Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 14/12/2005 00:05 (GMT+7)

Đốn táo

- Cành ngoài tán:Cành ngoài tán mọc từ mầm sinh trưởng, trên cành năm trước, gọi là cành cấp 1. Cành cấp 1 phân cành cho cành cấp 2, trên cành cấp 2 phát sinh cành cấp 3, rồi cấp 4… Quả táo ra chủ yếu đơm trên cành cấp 3, cấp 4 và cành cấp 2.

- Cành vượt tán:Cành vượt trong tán mọc từ mầm bất định trên cành những năm trước. Tuỳ thuộc điều kiện thời tiết và tình trạng sinh lý của cây mà nó có thể mọc sớm hay mọc muộn. Khi cành vượt trong tán phát sinh sớm nó mọc khoẻ, thân to, tạo thành khung tán cây thay thế những cành già năm trước. Những cành vượt mọc muộn, yếu, vống, không mang quả và không có ý nghĩa trong trồng trọt.

Sau khi thu quả, những cành mang quả (cành cấp 3, cấp 4) ít có khả năng tái sinh trưởng mà sẽ tàn lụi dần, nếu có nảy chồi thì mầm mới phát triển chậm và yếu ớt, trong khi những mầm ngủ ở phía dưới có khả năng cho cầnh khoẻ mạnh thì bị ức chế khó phát sinh. Vì vậy hằng năm sau khi thu hoạch quả, người ta thường cắt bớt cành để kích thích cành mới phát sinh đồng thời tạo điều kiện cho cây nở hoa kết quả tập trung. Biện pháp kỹ thuật này được gọi là đốn táo.

Kỹ thuật đốn táo

Trong kỹ thuật đốn, có đốn đau và đốn phớt.

Đốn đau:Việc đốn đau được thực hiện với mục đích tạo tán mới. Đối với các cây còn nhỏ (1-2 năm tuổi) cắt cụt hết cành, chỉ để lại đoạn gốc với khoảng ba cành to mới ra năm trước, làm cho cây sớm nảy sinh cành vượt để nâng tán cây cao dần. Đối với những cây lâu năm, tán rộng, cành chen lấn nhau cần cắt hết số cành già trong tán không có khả năng nảy mầm, chỉ để lại các cành vượt 1-2 năm tuổi.

Đốn phớt:Đốn phớt là kỹ thuật đốn thường xuyên hằng năm làm cho cây ra quả nhiều và ổn định. Cắt toàn bộ phần cành mang hoa quả, chỉ để lại một đoạn gốc cành mẹ ngoài tán dài từ 10 đến 30cm. Năm sau trên các đoạn gốc cành mẹ này sẽ phát triển nhiều cành mới, tăng số lượng cành lên rất nhiều, tăng độ lớn tán cây, vừa có nhiều mầm để ghép (nếu lấy mắt ghép để tạo cây giống), vừa cho nhiều quả.

Đối với một số giống táo có khả năng ra quả trái vụ thì có thể đốn rất nhẹ và sớm, để lại phần lớn cành mẹ cho cây phân hoá hoa sớm và nhanh. Một số vùng trồng táo có kinh nghiệm, bà con thường xuyện đốn phớt, tán cây lan rộng, có khi đến trên 10m, sau đó làm giàn đỡ để khỏi gãy cành khi mang nặng trọng lượng quả chín, rồi buộc vít tất cả cành hướng lên phía trên, tạo thành mặt phẳng để đón ánh nắng mặt trời tạo chất lượng quả ngon, màu sắc quả hấp dẫn.

Ngoài ra, cần thường xuyên cắt bỏ những cành bị sâu bệnh, còi cọc trong tán làm cây thoáng, tập trung dinh dưỡng cho các cành còn lại.

Thời vụ đốn táo

Nhìn chung sau khi thu hoạch quả thì có thể đốn táo. Tuy nhiên, tuỳ theo thời tiết từng vùng mà tiến hành đốn táo cho phù hợp. Một số tỉnh phía Bắc sau khi thu hoạch đốn ngay có thể hơi sớm do thời tiết còn nhiều đợt giá rét, mầm không mọc được. Khi trời trở nồm, thời tiết ấm lên, mầm bắt đầu mọc lại là lúc dễ bị bệnh phấn trắng, đầu ngọn cành non bị táp héo đi, ảnh hưởng nặng đến sinh trưởng của cây. Nếu đốn muộn quá, do trên cây đã mọc một số cành non, khi đốn, chất dinh dưỡng dự trữ của cây bị tiêu hao nhiều sẽ ảnh hưởng đến mầm mới sau đốn, mặt khác, đốn muộn là rút ngắn thời gian sinh trưởng phát triển của cành, làm giảm số lượng hoa quả sau này.

Đối với các vùng trồng táo ở miền Bắc, nên đốn vào giữa tháng 3 là tốt nhất, cho số lượng cành nhiều nhất, tốc độ ra cành nhanh và tập trung hơn là đốn vào các thời điểm khác, như thế không những cho nhiều mầm để ghép mà còn cho nhiều cành quả, là cơ sở để tăng năng suất quả sau này.

Nguồn: Khoa học và Đời sống, số 74 (1792), ngày 16/9/2005, trang 10

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.