Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 02/05/2013 23:41 (GMT+7)

GS. Ngụy Như Kon Tum - Hình mẫu người thầy

Còn trong ký ức, trái tim những người thân, bạn bè đồng nghiệp, các thế hệ học trò, hình ảnh của ông luôn hiện hữu một cách gần gũi, tôn kính. Tròn 22 năm, ông về theo các bậc tiền nhân nhưng dường như vẫn còn ẩn hiện hình ảnh đẹp của nhà Vật lý tài ba, đức độ - GS.NGND Ngụy Như Kon Tum. 

Quê gốc ở xã Minh Lương, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên nhưng  sinh ra tại Kon Tum năm 1913, Ngụy Như Kon Tum có cả một tuổi thơ gắn bó với xứ sở đại ngàn Tây Nguyên huyền thoại. Đó là lý do người cha - một chủ sự bưu điện, một thầy thuốc có tiếng lấy tên đất đặt tên cho ông. 

Năm Ngụy Như Kon Tum tròn 11 tuổi, gia đình chuyển về Huế, ông vào học lớp Nhì của Trường Cao đẳng Tiểu học Huế. sau học tiếp Trường Thành chung và lên Trường Quốc học. Thông minh, ham học, ông đã phấn đấu trở thành một học sinh xuất sắc của Trường Quốc học Huế, đậu “đíp - lôm” (diplomat) năm 1930 và được học bổng ra học tại Ban tú tài bản xứ ở trường Bưởi, Hà Nội.

Theo hồi ức của GS Nguyễn Xiển (nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành chính Bắc Bộ) thì cấp học này chỉ tuyển số học trò đã đậu hạng xuất sắc của các Trường Quốc học Trung kỳ và các Trường Thành chung Bắc Kỳ. Năm 1932, với trí tuệ thiên bẩm và sự nỗ lực của bản thân, Ngụy Như Kon Tum đã tốt nghiệp xuất sắc cả 2 bằng Tú tài bản xứ gồm Tú tài Tây ban Toán và Tú tài Tây ban Triết. Ông được cấp học bổng toàn phần sang Pháp học đại học.

Đặt chân tới Thủ đô Paris hoa lệ, vượt qua những bỡ ngỡ, choáng ngợp của chàng thanh niên đến từ một đất nước thuộc địa, ông đã say sưa học, đọc, nghiên cứu và chỉ sau gần 3 năm đã nhận tấm bằng cử nhân khoa học xuất sắc. và cũng chỉ thêm bằng đó thời gian, ông trở thành Thạc sĩ Vật lý đầu tiên của Việt Nam trên đất Pháp. 

Đầu năm 1939, chàng thanh niên trí thức Việt Nam Ngụy Như Kon Tum được nhà bác học Vật lý hạt nhân người Pháp nổi tiếng, GS Giôliô Quyri đồng ý nhận hướng dẫn làm luận án Tiến sĩ Vật lý. Đây cũng chính là khoảng thời gian ông bắt đầu tiếp xúc với những tư tưởng yêu nước tiến bộ.

Về sau khi kể lại với học trò, đồng nghiệp về giai đoạn này, GS. Ngụy Như Kon Tum vẫn còn trăn trở: “Rất tiếc khi tôi đang làm luận án Tiến sĩ mới được một năm thì đại chiến thế giới thứ 2 bùng nổ. Phòng thí nghiệm của nhà bác học G.Quyri bị Bộ Quốc phòng Pháp trưng dụng. Giáo sư G. Quyri khuyên, nếu tôi muốn tiếp tục ở lại phải có hai điều kiện là xin nhập quốc tịch Pháp và được Bộ Quốc phòng Pháp tuyển dụng, nhưng tôi nghĩ rằng đất nước của anh cần anh hơn là nước Pháp”.

Không đắn đo, ông đã nghe theo lời khuyên chân thành đó và trở về nước vào cuối năm 1939 tham gia giảng dạy tại trường Trung học Chasseloup (Sài Gòn) rồi trường Bưởi (Hà Nội) chính vào thời điểm phong trào Việt Minh chống Pháp đang dâng cao trên toàn quốc. Không chỉ đóng là một thầy giáo, ông còn là một thành viên tích cực tham gia các phong trào của giới trí thức để giáo dục tinh thần yêu nước cho thanh niên. Năm 1942, ông cùng các đồng nghiệp như Nguyễn Xiển, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Thúc Hào... cho ra đời tờ Khoa học, một tờ báo khoa học có giá trị, do GS. Nguyễn Xiển làm chủ bút. 

Cách mạng Tháng Tám thành công, chiều 22/8/1945, nhiều trí thức, sinh viên, thanh niên, học sinh tổ chức mít tinh ủng hộ cách mạng ở Khu học xá Đông Dương. Khi ấy, Giám đốc Khu học xá Đông Dương đã cùng với GS. Nguyễn Xiển, GS. Nguyễn Văn Huyên, GS. Hồ Hữu Tường trực tiếp tham gia rồi lên diễn đàn phát biểu ý kiến đồng thanh ủng hộ Việt Minh. 

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông tình nguyện khoác ba lô rời Hà Nội lặn lội lên núi rừng Việt Bắc tham gia công tác cách mạng, cùng toàn dân chống Pháp. 

Năm 1956, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập, đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Quyết định bổ nhiệm GS Ngụy Như Kon Tum giữ chức Hiệu trưởng và ông đã lãnh trọng trách này cho tới khi về hưu. Ông cũng là vị Hiệu trưởng người có thâm niên làm Hiệu trưởng lâu nhất trong lịch sử giáo dục đại học hiện đại Việt Nam.

Ấn tượng còn lưu lại sâu sắc trong suy nghĩ của các thế hệ cán bộ, sinh viên đã từng gắn bó với GS. Ngụy Như Kon Tum là bên cạnh vai trò của một nhà quản lý có tầm, có tâm, ông còn là một nhà Vật lý tài ba, có kiến thức chuyên môn uyên bác. 

Ông chính là Trưởng đoàn khoa học Việt Nam đầu tiên dự Hội nghị Vật lý địa cầu quốc tế ở Moskva năm 1957 là tác giả nhiều công trình nghiên cứu Vật lý hiện đại và một số sách giáo khoa Vật lý ở bậc trung học và đại học. Cùng với GS. Nguyễn Xiển, ông đã góp phần đặt nền móng cho ngành Vật lý địa cầu nước ta.

Sau ngày nghỉ hưu, GS vẫn tiếp tục giảng dạy và tham gia Hội đồng Khoa học Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, làm ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam, tham gia biên soạn phần Vật lý của Từ điển Bách khoa Việt Nam. 

Ông là hình mẫu tiêu biểu của một thế hệ các nhà khoa học yêu nước, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc cho đến hơi thở cuối cùng, là biểu tượng đẹp cho cốt cách của một người thầy giáo luôn tận tuỵ, liêm khiết, khiêm tốn, góp phần đào tạo nhiều thế hệ sinh viên, trong đó nhiều người đã trở thành những nhà giáo, nhà khoa học tài năng. 

Ông còn là nhà hoạt động xã hội có uy tín với những đóng góp không nhỏ ở những vị trí như: đại biểu Quốc hội khóa II, III và IV, Ủy viên ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam, Chánh thư ký Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn Giáo dục thế giới, Ủy viên Ban chấp hành Hội hữu nghị Việt - Pháp...

Phần thưởng dành cho ông sau cả cuộc đời cống hiến thầm lặng, không mệt mỏi là những Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động, Huân chương Độc lập, danh hiệu Nhà giáo Nhân dân... và hơn hết là lòng biết ơn, ngưỡng mộ của các thế hệ người thân, học trò, bạn bè, đồng nghiệp.

Năm tháng đi qua, nhưng những ký ức đẹp đẽ, thiêng liêng về GS.NGND Ngụy Như Kon Tum còn sống mãi trong lòng những người yêu mến ông, cả những địa danh ông đã từng gắn bó và để lại dấu ấn. Bài viết nhỏ này xin được coi như một sự tri ân, như một nén trầm hương kính vọng nhân kỷ niệm 100 ngày sinh của ông (3/5/1913 - 3/5/2013)...

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.