Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 18/04/2006 00:35 (GMT+7)

Giá trị văn hoá lịch sử của di chỉ Lung Leng

Trong bài giới thiệu này chúng tôi chỉ khắc hoạ một giai đoạn về tiến trình phát triển lịch sử của Kon Tum, đó là văn hoá tiền sử trong đó lấy Lung leng làm trọng tâm.

Cho đến nay, bức tranh tiền sử của Kon Tum đã được khắc họa rõ nét, để chúng ta có cơ sở thay đổi cách nhìn nhận về Kon Tum, về một cao nguyên miền thượng thời quá khứ, thông qua di chỉ khảo cổ Lung Leng. lần đầu tiên chúng ta tìm thấy một di chỉ khảo cổ học với phát hiện hết sức bất ngờ và phong phú, có thể nói đây là một di chỉ khảo cổ học thời đại đá lớn nhất ở Tây Nguyên và cả khu vực.

Do di chỉ nằm trong vùng ngập lòng hồ thủy điện Ya Ly - một công trình kinh tế trọng điểm của đất nước vì vậy được sự quan tâm của Thủ tướng chính phủ, Bộ Năng lượng, Bộ Văn hoá - Thông tin và sự tạo điều kịên của chính quyền địa phương tỉnh Kon Tum, nên di chỉ Lung Leng đã được tiến hành khai quật.

Tuy vậy đó chỉ là giai đoạn đầu của một quy trình nghiên cứu khám phá về Lung Leng, để có cơ sở đi đến kết luận về một nền văn hoá tiền sử “Văn hoá Lung leng”. Chắc chắn rằng khi báo cáo kết quả nghiên cứu về Lung Leng được thông báo thì nó sẽ cho chúng ta thấy rõ về mối quan hệ văn hoá, lịch sử của cư dân cổ Lung Leng với các cư dân khác ở Bắc Tây Nguyên nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Nó phục vụ công tác nghiên cứu khoa học trong và ngoài ngành trong toàn quốc. Trước hết là phục vụ cho công tác biên soạn lịch sử địa chí tỉnh Kon Tum. Nó còn phục vụ công tác khoa học bảo tồn bảo tàng, giáo dục truyền thống, lòng hướng về cội nguồn và tình yêu thương đất nước cùng với việc nâng cao ý thức của cán bộ và quần chúng nhân dân trong và ngoài tỉnh khi nhìn nhận, đánh giá về nền văn hoá truyền thống của Kon Tum cũng như vùng Bắc Tây Nguyên. Là cơ sở để bác bỏ những luận điểm của các học giả thực dân trước đây khi nghiên cứu về Kon Tum cũng như vùng Bắc Tây Nguyên.

Mặc dù chỉ mới thực hiện giai đoạn đầu, nhưng chúng ta đã có đủ cơ sở để kết luận rằng: Kon Tum là một vùng đất sớm có sự khai phá của con người và trong tiến trình phát triển, đây là một vùng đất đầy năng động, sáng tạo và có mối giao lưu rộng mở. (Báo cáo kết quả khai quật di chỉ Lung Leng).

Lùi về quá khứ, chúng ta điểm qua một số phát hiện về một Kon Tum thời tiền sử. Từ cuối thể kỷ 19, những giáo sĩ người Pháp trong đó có H.pircy, R.P.Guerlach đã sưu tầm được một số rìu đá mài toàn thân ở KonTum. Và trong kho Bảo tang lịch sử Việt nam đang lưu giữ 20 di vật của KonTumđược tiếp quản từ Viện Viễn Đông Bác Cổ (theo Vũ Văn Bát Năm 1984;33-38;NPHM (Những phát hiện mới về khảo cổ học).

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các chiến sĩ quân giải phóng, trong khi đào công sự đã thu lượm được một số rìu đá ở huyện Sa Thầy, nhưng vì hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nên không có điều kiện xác minh (theo Hoàng Xuân Chinh và Nguyễn Khắc Sử năm 1974; 115 - 116; NPHM).

Đặc biệt từ năm 1990 trở lại đây cùng với việc điều tra khảo sát lòng hồ thủy điện, nhiều di vật tiền sử Kon Tum được thu thập, nhiều sưu tập mới được công bố (Võ Quý và Phan Thanh Bàng năm 1991; 69 - 70; Phan Thanh Bàng 1991; 70 - 71; Phan Thanh Bàng 1992; 72 - 73…; NPHM) bên cạnh đó còn phải đến những di vật trôi nổi, phát hiện trong vùng Sa Thầy và thị xã Kon Tum. Họ nhặt được trong quá trình đi làm rẫy, đào vàng; mà tiêu biểu nhất là sưu tập của ông Nguyễn Ngọc Kim ở Bình Nam - Sa Bình - Sa Thầy (trên 300 di vật ông đã tặng cho Bảo tàng Kon Tum vào ngày 12/8/1999), sưu tập của Bế Văn Phúc - 128 Ngô Quyền, thị xã Kon Tum, sưu tập của ông Văn Đình Thành 60 - Hoàng Văn Thụ, thị xã Kon Tum.

Kể từ năm 2001 trở về trước, các nhà nghiên cứu về tiền sử Đông Nam Á vẫn cho rằng, Kon Tum chỉ là hành lang. Là điểm giao lưu văn hóa giữa các trung tâm: Đông Bắc Thái - Bắc Lào - Đông Sơn - Sa Huỳnh - Đồng Nai - Sam Rông Sen Campuchia.

Việc tiếp nhận bộ sưu tập của ông Nguyễn Ngọc Kim là việc xác định đích thực di chỉ khảo cổ học Lung Leng. Chỉ hơn một tháng sau khi tiếp nhận bộ sưu tập đó là thời gian thực hiện các thủ tục về hành chính pháp lý, đến ngày 21/9/1999 Viện Khảo cổ học và Sở Văn hoá - Thông tin Kon Tum đã khởi công khai quật lần thứ nhất di chỉ Lung Leng với diện tích 106 m 2.

Kết quả khai quật đã phát hiện được các di tích bếp lửa, lò nung, mộ tang, di cốt người, vết tích thực vật. Về hiện vật, đã thu được trên 10.000 công cụ đá với hàng chục vạn mảnh gốm.

Với kết quả ban đầu ở Lung Leng đã gợi mở cho chúng ta nhiều điều, xã hội tiền sử của Kon Tum đã được vén màn bí mật. Lung Leng là di chỉ có quy mô lớn, có tầng văn hoá dày, có số lượng di vật phong phú. Cư dân tiền sử Lung leng có mối giao lưu rộng mở với các nhóm cư dân cổ khác ở Việt Nam và Đông Nam Á, nhưng vẫn bảo lưu những nét đặc trưng văn hóa riêng, điều đó được thể hiện qua các di tích di vật.

Những đặc trưng trên còn được thể hiện rất rõ nét ở hơn 50 địa điểm khảo cổ học phát hiện trên địa bàn toàn tỉnh sau Lung Leng. Hiện nay hầu như tất cả các huyện, thị trong tỉnh đều đã phát hiện được di chỉ khảo cổ học tiền sử. Tuy vậy,với số lượng 57 địa điểm mới đ ược phát hiện này, mới chỉ là một phần trong việc thực hiện công tác điều tra tổng thể các di tích khảo cổ trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Ở đây bên cạnh việc tiến hành khai quật thì công tác điều tra vẫn tiếp tục thực hiện. Có thể nói, hiện tại Kon Tum là một tỉnh có số lượng di tích và di vật thời tiền sử lớn nhất Tây Nguyên và cả khu vực miền Trung.

Những phát hiện khảo cổ học mới, là cơ sở cho chúng ta có một nhận thức mới về văn hoá tiền sử Kon Tum. Trước hết cho ta thấy người tiền sử cư trú thành từng cụm tập trung hai bên bờ các con sông lớn, gần các nguồn nước mà chúng ta vẫn gọi là làng cư trú trên đồi ven sông. Địa điểm cư trú của họ còn là xưởng chế tác công cụ, khu mộ tang. Kinh tế của người tiền sử Kon Tum mang tính hỗn hợp, bao gồm: săn bắt, hái lượm, chế tác công cụ, trao đổi sản phẩm và bước đầu đã biết trồng trọt cũng như kỹ thuật luyện kim. Người tiền sử Kon Tum đã có một tổ chức xã hội nhất định. Trong mô thức sống ấy, có sự phân công lao động. Người tiền sử Kon Tum có một đời sống tinh thần phong phú, thể hiện qua kỹ thuật chế tác công cụ đá, hoa văn trên gốm. Thổ hoàng tô trên gốm, các kiểu dáng chum, vò, bát bồng, các hạt chuỗi, vòng, khuyên tai, các viên thạch anh… Xã hội người cổ Kon Tum đã hình thành thế giới tâm linh thông qua việc chôn theo đồ tùy tang, tư duy về số lẻ qua các di vật tìm thấy ở trong mộ…

Ngoài những giá trị, ý nghĩa về văn hóa lịch sử đã nêu trên thì có một vấn đề của hiện tại chúng tôi cần phải nhắc đến. Đó là, do đặc điểm cư trú của người tiền sử Kon Tum thường tập trung chính các vùng trũng, nơi có nguồn nước dồi dào, chủ yếu tạp trung dọc 2 bên các con sông lớn như Đăk Bla,

Đăk Kroong, cũng như điểm giao hội của các con suối lớn với hai con sông ấy.

Xuất phát từ những đặc điểm trên, hiện nay có rất nhiều di tích khảo cổ mới được phát hiện nằm trong vùng ngập của thủy điện YaLi, đặc biệt là các di tích nằm trong lòng hồ thủy điện Plei Krong hiện nay đang có nguy cơ ngập chìm vĩnh viễn. Chúng tôi thiết nghĩ, để góp phần cứu lấy một nền văn hoá, đối với thủy điện Plei Krong hãy coi việc khai quật di chỉ Lung Leng là m ột bài học tốt, bởi vì đó là một hoạt động khoa học nghiêm túc hợp với ý Đảng lòng dân.

Nguồn: Xưa và Nay - Số244 tháng 9 - 2005

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.