Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 24/06/2015 07:11 (GMT+7)

Đồng bằng Sông Hồng giàu lên nhưng đời sống văn hóa nghèo đi !

Tham dự hội thảo có ông Nghiêm Vũ Khải – PCT LHHVN, ông Trần Việt Hùng – Nguyên PCT LHHVN cùng các Nhà văn hóa, Nhà xã hội học, các chuyên gia đầu nghành về văn hóa nông thôn vùng châu thổ sông Hồng.

Theo GS. Hoàng Chương: Có lẽ chưa có vùng đất nào có được một nền văn hóa dân gian vô cùng phong phú và đặc sắc như đồng bằng Bắc Bộ nói chung, đồng bằng sông Hồng nói riêng, nơi có tới hàng chục thể loại nghệ thuật như tuồng, chèo, múa rối nước, ca trù, quan họ, hát xoan, hát chầu văn, hát xẩm, hát trống quân, hát chèo tàu, hát dặm… Nhưng khi cơ chế thị trường xuất hiện, đồng thời là xu hướng thương mại hóa văn hóa nghệ thuật, một nền văn hóa chuyên nghiệp ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng bỗng chốc chuyển hướng, đổi màu thương mại hóa, không mấy chốc đã lây lan khắp miền đồng bằng Bắc Bộ, nguy cơ mất gốc, mất bản sắc văn hóa, ngày càng tới gần, mà mất văn hóa là mất tất cả! Thực tế hiện nay, chúng ta  nhất là những người phụ trách kinh tế ít quan tâm tới đời sống văn hóa ở nông thôn. Xu hướng hiện đại hóa văn hóa, thương mại hóa văn hóa, thậm chí xâm nhập vào cả những lễ hội thiêng liêng. Mà văn hóa nông thôn yếu thì xã hội nông thôn không thể phát triển được. Nông dân đồng bằng sông Hồng đang ngày giàu lên nhưng đời sống văn hóa ngày càng nghèo đi đó là một thực tế, một nghịch lý…

A2

GS. Hoàng Chương- GĐTrung tâm Nghiên cứu Bảo tồn & Phát huy Văn hóa dân tộc

Nhà Xã hội học Đặng Vũ Cảnh Linh – Viện Truyền thống & Phát triển cho rằng: Đằng sau sự bình yên của nông thôn là những xung đột sâu sắc. Yêu cầu bức thiết của thực tiễn đặt ra "vẽ" lại bức tranh nông thôn và phát triển nông thôn, ông đã đưa ra một số phương pháp luận cơ bản về những đặc tính xã hội nông thôn Việt Nam như:  Văn hóa, lối sống nông thôn; Quan hệ Nông thôn - Nông nghiệp - Nông dân ; Đặc điểm nông thôn hiện đại ; Những vấn đề kinh tế - lao động nông thôn hiện nay; Những vấn đề khó khăn trong biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội nông thôn … để khảng định rằng trong thời kỳ hội nhập thì văn hoá và truyền thống dân tộc như là một “tấm hộ chiếu”. Tăng cường công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế là vô cùng cấp thiết, là động lực phát triển nông thôn mới. Bảo tồn văn hoá dân tộc không có nghĩa là ôm khư khư lấy vốn cổ không cho nó thay đổi, trái lại phải luôn luôn làm cho nó lớn mạnh hơn, giàu có hơn, bổ sung cho nó những yếu tố mới, tức là phải phát triển nó...

A3

 Nhà XHH Đặng Vũ Cảnh Linh – Viện Truyền thống &Phát triển

Sau khi phân tích lý luận từ các kinh nghiệm thực tiễn, GS Nguyễn Ngọc Phú – PCT kiêm Tổng Thư ký Hội khoa học tâm lý – Giáo dục Việt nam đã đưa ra tại hội thảo nội dung xây dựng nếp sống văn hóa tại các làng quê là cần có sự đồng thuận, ổn định tư tưởng, niềm tin chính trị của cộng đồng dân cư đối với các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, đối với các chủ trương  kinh doanh phát triển kinh tế địa phương nói chung, phát triển tiềm năng du lịch (nếu có điều kiện) của địa phương nói riêng; Có đời sống tâm linh, tín ngưỡng lành mạnh; Cộng đồng cư dân địa phương phải có truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp; Cộng đồng cư dân, đặc biệt là thanh thiếu niên địa phương phải biết coi trọng và đề cao các giá trị đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật tốt đẹp và có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn, thân thiện với môi trường, thái độ cởi mở sẵn sàng hợp tác, hòa nhập giữa con người với con người…

A4

GS Nguyễn Ngọc Phú – PCT kiêm TTK  Hội khoa học tâm lý – Giáo dục Việt nam

Kết thúc hội thảo, ông Nghiêm Vũ Khải – PCT LHHVN  cảm ơn các đại biểu đã đóng góp những ý kiến đầy tâm huyết của mình trong việc bảo tồn, phát huy  nền văn hóa châu thổ sông Hồng. Đồng thời khảng định: Nét đặc trưng của văn minh sông Hồng đó chính là văn minh sông nước. Gần như mọi mặt của đời sống con người gắn rất chặt và bị chi phối bởi hai yếu tố sông và nước. Văn minh sông Hồng là nền văn minh có sự giao tiếp đến cao độ, bắc xuống, nam lên, đông qua, tây lại, bởi vậy nó được bồi đắp lên rất nhiều lớp văn hóa và là một trong những nền văn minh lâu đời nhất góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam, có thể xem là cái nôi của văn minh người Việt. Vì vậy, sau hội thảo này LHHVN sẽ tổng hợp những ý kiến để kiến nghị lên các cơ quan quản lý văn hóa của Nhà nước có những giải pháp thiết thực, kịp thời nhằm bảo tồn và phát triển văn hóa trong quá trình xây dựng nông thôn mới./.

Xem Thêm

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đẩy mạnh chọn tạo giống nội địa, khai thác sử dụng nguồn gen nhằm phát triển nông nghiệp bền vững
Ngày 24/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ trong sản xuất cây rau và hoa tại Hà Nội”. Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực sản xuất cây rau và hoa, các cơ sở nghiên cứu, sản xuất, doanh nghiệp, HTX tại Hà Nội.
Đưa Thái Bình trở thành điểm sáng của cả nước về phát triển giống lúa chất lượng cao bằng công nghệ tiên tiến
Ngày 18/6, tại Thái Bình, LHHVN phối hợp cùng Hội Giống cây trồng Việt Nam và Liên hiệp Hội tỉnh Thái Bình tổ chức hội thảo “Phát triển công nghệ sản xuất giống lúa chất lượng cao”. Chủ trì Hội thảo có GS.VS. Trần Đình Long - Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam, ThS. Phạm Thị Bích Hồng - Phó Trưởng Ban Phổ biến kiến thức LHHVN và TS. Trần Thị Hòa - Chủ tịch LHH tỉnh Thái Bình.
Hà Giang: Tập huấn ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI)
Ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với các chuyên gia thuộc Học viện AI tổ chức tập huấn phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật về “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong công tác quản lý, điều hành và tác nghiệp…
Bình Thuận: Đào tạo nguồn nhân lực xét nghiệm y học
Sáng ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh cùng Trường Đại học Phan Thiết phối hợp tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xét nghiệm y học trong xu thế chăm sóc sức khỏe hiện nay”.
Giải pháp cho công tác phổ biến kiến thức KHCN hiệu quả
Hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) là những tổ chức quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, tập hợp giới trí thức KHCN với nhiệm vụ trọng tâm là hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội và Phổ biến kiên thức khoa học công nghệ (KHCN).

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.