Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 25/08/2006 17:57 (GMT+7)

Đền Độc Cước - nét đặc sắc ở Sầm Sơn

Chỉ riêng về sự tích đền Độc Cước với tín ngưỡng thờ thần đã là một pho cổ tích hấp dẫn. Để giúp du khách có thêm hiểu biết, tạo hứng thú cho một chuyến tham quan, chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về ngôi đền độc đáo này.

Đền Độc Cước có một vị trí tuyệt đẹp xét cả ở phối cảnh không gian, cả việc thuận tiện cho du khách thăm viếng. Đền nằm ngay trên mỏm núi nhô ra biển của hòn Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ. Từ biển nhìn vào, đền như một ngọn hải đăng, một trạm gác tiền tiêu, một người khổng lồ, lưng tựa vào núi, ngực hướng ra khơi xa.

Trèo lên 50 bậc đá, du khách sẽ đến được khu đền chính. Từ đây phóng tầm mắt về phía đông là biển xanh ngắt tận chân trời. Chếch phía bắc sát ngay chân núi là bãi tắm phẳng đẹp, thơ mộng. Du khách nên thăm viếng theo trình tự: Tiền đường, Trung tẩm, Hậu tẩm, Cấm cung. Ngôi Tiền đường rộng 5 gian, trong đó có bàn thờ, ngoài ra còn có giá đỡ trống, giá binh khí như dùi đồng, phủ việt, gươm trường, giáo dài..., tượng, phỗng. Tiếp theo Tiền đường là Trung tẩm gồm 3 gian nhà. Tiếp nữa là hậu cung, bên trong bày các pho tượng Phật. Toàn bộ khu vực được liên kết với nhau theo hình chữ công (1). Trong hậu cung có thờ ngai vị thần Độc Cước, một tượng thần, được tạc nửa người. Gian sau hậu cung có cửa đóng kín gọi là Cấm cung. Cấm cung mỗi năm chỉ mở một lần và chỉ ông Từ, cụ Tiên chỉ của làng mới được vào. Trong Cấm cung có xây bệ gạch, có khám bằng gỗ sơn son thếp vàng, trên đặt thần vị ghi bốn chữ “Chu minh thánh vị”. Ngoài khu trên, chếch về phía bắc có lầu Nghinh Phong, phía nam có phủ.

Sách vở không ghi rõ đền được xây từ thuở nào. Tuy nhiên, trong dân gian có truyện kể liên quan đến đời Trần. Số là, vua Trần đem quân đi đánh giặc phía Nam quan vùng này, có một vị thần một chân báo mộng sẽ giúp vua đánh giặc. Giặc tan, nhớ lời hứa, vua về cho xây đền ở đây để quanh năm dân chúng hương khói thờ thần. Lại có truyện kể việc xây đền liên quan đến cây gỗ thần từ ngoài biển dạt vào ở đời vua Lê Thánh Tông. Chắc chắn đó chỉ là truyền thuyết trong dân gian nhằm thần thánh hoá ngôi đền.

Từ xưa, đền Độc Cước đã là một trong ba điểm lễ hội lớn của vùng Sầm Sơn. Tuy nhiên, lễ hội đền Độc Cước chủ yếu là tế lễ, dâng hương chứ không có các trò diễn dân gian như các lễ hội khác, chính vì vậy rước kiệu trở thành hội vui và độc đáo ở Sầm Sơn. Khi rước kiệu ở lễ hội vùng Sầm Sơn thì kiệu Chị đi trước, kiệu Em đi sau. Các cụ trong vùng giải thích. Chị ở đây là bà Triều, con một vị vua Lý đi lánh nạn mà dạt vào làng Triều Dương. Bà đem nghề dệt vải truyền cho dân, nên khi chết được phong làm Thành hoàng. Thần Độc Cước muốn hỏi bà làm vợ, bà ra điều kiện: hai người thi tài, nếu thần Độc Cước thắng bà sẽ ưng làm vợ, nếu thua phải gọi bà là chị. Thần Độc Cước nghe theo. Bà Triều thì xé nát tấm lụa rồi dệt lại như mới. Thần Độc Cước đập nát con trâu rồi nặn lại. Kết quả, khi bà Triều dệt xong tấm vải thì thần Độc Cước mới chỉ nặn xong đầu con trâu. Thần Độc Cước chịu làm em, nhưng vẫn cứ tiếc rẻ, vì vậy thỉnh thoảng kiệu Em lại chạy lên ngó nghiêng sang kiệu Chị. Cũng vì vậy, lễ vật cho kiệu bà Triều là một tấm lụa trắng, còn lễ vật kiệu thần Độc Cước là một đầu trâu. Lễ hội ở đền Độc Cước diễn ra chủ yếu vào mùa xuân, lễ mở rất to. Chỉ có lễ cầu mưa diễn ra vào ngày 13 tháng 5 âm lịch, tiếc rằng cho đến nay, lễ này chưa khôi phục lại được.

Hiện nay du khách đến Sầm Sơn còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một khu giả sơn, ngay dưới chân núi, nơi có đền Độc Cước. Công trình được mô phỏng theo truyện dân gian về sự tích vị thần ở đây.

Truyện kể rằng: Ngày xưa, có một năm mưa to, gió lớn, nước biển dâng cao. Khi biển lặng, người ta thấy một xác phụ nữ đang mang thai dạt vào bờ. Dân làng đã chôn cất tử tế. Lạ thay ngôi mộ ấy cứ lớn dần, lớn dần (sau thành dãy núi Trường Lệ). Còn thai nhi không chết, mà sinh ra được cậu bé. Cậu lớn nhanh có sức khoẻ hơn người.

Một năm, ngoài khơi có loài thuỷ dữ luôn lật thuyền đánh cá để bắt người. Chàng trai đi thuyền ra nghênh chiến với bọn quỷ, bảo vệ dân. Không địch nổi chàng, bọn quỷ chia đôi quân, một nửa ở biển lật thuyền, nửa kia vào làng bắt dân để ăn thịt. Trước tình thế ấy, chàng trai liền xẻ đôi thân mình, một nửa giữ làng, một nửa giữ biển. Bọn quỷ bị đánh tơi bời, không dám bén mảng đến Sầm Sơn. Nhờ công lao ấy, Ngọc hoàng đã phong một nửa của chàng làm Thần, thờ ở đền Hạ, nửa kia làm Thánh, thờ ở đền Thượng.

Tuy nhiên, bốn chữ “Chu Minh Thánh vị” trong hậu cung lại liên quan đến câu chuyện cho rằng: Vị thánh ở Độc Cước có tên là Chu Minh, hiệu Độc Cước, đạo hiệu là Pháp Duyên, là một pháp sư nổi tiếng. Lại có sách cho rằng Ngài là một cao tăng lừng danh.

Theo các nhà nghiên cứu, có hiện tượng đó là vì ở đây có sự đan xen nhiều tín ngưỡng, mỗi tín ngưỡng đều muốn có cách giải thích riêng. Trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4-2003 Ngô Văn Doanh nhận xét “Tín ngưỡng thờ thần Độc Cước xuất phát từ thần tích và tín ngưỡng dân gian bản địa, qua tiếp biến hỗn dung với tôn giáo ngoại lai, đã kết tụ, trầm tích, tạo nên tín ngưỡng bản địa, dân gian hoá”.

Ngày nay nhìn từ góc độ văn hoá, xã hội thì việc có ngôi đền đầy vẻ huyền thoại, vừa thờ thánh vừa thờ thần, ngay trên bãi biển đẹp nổi tiếng, đã tạo nên một quần thể du lịch có lợi thế rất lớn cho Thanh Hoá.

Nguồn: Dân tộc & Thời đại, số 92, 7/2006, tr 10

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.