dưới sâu xâm nhập xuyên lên. Do tiếp xúc với dung nham macma có nhiệt độ rất cao, áp suất rất lớn và giàu chất bốc, đá vôi bị nóng chảy, bị biến chất nhiệt độ siêu cao, biến chất tiếp xúc trao đổi,.v.v. trở thành vôi sống, ở xa đới tiếp xúc hơn, đá vôi bị travectanh hoá ( có thể gọi là đá vôi nung dở), hoa hoá, canxit hoá và đolomit hoá. Vôi sống dễ hoà tan trong nước và bùn, sét –kaolin phong hoá từ dung nham ngập nước bị cuốn trôi xuống dưới hoặc ra sông, suối theo các đứt gẫy, khe nứt, mặt ép của đá vôi để tạo thành các hang karst, các thung lũng giữa núi đá vôi như hiện thấy.

Nguyên nhân này đã cho phép các karst hình thành một cách nhanh chóng. Sau nhiều lần vận động kiến tạo của các khối xâm nhập nông á núi lửa, sự tiêm nhập của các dòng dung nham núi lửa vào hang, các hang động kacst có dạng cơ bản như ngày nay.

Pha tiêm nhập cuối cùng của dung nham núi lửa ( có thể sau thời Paleogen, cách chúng ta vài chục triệu năm trở lại đây) đã mang theo nhiều quặng, trong đó có vàng – sulfua đa kim, đá quý, vật liệu phóng xạ, nước ngầm, … lấp vào hang động karst và để lại cho chúng ta các vật liệu cát, sét, cuội, sỏi chứa quặng.

Các khoang rỗng, suối ngầm, cuội, sỏi, cát, sét, quặng sạch như đã rửa và thạch nhũ thấy trong hang động karst được sinh thành và phát triển sau đó nhờ công của nước ngầm, nước mưa và axit cacbonic.

Tóm lại, karst là sản phẩm của sự hoạt động của các khối xâm nhập nông á núi lửa ( đứt gẫy + động đất + núi lửa) tại các vùng đá vôi. Chúng phân bố tại giao điểm của nhiều đứt gẫy, hoặc đới đứt gẫy lớn có kèm theo phun trào dung nham macma. Tác dụng của nước ngầm và nước mưa cùng các hoá chất hoà tan là dọn dẹp các vật liệu dễ hoà tan ( CaOH), dễ cuốn trôi như dung nham núi lửa bị bùn, sét – kaolinit hoá để tạo thành hang, động, thung lũng và thạch nhũ như thường thấy như ngày nay.

Phân loại các karst

- Các karst hở: là những karst không có mái che bằng đá vôi, có thể nhìn thấy được từ trên cao như: vùng Vịnh Hạ Long ( Quảng Ninh), Ninh Bình, Nam Hà, Hà Nội, các thung lũng đá vôi ở Tây Bắc, Việt Bắc, Bắc miền Trung v.v. và các karst phải khoan, đào qua lớp đất phủ Đệ tứ mới bắt gặp, và nằm giữa các núi đá vôi nhô cao như Mai Châu ( Hoà Bình), Cao nguyên đá vôi Đồng Văn, Lục Khu – Cao Bằng, chân núi Tam Đảo ( Vĩnh Phú) và rất nhiều nơi khác.

Loại karst này liên quan với các núi lửa thực sự ( núi lửa phun được ra ngoài mặt đất với quy mô lớn). Sự hoạt động mãnh liệt của động đất, đứt gẫy và núi lửa đã tạo nên địa hình răng ngựa của các vùng đá vôi (Vịnh Hạ Long, vùng Hoa Lư, Tây Hà Nội, .v.v.). Sự tồn tại của các mặt trượt, đới vò nát, thế nằm dốc đứng, của travectanh, đolomit, các mạch can xít trên các vách núi đá vôi, các trụ đá vôi dốc đứng là bằng chứng cho sự tác động của kiến tạo, macma, núi lửa lên việc tạo thành các địa hình răng ngựa.

- Các karst kín: là những hang động có mái che bằng đá vôi. Chúng có thể nẳm trên mặt đất, như hang Địa chất ( Cẩm Phả - Quảng Ninh), Phong Nha, Hương Tích, … hoặc ngầm dưới sâu gặp khi khoan được nước ngầm ở vùng núi đá vôi Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, ...

Loại karst này liên quan với các núi lửa phun nghẹn (Do khi dâng lên, gặp các hang động karst cũ thì núi lửa hết áp lực, không còn đủ sức mạnh đi tiếp).

Trong một vùng có thể và thường có cả 2 loại karst nêu trên.

Có thể tìm được nhiều tầng karst theo chiều thẳng đứng (ví dụ của 1 lỗ khoan ở chợ cũ xã Lũng Phìn – Đồng Văn – Hà Giang). Chiều dài, độ sâu của các cột, chuỗi karst này, tuỳ theo chiều dày của tầng đá vôi, có thể tới nhiều ngàn mét. Chiều rộng hang phụ thuộc chủ yếu vào quy mô của các đứt gẫy, giao điểm của chúng và và hoạt động của các khối xâm nhập nông á núi lửa .

Trong trường hợp có những đứt gẫy kiến tạo lớn, đới phá huỷ rộng và có kèm theo xâm nhập nông á núi lửa, sẽ tạo được các hang karst dài, lớn như động Phong Nha – Kẻ Bàng, hang ngầm ở Yên Minh - tỉnh Hà Giang, v.v.

Có những hang, hố tử thần, xuất hiện ở những vùng không có đá vôi (ví dụ ở Mộ Đức – Quảng Ngãi) và nhiều nơi khác trên thế giới. Nguồn gốc của chúng có thể giải thích như sau:

Đây là một họng núi lửa cổ. Núi lửa này có thể hoạt động nhiều triệu năm về trước (không quá vài chục triệu năm). Trong lòng họng núi lửa luôn lấp đầy bởi dăm, cuội, dung nham núi lửa, nhiều quặng kim loại, khoáng vật nặng, v.v.

Có 2 nguyên nhân để họng núi lửa này tạo thành hố sụt như ở Mộ Đức và nhiều nơi khác:

1. Sau khi phun trào, dung nham macma trong họng núi lửa bị phong hoá. Trong điều kiện giàu nước ( luôn có với họng núi lửa), thành phần dung nham bị kaolinit hoá thành set, bùn chứa kaolin, dăm, cuội cỏi và quặng. Bùn, sét kaolin có tỷ trọng lớn (khoảng 3,0 – 3,1 g/cm 3) nặng hơn đất đá vây quanh ( thường dưới 2,7g/cm 3), độ nhớt cao nên dễ phân tán vào các đứt gẫy, khe nứt của đá vây quanh và chìm dần xuống dưới để lại các giếng đứng rỗng chứa nước ngầm. Đến một lúc, hoặc dưới tác dụng của cơ học, nước mưa, v.v. nóc giếng sẽ xập xuống tạo nên các hố tử thần.

2. Họng núi lửa và các đứt gẫy rất nhạy cảm với các chấn động của vỏ quả đất nên khi có sự tái hoạt động của các khối xâm nhập nông á núi lửa ở khu vực đó sẽ gây nên động đất nhẹ (Động đất cấp 1, 2) thì con người không thể cảm nhận được, nhưng các đứt gẫy và họng núi lửa vẫn bị tác động đáng kể, gây ra các rung động, sụt lún mạnh.

Dự báo triển vọng khoáng sản của hang, động karst.

Chúng tôi gọi các mỏ khoáng sản trong hang động karst (kín và hở) là kiểu mỏ Dăm, cuội, dung nham núi lửa chứa quặng (vàng, thiếc, mangan, đá quý, …) lấp đầy karst.

Tuỳ bản chất đá mẹ (các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ) mà ở từng vùng khác nhau, hang động karst chứa các khoáng sản khác nhau. Nhiều nơi sẽ gặp một tổ hợp cộng sinh các khoáng vật quặng.

Có thể nói đây là một kiểu mỏ vàng, thiếc, vomfram, đá quý, dự báo là có thể có uran,… đặc biệt có giá trị, bởi độ tập trung cao, hàm lượng lớn, dễ tìm, dễ khai thác và một phần được thiên nhiên làm giàu do đãi rửa qua nhiều triệu năm. Do bị xem là   nguồn gốc sa khoáng trầm tích ( Người ta giải thích rằng các hang động trước đây nằm dưới mặt đất, sau khi sa khoáng chảy vào hang, karst mới được nâng cao lên như ngày nay) nên loại mỏ này không được Nhà nước đầu tư khai thác. Các “vàng tặc” người Việt, người Tàu ngày xưa, và người Trung Quốc hiểu và khai thác rất tốt kiểu mỏ khoáng sản này. Trong các năm 1960 – 1970 nhiều đơn vị lớn quân đội nước ngoài đã bí mật đào rất nhiều lò, giếng ở các vùng đá vôi của rất nhiều tỉnh miền Bắc rồi bịt kín bằng beton, cửa thép. Đến nay chắc không ai biết họ đã làm gì trong đó. Nhưng có kiến thức đúng về vàng nội sinh sẽ dễ nhận ra: họ rất giỏi về địa chất (!) và kế thừa tốt di sản của hàng nghìn năm đô hộ.

Trong nhiều năm gần đây, có nhiều nhà “karst học” nước ngoài đến các tỉnh miều núi xin khảo sát nghiên cứu các hang karst để “giúp” chúng ta. Chính quyền địa phương thường cử cán bộ dẫn họ đến miệng hang ngồi chờ, để mặc các nhà “karst học” tự do “nghiên cứu” dưới hang cả ngày. Họ, chắc chắn rất giỏi về địa chất và thực dụng, người của ta yếu thật (!).

Hiện nay, dễ dàng thấy rằng, việc thông qua được những ý kiến về nguồn gốc nội sinh của các karst nêu trên tại các cuộc họp là khó và còn sớm quá. Tuy vậy, bằng trực giác và suy lý, có thể nói nó đã và sẽ đúng cho mọi vùng đá vôi phát triển karst, không phải chỉ ở Việt Nam .

Việc xác định nguồn gốc nội sinh của các hang động karst cho phép chúng ta chủ động tìm ra quy luật phân bố, các dấu hiệu địa chất, địa vật lý, địa chất thuỷ văn và tổ hợp tối ưu các phương pháp địa chất, địa vật lý để truy tìm các karst ngầm theo phương pháp điểm huyệt một cách hiệu quả.

Tham gia kiểm chứng phát hiện này trong hơn chục năm qua bao gồm các kỹ sư, kỹ thuật và công nhân của Liên hiệp khoa học địa chất và du lịch thuộc Tổng hội Địa chất Việt Nam: Lê Trung Chính, Lê Trung Kiên, Trương Mạnh Điệp, Nguyễn Văn Thịnh,.v.v..

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.