Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 25/12/2018 17:33 (GMT+7)

Đồng hành – Cam kết – Sáng tạo – Nỗ lực vì lợi ích cộng đồng

Với chương trình tình nguyện viên (TNV) nước ngoài của Trung tâm SRD đã và đang hoạt động rất hiệu quả. Đội ngũ TNV của Trung tâm SRD được tuyển chọn qua các tổ chức uy tín, có trình độ và nhiệt tình với công việc, vừa góp phần nâng cao hiểu biết về đất nước con người Việt Nam, về hoạt động của một tổ chức NGO cho TNV, đồng thời TNV cũng phần nào đóng góp việc xây dựng năng lực của nhân viên SRD thông qua việc học hỏi, vận dụng kinh nghiệm thực tế và trao đổi thường xuyên.       

Trung tâm SRD đã tham gia tích cực vào các mạng lưới trong nước và quốc tế nhằm củng cố vị thế của mình là một tổ chức LNGO tiên phong, luôn học hỏi và chia sẻ với các tổ chức khác để cùng nhau làm tốt sứ mệnh của mình, tác động tích cực hơn với các nhà hoạch định chính sách nhằm hỗ trợ người nghèo hiệu quả hơn. Thông qua hoạt động của các mạng lưới này, đội ngũ nhân viên của SRD cũng đã chia sẻ kinh nghiệm của mình, cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.Hiệnnay SRD đang là chủ tịch của hai mạng lưới VNGO&CC và VNGO&FLEGT, đồng thời là thành viên chỉ đạo của mạng lưới UNREDD pha 2, Gencomnet và là thành viên của một số mạng lưới trong nước như CCWG, VSEA, CIFPEN, EMWG, VRN,...Ngoài ra, Trung tâm đã và đang là thành viên Ban điều hành các mạng lưới nước ngoài như APRN,PANAP, EARWG, Aid Effectiveness, The Mekong Adaptation Forum, SEA Change, Reality of Aid Network, vv…

b12

            SRD hiện là chủ tịch của 2 mạng lưới VNGO&CC và VNGO-FLEGT

Trong hơn 12 năm hoạt động, Trung tâm SRD đã đạt được những bước phát triển vững chắc qua từng năm. SRD đã thực hiện thành công 3 giai đoạn chiến lược của tổ chức (2005-2007, 2008-2012 và 2013-2017) đạt được kết quả đáng kể, khẳng định vị thế của một tổ chức phi chính phủ hàng đầu hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam, đã được Đảng, Chính phủ, Nhà nước và cộng đồng xã hội ghi nhận như một tổ chức xã hội uy tín, thành công và bền vững. Bước vào Giai đoạn chiến lược lần thứ IV (2018-2022) này, SRD hứa hẹn sẽ có bước chuyển mình, hội nhập với xu thế thay đổi mới của nước nhà.

Với số lượng 64 dự án lớn và 14 nghiên cứu nhỏ/ tiểu dự án, tổng ngân sách hơn 11 triệu đô la Mỹ (từ năm 2006-2018) và được thực hiện tại 22 tỉnh thành trong cả nước như Hà Nội, Phú Thọ, Hòa Bình, Thái Nguyên, Yên Bái, Bắc Kạn, Điện Biên, Lào Cai, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Sơn La, Quảng Nam vv… , số người hưởng lợi từ các hoạt động dự án và chương trình do SRD đã và đang thực hiện là gần 120.000 người hưởng lợi trực tiếp và hơn 140.000 người hưởng lợi gián tiếp.

b13

Bà Nguyễn Kim Ngân - Giám đốc SRD – tuyên truyền hoạt động của dự án đến người dân

Thông qua các hoạt động dự án, Trung tâm SRD đã có những đóng góp đáng kể trong công cuộc xóa đói giảm nghèo cho các cộng đồng dân cư nghèo, vùng sâu vùng xa, những đối tượng yếu thế trong xã hội như phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số, v.v…, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng về bảo vệ môi trường, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và vận động chính sách hướng tới người nghèo.

SRD được đánh giá là một trong những tổ chức phi chính phủ đi “tiên phong” trong việc tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động và thích ứng với BĐKHcho các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng tại Việt Nam.

Song song với việc hỗ trợ các cộng đồng phát triển sinh kế bền vững để thích ứng BĐKH, SRD tiếp tục định hướng chiến lược tập trung vào vận động chính chính sách trong lĩnh vực quản trị rừng. SRD cũng đạt được những thành tựu đáng kể trong việc nâng cao năng lực cho các cộng đồng sống dựa vào rừng cũng như các tổ chức xã hội; góp phần tích cực đưa tiếng nói của người dân vào tiến trình đàm phán, thực thi Hiệp định Đối tác Tự nguyện – Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (VPA –FLEGT).

Với kinh nghiệm làm việc trực tiếp với cộng đồng, SRD đã mang tiếng nói của những người nông dân nghèo, cũng như của các tổ chức xã hội Việt Nam tới các cuộc thảo luận /hội nghị và diễn đàn quốc tế về những vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Những đóng góp, chia sẻ mang tính thực tiễn của SRD đã được các chuyên gia quốc tế, những nhà hoạt động xã hội đánh giá cao.

b14

             SRD tại Hội thảo Khu vực về Nâng cao Năng lực về REDD+ cho các Tổ chức Xã hội và Các Cộng đồng Địa phương ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương và Nam Á

Những đóng góp, nỗ lực không ngừng  của Trung tâm SRD đã được nhà nước, cơ quan chủ quản và các cơ quan đối tác trong và ngoài nước ghi nhận với nhiều bằng khen, giấy khen, giải thưởng được trao tặng từ khi thành lập đến nay. Chỉ trong hơn ba năm gần đây, một số thành tích của SRD đã được ghi nhận.

Với 12 năm hoạt động, bên cạnh những thuận lợi, thành công, không thể không kể đến những vất vả, khó khăn mà Trung tâm SRD phải trải qua. Để đảm bảo chất lượng cho các hoạt động của mình, việc giữ chân cũng như tìm kiếm nhân sự có năng lực, cam kết làm việc tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, khó khăn, thiếu thốn luôn là thách thức đổi với SRD. Bên cạnh đó, các thủ tục, quy định của nhà nước hiện nay cho việc xét duyệt dự án của các tổ chức NGO còn chậm. Trong quá trình các dự án triển khai, những khó khăn vẫn tiếp tục xảy ra liên quan đến quy trình xử lý và hợp tác của đối tác địa phương, thói quen, tập tục của đồng bào thiểu số và bà con tại mỗi vùng quê, hay nhận thức chưa được rõ ràng của người dân địa phương về vai trò và tầm quan trọng của dự án đối với chính cuộc sống của họ…. Trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, việc tìm kiếm các mô hình ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông lâm nghiệp là biện pháp hữu hiệu nâng cao đời sống cho bà con nông dân. Tuy nhiên, để có được mô hình đáp ứng được điều kiện kinh tế và phù hợp với những hộ dân nghèo ở vùng sâu vùng xa lại là bài toán khó đối với SRD. Khó khăn đôi khi cũng xuất phát từ việc điều chỉnh qui định của các nhà tài trợ nước ngoài. Nhiều yêu cầu của nhà tài trợ thay đổi theo từng thời kỳ, từng giai đoạn của dự án và đặc biệt các dự án hiện nay đều đòi hỏi vốn đối ứng. Ngoài ra, việc cắt giảm đáng kể các nguồn viện trợ từ nước ngoài cũng là khó khăn mà các NGO Việt Nam đang phải đối mặt. Nguyên nhân của khó khăn này bắt nguồn từ những thay đổi về cơ chế cũng như các vấn đề toàn cầu khiến các nhà tài trợ quốc tế ngừng hoặc thắt chặt các khoản viện trợ dành cho những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

b15

Trao đổi mô hình quản lý tài chính của tổ chức với nhà tài trợ

Để khắc phục những khó khăn trên, SRD nỗ lực ổn định nhân sự thông qua các hoạt động đào tạo và hướng tới có một nguồn nhân sự có chuyên môn sâu. SRDluôn tìm tòi hướng đi mới, hợp tác với những đối tác có năng lực, uy tín đảm bảo chất lượng cho các hoạt động triển khai. SRD thường xuyên vận dụng cách làm mới, hiệu quả, không những giúp cộng đồng người dân nghèo nông thôn có sinh kế bền vững mà còn giúp tổ chức phát triển bền vững trong tương lai.

Một giai đoạn mới đang đến với Trung tâm SRD, thực hiện thành công chiến lược lần thứ IV (2018-2022) của tổ chức. Con đường trước mắt còn nhiều gian nan, thách thức nhưng đồng hành cùng SRD còn có những người bạn, đối tác, cộng đồng dân cư trong vùng dự án…và đặc biệt có sự đóng góp tích cực của các thành viên Hội đồng Quản lý trung tâm.Với tâm huyết, cố gắng và bằng sức lực của chính mình,  SRDsẽ luôn lạc quan, vượt qua những khó khăn để hoàn thành sứ mệnh mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân ở những vùng nông thôn nghèo.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.