Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 15/04/2022 18:12 (GMT+7)

Đắk Lắk: Ứng dụng công nghệ vi nấm trong phòng trừ tuyến trùng

Cà phê, hồ tiêu là những loại cây công nghiệp quan trọng, có giá trị kinh tế cao của tỉnh Đắk Lắk. Trên cây cà phê, hồ tiêu có nhiều loại tuyến trùng gây hại, như: Pratylenchus coffeae, Meloidogyne exigua, Helicotylenchus sp, Tylenchus sp, Xiphinema sp và Aphelenchus sp.

Trong đó tuyến trùng Pratylenchus coffeae là loài có quan hệ mật thiết với nấm Fusarium oxysporum gây bệnh rễ cho cà phê vối và cà phê chè. Pratylenchus coffea và Furarium oxysporum là tác nhân gây bệnh chính trên các vườn cà phê già cỗi và cà phê tái canh. Meloidogyne là tuyến trùng phổ biến và gây hại nghiêm trọng trên cây hồ tiêu. Hàng năm có hàng ngàn hecta hồ tiêu bị chết do tuyến trùng.

tm-img-alt

Để phòng trừ tuyến trùng, người dân thường sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật. Như: Furadan, Marshal, Oncol, Nokap, Regent... Việc sử dụng thuốc tuy có làm giảm mật số tuyến trùng nhưng vườn cây vẫn bị bệnh và phải sử dụng thuốc liên tục. Việc dùng thuốc hóa học không mang lại hiệu quả cao và dẫn đến hiện tượng kháng thuốc, mất cân bằng hệ sinh vật và vi sinh vật đất, làm bột phát các dịch bệnh khác, ảnh hưởng môi trường, tạo tồn dư thuốc trong nông sản.

Từ thực tế trên, PGS.TS. Nguyễn Văn Nam và các cộng sự tại trường Đại học Tây Nguyên đã nghiên cứu “Giải pháp ứng dụng công nghệ vi nấm trong quản lý tuyến trùng gây hại trên cây trồng phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững”.

PGS.TS. Nguyễn Văn Nam cho biết, nghiên cứu các biện pháp sinh học để phòng trừ tuyến trùng, tạo ra sản phẩm phù hợp với nền nông nghiệp bền vững, thân thiện môi trường; chọn lọc vi sinh vật bản địa tại Đắk Lắk có tính kí sinh cao trên tuyến trùng và đối kháng với nấm để phòng trừ tuyến trùng một cách hiệu quả và bền vững trong điều kiện địa phương.

Việc nghiên cứu và chọn lọc vi sinh vật có tính đối kháng cao với tuyến trùng Meloidogyne, Pratylenchus và nấm Fusarium spp mang lại hiệu quả cao và bền vững để phòng trừ tuyến trùng trong điều kiện địa phương. Vì vậy, áp dụng công nghệ vi sinh vật nhân nuôi và phát triển chế phẩm sinh học ở địa phương sẽ mang lại hiệu quả kinh tế nhất định, nhằm giảm thiệt hại, ổn định năng suất, sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm cho cây trồng.

Trong số các vi sinh vật đối kháng tiêu diệt tuyến trùng, nấm có tiềm năng cao và đóng vai trò quan trọng. Có hơn 150 loài nấm có khả năng kí sinh trên tuyến trùng. Phương thức đối kháng của nấm với tuyến trùng, là: ký sinh bắt buộc, ký sinh theo phương thức hình thành các bẫy bắt và ăn thịt; ký sinh cơ hội và đối kháng theo cơ chế nấm tiết ra độc tố ảnh hưởng đến tuyến trùng. Khả năng giăng bẫy bắt mồi của nấm tỷ lệ nghịch với tuổi tuyến trùng. Để tăng hiệu quả ký sinh, giai đoạn sinh học hình thành bẫy thường trùng hợp với giai đoạn tuyến trùng xâm nhập vào cây và thời gian để nấm đạt được đỉnh sinh trưởng tạo bẫy khoảng 12 - 15 ngày sau mẫu phân lập nhiễm.

Theo PSG.TS Nam cho hay, nấm ký sinh tuyến trùng được chọn lọc có các đặc điểm: Khả năng kí sinh tuyến trùng cao; có khả năng ký sinh trên nhiều loại tuyến trùng nhưng không kí sinh trên thực vật; sinh trưởng tốt trong ngưỡng pH và nhiệt độ rộng; có thể nuôi cấy trong môi trường nhân tạo; xác định và biết được cơ chế tác động; có thể phát triển thành các dạng sản phẩm thương mại. Nấm Trichoderma harzianum được ghi nhận là đối kháng nấm gây bệnh cây và cũng được xác định là có khả năng kí sinh tuyến trùng. Verticillium lecanii, Metarhizium là nấm được biết nhiều về đặc tính kí sinh côn trùng cũng ghi nhận kí sinh trên tuyến trùng.

Việc chọn lọc và phát triển chế phẩm vi nấm trong phòng trừ tuyến trùng gây hại cây trồng là cần thiết và có cơ sở khoa học cho nền nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường. Để thực hiện giải pháp, PGS.TS Nam đã thu thập, phân lập, chọn lọc và định danh các mẫu phân lập nấm ký sinh tuyến trùng gây hại rễ cà phê để chọn ra mẫu phân lập nấm có hiệu quả phòng trừ tuyến trùng; nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm nấm ký sinh tuyến trùng sử dụng trong phòng trừ bệnh hại rễ do tuyến trùng ở qui mô sản xuất; đánh giá hiệu lực phòng trừ của chế phẩm nấm ký sinh tuyến trùng Pratylenchus sp và Meloidogyne spp gây hại cây cà phê trong điều kiện nhà lưới và ngoài đồng ruộng.

Kết quả nghiên cứu đã phân lập, sàng lọc và lựa chọn được 10 chủng nấm có khả năng kí sinh tuyến trùng, gồm: 02 chủng Metarhizium, 02 chủng Beauveria, 02 chủng Peacilomyces và 04 chủng Trichoderma; xác định được môi trường PGA có thể nuôi cấy và giữ các chủng nấm gốc, các nấm này có khả năng sinh bào tử với mật số cao ở điều kiện nhiệt độ 28-30oC, pH từ 4,5 -6 và điều kiện ánh sáng tự nhiên. Các nấm này có thể nhân nuôi sinh khối trên môi trường hạt gạo trong điều kiện ngâm 20 giờ, bổ sung 0,5 % CaCO3 và 2mg vitamine B1/1kg gạo. Các nấm chọn lọc phát triển thành 2 chế phẩm có hiệu lực phòng trừ tuyến trùng là Vinana 1 và Vi sinh Huco.

Xem Thêm

Thanh Hóa: Đánh giá Dự án quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng
Sáng ngày 26/5/2023, tại xã Nga Thủy (huyện Nga Sơn), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ Dự án “Quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng để tăng cường khả năng chống chịu với rủi ro biến đổi khí hậu ở tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam” (Dự án) do Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới tài trợ.
Quảng Ngãi: Hội thảo Giải pháp nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững
Nhân dịp chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, ngày 16/5/2023, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Giải pháp góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người, giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
Bình Thuận: Giới thiệu một số mô hình sản xuất nông nghiệp
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2023 trên địa bàn tỉnh. Sáng ngày 16/5/2023, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo “Giới thiệu một số mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn sinh học, bền vững”.
Cần tăng cường chuyển giao công nghệ hiện đại
Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là một kênh quan trọng để mỗi ngành, mỗi địa phương giải quyết tốt các vấn đề khoa học, kinh tế - xã hội. Thời gian qua, tại nước ta đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài để ứng dụng trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên, mang lại nhiều kết quả.

Tin mới

Phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam trong xây dựng chính sách pháp luật và tham gia QLNN về KH&CN
Trong mọi thời đại, ở mọi quốc gia, đội ngũ trí thức luôn luôn là một lực lượng quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Tập hợp và phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam trong việc xây dựng chính sách pháp luật, tham gia quản lý nhà nước về KH&CN chính là nhiệm vụ trọng tâm mà Liên hiệp Hội Việt Nam đề ra trong giai đoạn hiện nay.
Thái Bình:Tôn vinh 18 cá nhân tiêu biểu của phong trào “Học không bao giờ cùng”
Vừa qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị đại biểu trí thức tỉnh Thái Bình năm 2023. Tới dự có đồng chí: Ngô Thị Kim Hoàn, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Vũ Thanh Vân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Trần Thị Bích Hằng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Xây dựng xã hội học tập tỉnh
Liên hiệp Hội tỉnh Bạc Liêu: Từng bước phát triển mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bạc Liêu (Liên hiệp Hội) hiện có 25 hội thành viên và tổ chức liên kết, với khoảng 7.500 hội viên. Thời gian qua, Liên hiệp Hội đã từng bước thực hiện tốt công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
Nghệ An: Hội Điều Dưỡng kỷ niệm 30 năm thành lập
Sáng 2/6, Hội Điều dưỡng tỉnh Nghệ An đã kỷ niệm 30 năm thành lập (3/6/1993 - 3/6/2023) và tổ chức hội thảo nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh. Tham dự lễ kỷ niệm có các lãnh đaọ, nguyên lãnh đạo Sở Y tế tỉnh qua các thời kỳ và các hội viên của Hội.
Góp ý Dự thảo Nghị định về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về KH&CN
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức Tọa đàm Góp ý Dự thảo Nghị định về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ (KH&CN). Ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam chủ trì tọa đàm.
Trao tặng Giải thưởng Đào Tấn năm 2022
Sáng 29/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc (trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam) và Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Đào Tấn tôn vinh 15 tập thể, cá nhân có những đóng góp tích cực cho việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống.
Vinh danh 7 địa phương, 65 doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số
Việc biểu dương kịp thời với các địa phương, doanh nghiệp sản xuất, kết nối cung cầu về các giải pháp công nghệ số, xây dựng và phát triển sản xuất thông minh sẽ là động lực thúc đẩy ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các địa phương, doanh nghiệp phát triển kinh tế số.
Thanh Hóa: Đánh giá Dự án quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng
Sáng ngày 26/5/2023, tại xã Nga Thủy (huyện Nga Sơn), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ Dự án “Quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng để tăng cường khả năng chống chịu với rủi ro biến đổi khí hậu ở tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam” (Dự án) do Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới tài trợ.