Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 27/10/2008 16:48 (GMT+7)

Ghép quả trên cây có múi, đột phá kỹ thuật mới

Mục đích của việc ghép quả là phân bố lại số quả trên cây cho hài hoà, tạo điều kiện để cây phát triển cân đối. Mặt khác, nhờ cách làm này, có thể dồn số quả ở những cây ít quả cho một số cây nhất định, từ đó phân cây, xây dựng kế hoạch chăm sóc và bảo vệ từng lô cây, tránh sự dàn trải, giảm chi phí vật tư.

Thông thường chỉ có thể ghép được các nhóm cây cùng chi trong họ với nhau. Cây sử dụng để ghép quả là cây đã hoặc đang cho khai thác hoặc chưa ra hoa chưa khai thác quả lần nào.

Thời vụ ghép: Với cam Canh, cam Vinh, quýt, bưởi Diễn có thể ghép từ cuối tháng 6 đến tháng 8; bưởi Phúc Trạch, Hoàng Trạch có thể ghép từ đầu tháng 4-5, khi quả trên cây phát triển ổn định, đường kính quả 1,8-2,5cm (đối với cam quýt) và 4-5cm (đối với bưởi). Tiến hành ghép vào ngày quang mây, nắng nhẹ, không mưa.

Kỹ thuật ghép: Bộ phận ghép là cuống quả với cành cây. Thông thường với các cây có múi, ghép áp bên là tốt nhất, xác suất sống sau ghép cao.

Trước khi ghép, vườn cây cần được phòng trừ sâu bệnh, nhất là sâu vẽ bùa, nhện đỏ, nhện trắng, rệp nâu, rệp muội, rệp sáp, rầy chổng cánh và các bệnh loét quả, chảy nhựa...; cần lựa chọn cành khoẻ, không sâu bệnh.

Quả ghép không có mầm bệnh, còn tươi nguyên cuống, yêu cầu để cuống dài 3-7cm hoặc 10cm. Quả cắt đến đâu ghép đến đó, nếu để lâu, cuống mất nước sẽ không sử dụng được. Khi ghép nên lựa chọn cành bánh tẻ, cành ghép và cuống ghép có kích thước tương ứng.

Cách ghép áp bên: Sử dụng dao ghép chuyên dụng, sắc bén, nhẹ nhàng nâng quả trong lòng bàn tay, dùng một ngón tay làm điểm tỳ cho cuống quả, tay kia dùng dao cắt vát đầu cuống, chiều dài vết cắt khoảng 1,5-2cm. Tiếp đó ghép cuống và đầu ghép khớp nhau qua vết cắt vát, sử dụng nylon chuyên dụng quấn chặt vết ghép. Với cách ghép này, một lao động thành thục trong ngày có thể ghép được 150-200 quả.

Chăm sóc cây sau ghép quả:Cây sau ghép cần được che nắng bằng nylon đen chuyên dùng khoảng 20-25 ngày để hạn chế nắng, gió làm mất nước. Vườn cây ghép cần được giữ ẩm bình thường. Khi vết ghép đã liền thì tháo nylon, tăng cường bón thúc phân hữu cơ, vô cơ và vi sinh, tốt nhất sử dụng hạt ngô đỏ, đậu tương và super lân ngâm ủ hoai mục pha loãng để tưới thúc hoặc hỗn hợp bột ngô, bột đậu tương, super lân ủ nóng trong điều kiện yếm khí rồi bón thúc vào rãnh đào theo hình chiếu tán cây.

Lưu ý: Thay vì sau ghép che lưới đen lên tán cây chống thoát hơi nước, có thể đơn giản hoá bằng cách: Trước khi ghép dùng dây nylon bao kín quả và phần cuống, sau 35-40 ngày, cành và quả ghép sinh trưởng bình thường thì tháo ra để quả phát triển nhanh.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.