Dành hay Giành?
(1) “Chúng ta cần giànhcho trẻ em nhiều sự quan tâm…”; (2) “Việc tránh giànhđộc quyền cho một số ngôn ngữ…”; (3) “Người đã giànhnhiều những suy nghĩ đặc biệt để có được một chiến lược phát triển…”; (4) “Phần quan trọng của cuốn sách đang chờ mong độc giả quan tâm này được giànhcho việc chứng minh…” (Giáo trình đại học); (5) “Chúng ta dànhđược độc lậo và chúng ta dànhđược thống nhất” (Sách khoa học thường thức), vân vân và vân vân.
Trong các ví dụ (1), (2), (3), (4), các tác giả đã viết giành(sai) thay cho dành(đúng); trong ví dụ (5), tác giả đã viết dành(sai) thay cho giành(đúng).
Trong tiếng Việt, cùng chỉ một sự vật được phát âm la /zanh 2/, chỉ có một trường hợp là viết được theo hai dạng chính tả khác nhau, đó là cáidành / cái giành(dụng cụ dùng để đựng, đan khít bằng tre nứa, đáy phẳng, thành cao), còn lại viết chính tả khác nhau có nghĩa khác nhau. Cho nên, khi người viết không phân biệt được nghĩa (và khả năng kết hợp) giữa dànhvà giành, thì sẽ viết sai.
Dànhcó nghĩa: 1. Giữ lại để dùng về sau ( dànhtiền mua xe), 2. Để riêng cho ai hoặc cho việc gì ( dànhnhiều thì giờ để đọc sách).
Giànhcó nghĩa: 1. Cố dùng sức lực để lấy về được cho mình, không để cho người khác, đối tượng khác chiếm lấy hoặc tiếp tục chiếm lấy ( giànhthị trường); 2. Cố gắng để đạt cho được (quyết giànhgiải nhất); 3. Tranh (làm việc gì) ( giànhnói trước). ( Từ điển tiếng Việt).
Ở đây xin có một mẹo phân biệt nhỏ (nhưng không phải tương đối) như sau: Khi ta lúng túng chưa biết viết giànhhay là dành, thì ta thử lần lượt thay hai từ dành dụmvà giành giậtvào, nếu từ nào nghe xuôi tai hơn thì ta viết chính tả theo từ đó, so sánh “ Dành dụm / Dànhthời gian để đọc sách” và “ Giành giật / Giànhthị trường” và “ Dành dụmthị trường” (?!)