Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 21/12/2005 16:16 (GMT+7)

Dây ruột gà – cây thuốc trợ dương đắc lực

Ruột gà là cây thân leo, sống nhiều năm, thân non màu tím, có râu, sau trở nên nhẵn; cành non có cạnh mọc chằng chịt vào nhau, lá mọc đối, hình ngọn giáo hay bầu dục, dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm; khi còn non lá có nhiều lông tơ ở mặt dưới, về sau rụng dần và có màu trắng mốc. Lá lớn có màu xanh, cuống ngắn, có lông thô màu đỏ sẫm, cuống lá có hình bao gươm, lá kèm hình ống. Hoa nhỏ màu trắng, sau hơi ngả vàng, mọc thành tán ỏ nách lá, đầu cành. Quả tròn, khi chín có màu đỏ. Mùa hoa tháng 5-6, quả tháng 7-10.

Dây ruột gà là cây mọc hoang ỏ ven rừng thứ sinh, trung du và miền núi.

Thời gian sinh trưởng kéo dài đến 3 năm mới cho thu hoạch rễ cây để làm thuốc. Rễ có thể đào quanh năm, tốt nhất là vào mùa thu-đông. Rễ dây ruột gà phân nhánh, một số uốn cong thành hình tròn, khi khô có màu nâu sẫm có vân ngoằn ngoèo, giữa có lõi gỗ, khó bị bẻ gãy, hình dạng giống như ruột gà, mùi khó ngửi.

Người ta đào rễ dây ruột gà về rửa sạch đất cát, cắt bỏ các rễ con, phơi hay sấy cho gần khô, đập dẹt rồi phơi, sấy tiếp cho đến khi khô hẳn để làm thuốc với tên dược liệu là ba kích (Radix Morindae Officinalin). Loại tốt là những rễ to, mập, màu tím xanh, có hình chuỗi ngọc, bóng, đặc ruột, lõi gỗ nhỏ, không lấm đất cát. Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. Nếu bị mốc, không được lấy nước rửa mà nên phơi thật khô rồi lấy bàn chải chải cho sạch mốc. Trong rễ cây có chứa đường, nhựa, axit hữu cơ, vitaminC, tinh dầu, anthraglucosid, phytosterol.

Theo đông y, vị thuốc ba kích có vị cay ngọt, tính hơi ấm, tác dụng ôn thận, trợ dương, kiện tỳ, bổ tuỷ, mạnh gân cốt, trừ phong thấp. Nước sắc ba kích làm tăng sức dẻo dai, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp chống viêm, làm tăng nhu động ruột và làm giảm huyết áp.

Thường dùng để bổ thận, trợ dương, chữa liệt dương, di mộng tinh, tảo tinh (xuất tinh sớm), phụ nữ kinh nguyệt chậm hoặc bế kinh, chữa phong thấp đau nhức, cao huyết áp.

Ngày dùng 8-16g, dạng thuốc sắc, cao lỏng, viên chế từ cao hoặc ngâm rượu uống. Có thể dùng để hầm với thịt gà, dê để ăn bồi bổ, tăng cường sức khoẻ.

Phụ nữ bị rong kinh, kinh đến sớm thì không nên dùng ba kích.

Sau đây là một số bài thuốc có dùng ba kích:

Chữa cao huyết áp thể thận hư hoả vượng:

Ba kích, tiên mao, dâm dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, đương quy, lượng bằng nhau 12g. Sắc với 750ml nước, còn lại 200ml chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Chữa di tinh, dương nuy do thận khí hư yếu:

Ba kích, thục địa đều 16g, sơn thù, kim anh tử đều 12g. Sắc uống như trên.

Chữa dương sự yếu, lưng gối mỏi đau, tay chân lạnh:

Ba kích 12g, tục đoạn 12g, bổ cốt chi 12g, hồ đào nhục 5 quả. Sắc uống hoặc sấy khô tán bột uống.

Những bài thuốc ngâm rượu có ba kích.

Ba kích thục địa tửu:

Ba kích (bỏ lõi) 60g, thục địa 45 g, câu kỷ tử 30g, chế phụ tử 20g, cúc hoa 60g, thục tiêu (bỏ hạt, khâu miệng lại, sao qua cho bớt chất nước) 30g. Tất cả tán nhuyễn, cho vào bình, nhâm với 3 lít rượu trắng tốt, niêm kín miệng bình. Sau 7-10 ngày là dùng được. Ngày uống 2 lần sáng tối, mỗi lần 30-50ml trước bữa ăn. Nên uống rượu ấm.

Tác dụng: Bổ thận tráng dương, tăng cường sức lực, dưỡng dung nhan.

Ba kích thiên tửu:

Ba kích 18g, ngưu tất 18g, thạch hộc 18g, khương hoạt 27g, đương quy 27g, gừng sống 27g, tiêu sọ 2g. Tất cả giã nát, cho vào bình ngâm với 2 lít rượu trắng tốt, niêm kín miệng bình rồi đem chưng cách thuỷ khoảng 1 giờ, sau đó ngâm trong nước cho nguội. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 20-30ml trước bữa ăn. Nên uống rượu ấm.

Tác dụng: Bổ thận tráng dương, hoạt huyết thông kinh, kiện cân cốt. Dùng rất tốt cho các trường hợp thân hư, liệt dương, đau lưng mỏi gối, đau khớp, hai chân yếu, bọp vẻ, chấn thương, vùng bụng ứ kết lạnh đau.

Thung dung – ba kích tửu:

Nhục thung dung 50g, ngưu tất 40g, ba kích 40g, thổ ty tử 20g, chế phụ tử 20g, tiêu sọ 20g, nhục đậu khấu 20g, bổ cốt chi (sao thơm) 25g, chỉ thực 25g, mộc hương 15g, lộc nhung (thui bỏ lông) 10g, nhục quế 20g, xà sàng tử 15g, gừng nướng 20g. Tất cả tán nhỏ, đựng trong túi vải, cho vào bình ngâm với 3 lít rượu tốt, niêm kín miệng bình. Sau 7-10 ngày là dùng được. Ngày uống 2 lần sáng tối, mỗi lầm 30-50ml, trước bữa ăn, uống rượu ấm.

Tác dụng: Bổ ích can thận, mạnh gân cốt, tai thính mắt tỏ, chống lão hoá.

Ba kích, cam-kỷ tửu:

Ba kích (bỏ lõi) 100g, cam cúc hoa (bỏ cọng) 100g, câu kỷ tử (bỏ cuống) 100g, nhục thung dung 100g. Tất cả tán nhỏ, đựng trong túi vải sạch, ngâm với 4 lít rượu tốt, niêm kín miệng bình. Sau 7-10 ngày là dùng được. Có thể pha thêm nước sôi để nguội và cho dễ uống. Ngày uống 2 lần sáng tối, mỗi lần 20-30 trước bữa ăn. Nên uống rượu ấm.

Tác dụng: Điều hoà nguyên khí, giúp sáng mắt, tỏ tai, dùng lâu sẽ giúp cơ thể cường tráng, dương sự bền vững.

Nguồn: Khoa học và Đời sống, số 258,259, ngày 15/1/2005

Xem Thêm

Thanh Hóa: Đánh giá Dự án quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng
Sáng ngày 26/5/2023, tại xã Nga Thủy (huyện Nga Sơn), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ Dự án “Quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng để tăng cường khả năng chống chịu với rủi ro biến đổi khí hậu ở tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam” (Dự án) do Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới tài trợ.
Quảng Ngãi: Hội thảo Giải pháp nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững
Nhân dịp chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, ngày 16/5/2023, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Giải pháp góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người, giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
Bình Thuận: Giới thiệu một số mô hình sản xuất nông nghiệp
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2023 trên địa bàn tỉnh. Sáng ngày 16/5/2023, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo “Giới thiệu một số mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn sinh học, bền vững”.
Cần tăng cường chuyển giao công nghệ hiện đại
Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là một kênh quan trọng để mỗi ngành, mỗi địa phương giải quyết tốt các vấn đề khoa học, kinh tế - xã hội. Thời gian qua, tại nước ta đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài để ứng dụng trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên, mang lại nhiều kết quả.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Nghị định về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về KH&CN
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức Tọa đàm Góp ý Dự thảo Nghị định về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ (KH&CN). Ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam chủ trì tọa đàm.
Trao tặng Giải thưởng Đào Tấn năm 2022
Sáng 29/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc (trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam) và Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Đào Tấn tôn vinh 15 tập thể, cá nhân có những đóng góp tích cực cho việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống.
Vinh danh 7 địa phương, 65 doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số
Việc biểu dương kịp thời với các địa phương, doanh nghiệp sản xuất, kết nối cung cầu về các giải pháp công nghệ số, xây dựng và phát triển sản xuất thông minh sẽ là động lực thúc đẩy ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các địa phương, doanh nghiệp phát triển kinh tế số.
Thanh Hóa: Đánh giá Dự án quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng
Sáng ngày 26/5/2023, tại xã Nga Thủy (huyện Nga Sơn), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ Dự án “Quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng để tăng cường khả năng chống chịu với rủi ro biến đổi khí hậu ở tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam” (Dự án) do Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới tài trợ.
Liên hiệp hội Hà Tĩnh - 28 năm xây dựng và phát triển
Được thành lập từ năm 1995, trải qua 28 năm xây dựng và phát triển Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Tĩnh (Liên hiệp hội Hà Tĩnh) đã không ngừng củng cố, khẳng định vị thế tổ chức chính trị – xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Quảng Trị: Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 24
Ngày 24/5, Hội Đông y tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 24-CT/TW, ngày 04/7/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X “về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới” và tổ chức Hội thảo khoa học “Bài thuốc hay, cây thuốc quý” năm 2023.