Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 05/07/2007 23:07 (GMT+7)

Điếc nghề nghiệp

Những yếu tố liên quan đến bệnh điếc nghề nghiệp?

- Cường độ của tiếng ồncao gây điếc nhiều hơn, tiếng ồn trên 90dB được coi là chuẩn có nguy cơ gây điếc nghề nghiệp, dưới 80dB thì không ảnh hưởng. Làm việc trong môi trường có tiếng ồn trên 90dB công nhân phải được bảo vệ thính giác và hưởng chế độ ưu đãi theo các thông tư đã ban hành; không được phép để công nhân tiếp xúc với tiếng ồn 135dB mà không có dụng cụ bảo hộ (nút tai, bao tai), dù trong thời gian ngắn.

- Tần số caogây điếc nhiều hơn tần số thấp. Trong công nghiệp, tiếng ồn có cấu tạo phức hợp giữa tần số và cường độ; ở mỗi tần số cho phép nghe ở cường độ tối đa khác nhau. Thí dụ: ở tần số cao 8.000 Hz thì cường độ tối đa cho phép chỉ là 79dB, còn ở tần số thấp 63Hz thì cường độ tối đa cho phép là 103dB.

- Tiếng ồn xung(là những tiếng động cao, ngắt quãng, có nhịp) như tán, khoan, búa máy... có hại hơn tiếng ồn liên tục, tiếng ồn xung càng nhanh càng có hại. Tiếng ồn xung từ 85dB được coi là chuẩn có nguy cơ gây điếc.

- Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn: trừ các trường hợp giảm sút thính giác nhanh đặc biệt, tính trung bình sự giảm sút thính lực hàng năm, người ta chia ra 3 thời kỳ tác động của tiếng ồn:

Thời kỳ thứ nhất kéo dài từ 5 đến 10 năm, sự suy giảm thính lực khác nhau, mỗi năm giảm 1 đến 5dB ở tần số 2.000Hz và 4.000Hz.

Thời kỳ thứ hai kéo dài từ 10 đến 30 năm, lúc này tuổi công nhân vào khoảng 35 – 55 tuổi, sự giảm sút thính lực chậm lại, chỉ bằng 1/3 thời kỳ thứ nhất, nghĩa là giảm khoảng 0,3 đến 1,6dB mỗi năm.

Thời kỳ thứ ba, người thợ đã già, sự giảm thính lực tiến triển nhanh hơn do tác động của tuổi tác, sự cảm nhận thính giác bị nhiễu nên rất khó nghe.

- Tuổi sau 40mới bắt đầu làm việc trong môi trường tiếng ồn cao thì tai dễ bị tổn thương hơn người trẻ.

- Những tổn thương ở taiđã có trước.

- Thời gian nghỉ ngơi: nếu có thời gian nghỉ ngơi yên tĩnh xen kẽ trong ngày làm việc hoặc làm việc luân phiên ngày làm nơi ồn, ngày làm nơi yên tĩnh thì giảm được nguy cơ điếc không hồi phục.

- Khả năng bị điếc tùy thuộc vào sự nhạy cảm của từng cá nhân. Cấu trúc ốc tai của từng người ảnh hưởng đến sự khởi phát bệnh và mức độ nặng nhẹ. Hai người cùng làm việc trong môi trường có tiếng ồn, có thể một người bị điếc, một người không hoặc một người nặng, một người nhẹ. Có công nhân chỉ mới làm việc ít ngày, thậm chí ít giờ hay có khi chỉ một lần tiếp xúc với tiếng ồn quá ngưỡng là đã bị điếc không hồi phục.

Điếc nghề nghiệp là điếc tiếp nhận, 2 tai, đối xứng, thường kèm theo ù tai, cũng có thể gây nên những rối loạn tiền đình, ở tần số cao (4.000). Vì vậy, lúc đầu, không ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội nên khó phát hiện, đến khi lan đến tần số giữa từ 1.000 đến 3.000 thì người bệnh mới biết.

Trong môi trường tiếng ồn, điếc tiến triển theo 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: bắt đầu giảm thính lực ở tần số 4.000Hz, tạo ra khiếm khuyết 30dB, tổn thương các tế bào giác quan nhưng không có triệu chứng lâm sàng, công nhân không hay biết, chỉ phát hiện ngẫu nhiên qua khám định kỳ có đo thính lực.

- Giai đoạn 2: tổn thương lan đến tần số 2.000Hz, công nhân cảm thấy nghe kém, thường phải hỏi lại cho rõ, nhất là khi người nói ở xa, nói nhỏ, nói không chuẩn.

- Giai đoạn 3: lan đến tần số 1.000Hz và 8.000Hz, giảm 30dB. Sự giao tiếp xã hội đã có khó khăn, tiếng ồn nơi làm việc quá 100dB mới gây ra tổn thương này.

- Giai đoạn 4: hầu hết các tần số đều có giảm, 500Hz giảm hơn 30dB, 8.000Hz giảm nhiều có khi không còn nghe được. Xếp loại điếc nặng sâu.

Cần phân biệt với giảm thính lực tạm thời khi tiếp xúc với tiếng ồn, sau đó hồi phục thính giác thì không phải là bệnh điếc nghề nghiệp.

Phòng ngừa điếc nghề nghiệpbằng các biện pháp:

- Phòng hộ cá nhân: dùng nút tai đúng kích cỡ giảm được 20dB tiếng ồn, dùng chụp tai giảm được 30dB, (cần lưu ý nhét bông vào tai phải thật chặt, nhưng độ giảm dB không đáng kể. Còn nhét bông không chặt thì không lợi ích gì. Luận phiên làm việc giữa nơi có tiếng ồn với nơi yên tĩnh. Có thời gian nghỉ ngơi nơi yên tĩnh trong ngày làm việc.

- Phòng hộ tập thể: bao gồm các biện pháp làm giảm tiếng ổn từ nguồn:

Trong lúc thiết kế, chế tạo máy;

Hay cách ly máy hay bọc kín máy gây ồn bằng vách ngăn cách âm; đặt bệ máy hấp thu tiếng ồn.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.