Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 24/06/2006 00:20 (GMT+7)

Hàng cúc bướm bạc trên áo “cóm” của phụ nữ Thái Tây Bắc

Chị em phụ nữ Thái Tây Bắc có vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng, tạo được sự cảm mến tự nhiên ngay từ lần đầu gặp gỡ bởi chiếc khăn piêu trên đầu, bộ y phục - chiếc váy đen trùm kín đôi chân, chiếc áo “cóm” cổ tròn bó sít lưng vai, xà tích 4 dây vắt ngang qua bụng. Ngoài ra, vẻ đẹp đặc trưng của người phụ nữ Thái còn toát lên thật kín đáo, trang nhã nhờ bộ “cúc áo” bằng bạc, hình 2 con bướm, gắn từ cổ xuống gấy, cài vào nhau, nhiều đến chục đôi. Những con bướm bạc cài trên áo “cóm” của phụ nữ Thái trắng, Thái đen Tây Bắc được bắt nguồn từ một truyền thuyết về mối tình dang dở của đôi trai gái thuở khai thiên lập địa. Pảu và Bua yêu nhau tha thiết sau những tối “chọc sàn”, trò chuyện trên rẫy đang nở trắng hoa ban, tâm sự bên dòng suối Huổi Lương, nhưng họ chẳng nên vợ nên chồng, ngủ một chăn, nằm trên một đệm vì Pảu quá nghèo nên không được gọi song thân của Bua là “ải ta, êm nai” (bố vợ, mẹ vợ).

Pảu quyết chí đi làm ăn để có tiền lấy vợ.

Đã vài mùa hoa ban nở trắng sườn non, nhưng tiền kiếm được vẫn ít, như linh tính mách bảo có chuyện không hay ở “bản cũ mường xưa”, Pảu trở lại thăm mẹ đẻ và Bua, nhưng cả hai người thân kính, thương yêu nhất đều rủ nhau về “mường trời”, sống ở Pá Heo (rừng ma), dân bản đang chuẩn bị cúng tế, tiễn đưa người xấu số, Pảu vừa nắm vạt áo của mẹ và người yêu, khi nắp quan tài đóng lại, 2 tay Pảu còn lại 1 vạt áo của mẹ, 1 vạt áo của Bua, tự nhiên biến thành đôi bướm trắng dập dìu bay lượn, rồi bay vút lên cao! Không thể để mất đi hình ảnh đôi bướm trắng, biểu tượng cho tình mẹ, tình con, từ đó dân bản đã chế tác ra những con bướm bạc trắng đính khâu vào 2 vạt áo “cóm” cài lại, kín đáo từ cổ xuống gần gấu, để biểu thị cho tấm lòng chung thuỷ của Pảu - người trai bản hết lòng thương yêu mẹ, yêu Bua, làm bài học cho lớp người kế tiếp.

Đã bao đời nay, cho dù vật đổi sao dời, nhưng đôi bướm bạc vẫn được tôn vinh, gắn kết trên hàng triệu chiếc áo “cóm” của các bà, các chị, các em gái Thái; sống thì là vật trang sức - một nét văn hoá độc đáo, không thấy có ở cộng đồng dân tộc anh em nào, và cũng đem theo về cõi vĩnh hằng khi trở thành người thiên cổ. Sẽ không có chuyện “một, mai” những đôi bướm bạc trắng trên chiếc áo “cóm” của phụ nữ Thái Tây Bắc, vì nó đã trở thành truyền thống văn hoá của một cộng đồng dân tộc đông thứ hai, thứ ba trong cả nước. Tuy nhiên, các ngành chức năng cần mở lớp dạy - truyền nghề, tạo thành nghề rộng rãi thay cho các nghệ nhân cá lẻ hiện nay, mới đáp ứng chục triệu con bướm bạc - một mặt hàng cần thiết của hàng triệu phụ nữ miền Tây Bắc hôm nay và mai sau.

Nguồn: Kinh tế V.A.C, số 17, 24/4/2006, tr 15-16

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.