Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 13/02/2008 16:02 (GMT+7)

Giá trị dinh dưỡng của cá

Cá có phải là tốt hơn thịt về mặt dinh dưỡng không?

Đúng vậy, vì mỡ cá chứa nhiều axit béo nhóm omega – 3 hơn thịt. Ngoài ra, so với thịt, cá chứa ít chất béo hơn và chất béo của cá có chất lượng tốt và dễ tiêu hoá. Mỡ cá có các axit béo không no là eicosaoentaenoic (EPA) và decosalexaenoic (DHA) được gọi chung là omega – 3, gây phản ứng chuyển hoá lipoprotein, giảm tổng hợp apolopoprotein – beta, tăng lượng lipoprotein tỷ trọng cao là thành phần tốt của cholesterol, giúp tạo ra màng tế bào cùng hormon steroid và axit mật.

Thành phần của cá

Protid:trung bình (từ 15 - 24 g cho 100g). So với thịt, cá có nhiều myoalbumin hơn, ít collagen hơn và một lượng đáng kể chất nitrogen không proteic như ure, ammoniac, tạo mùi đặc biệt của cá.

Lipid:trung bình (từ 0,5 - 20g cho 100g cá). Hàm lượng chất béo ở cá thay đổi và người ta phân biệt:

- Cá lạt: là nhóm cá từ 0,5 - 2% chất béo như cá bơn, cá lưỡi trâu, cá lóc, cá bông, cá trê.

- Cá ít béo: 2 - 8% chất béo như cá chình, cá trích, cá thu, cá bạc má, cá nục, cá ngừ.

- Cá béo:hơn 8% chất béo như lươn, cá basa, cá mòi, cá hồi.

Về thành phần chất béo trong cá:trong thời kỳ đẻ trứng, cá ít chất béo. Chất béo ở cá là chất béo không no, có 5 - 7 nối đôi, rất tốt cho sức khoẻ.

Muối khoáng: Cá giàu photpho, nghèo canxi. Tỷ số Ca/P tốt hơn ở thịt.

Cá không giàu canxi: Những loại cá nhỏ như cá cơm, cá linh, cá bóng con, nên ăn luôn xương. Ăn cá, nên ăn kèm với rau sống để canxi dễ dàng hấp thu.

Cá biển có lượng iod cao, giàu canxi (300 mg), clo và natri. Cá biển không chứa nhiều natri hơn cá nước ngọt. Nói chung, cá cung cấp cho cơ thể một lượng đáng kể flo, đồng, kẽm, iod, coban, sắt...

Vitamin

Cá giàu vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12). Nếu luộc cá, nấu canh, các vitamin B tan trong nước. Cá nghèo vitamin C.

Thịt cá giàu vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E. Vì vậy, ăn cá rất tốt cho trẻ em và phụ nữ mang thai.

Cá dễ tiêu hoá, do chứa ít collagen. Cá luộc, cá canh rất dễ tiêu hoá vì chất collagen được chuyển sang nước luộc.

Cá cũng nghèo mô liên kết, cho nên không tồn tại lâu trong dạ dày. Vì vậy, khi ăn cá, cảm thấy “nhẹ bụng”.

Các nghiên cứu về cá

Cá giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Phân tích kết quả của 13 nghiên cứu 220.000 người, được theo dõi trong 12 năm cho thấy: những người có dùng một lần cá trong tuần, nguy cơ mắc bệnh tim mạch giảm được 15%. Nếu ăn cá 5 lần/ tuần thì giảm được 40% nguy cơ.

Lợi ích sau này là do các axit béo omega - 3, có khả năng ngăn ngừa loạn nhịp, giảm lượng triglycerid và lượng mỡ cơ thể.

Cá giảm nguy cơ bị dị ứng, hen

Theo tạp chí Allergy, 8 - 2006, một nghiên cứu thực hiện với 4.086 trẻ sơ sinh, được theo dõi đến lúc 4 tuổi, cho thấy: những trẻ ăn cá, khi một tuổi hay trước một tuổi, ít có nguy cơ bị dị ứng (so với các trẻ khác).

Một nghiên cứu khác trên 598 trẻ, cho thấy những trẻ thường xuyên dùng cá và ngũ cốc (như gạo lức) ít nguy cơ bị hen.

Ăn cá, hạn chế sự suy thoái chức năng nhận thức.như vậy, dùng cá giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Các nhà nghiên cứu Chicago đã theo dõi trong 6 năm tình trạng tâm thần và sử dụng cá của nhóm người tình nguyện thuộc nhóm “Chicago Health and Aging Project” cho thấy: ở những người thường dùng cá, khả năng nhận thức giảm rất chậm, so với người không dùng cá.

Một nghiên cứu khác đã được tiến hành ở Anh. Trong số những người tự nguyện 70 - 79 tuổi, một nhóm dùng mỗi ngày và như vậy trong 24 tháng, 3 viêm nang omega - 3 (0,5 g/ngày DHA và 0,2 g/ngày EPA). Một nhóm khác dùng giả dược.

Kết quả cho thấy: omega - 3 của cá ngăn ngừa sự suy thoái điểm vàng liên quan với sự tích tuổi.

Khả năng nhận thức của người dùng omega -3 được củng cố rõ rệt.

Mẹ ăn cá, tốt cho thai nhi

Cá cung cấp các axit béo loại omega - 3 như EPA và DHA cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Vào tam cá nguyệt cuối của thai kỳ, omega - 3 rất cần thiết vì chính lúc này, các tế bào não của bộ thai nhi được hình thành. Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu về DHA được nhân lên 2,5 lần và mẹ ăn cá cung cấp các chất cần thiết cho bộ não của thai nhi.

Cá còn cung cấp một lượng vitamin D quan trọng, cần thiết cho sự khoáng hoá bộ xương, chất iod cho sự phát triển não của bé và chất sắt cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Dị ứng với cá

Cá có thể gây một số rối loạn ở một số người như nổi mề đay, eczema, gây ói mửa, tiêu chảy và rất hiếm hơn là rối loạn tim mạch. Cá có thể gây dị ứng do sự biến đổi chất histidin (một axit amin) thành histamin gây dị ứng.

Cá ngừ, nhất là cá không thật tươi, có thể gây dị ứng cho những người có hệ tiêu hoá yếu hay có cơ địa dễ bị dị ứng. Vì vậy, khuyên ở lần đầu tiên cho trẻ nhỏ ăn cá, nên cho bé ăn một lượng nhỏ mà thôi. Đối với trẻ mắc chứng khó tiêu, bị hen hay bị chàm (eczema), không nên cho ăn cá. Cá có chứa chất nitrogen không proteic như ure, ammoniac; vì vậy nên hạn chế ăn cá cho những người bị gút và viêm khớp.

Đối với phụ nữ mang thai, chất metil thủy ngân có khả năng qua nhau thai và sữa mẹ. Nhiều nghiên cứu cũng xác định thai nhi, khi tiếp xúc với metil thuỷ ngân qua nhau thai, khi sinh ra, có nguy cơ có triệu chứng thần kinh ở thị giác, thính giác và ngôn ngữ. Nhưng cá có nguy cơ chứa metil thuỷ ngân chỉ là loại cá lớn, cá bắt mồi (cá ăn động vật) như cá ngừ đại dương, cá thu, cá chuồn, cá đuối, cá kiềm, cá mú. Vì vậy, khuyên các bà mang thai hạn chế dùng các loại cá lớn thuộc nhóm cá bắt mồi, có thể có lượng metil thuỷ ngân cao.

Nguồn: Thuốc & sức khoẻ, số 344, 15 - 11 - 2007, tr 18

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.