Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Chủ nhật, 18/12/2005 15:40 (GMT+7)

Công dụng của cây bình bát

Rễ cây bình bát ăn xuống theo chiều sâu lẫn vươn xa nên cũng bám chặt rất tốt, đặc biệt sau mỗi lần cắt ngọn, gốc thân và cả bộ rễ càng thêm phát triển, vì thế, ngoài việc trồng để làm gốc ghép cho mãng cầu gai, làm cây lấy củi đun nấu, còn có thể trồng làm hàng rào ranh đất và chắn sóng, chống sạt lở bờ cho kinh rạch ao đìa khá tốt.

Cây bình bát rất dễ trồng, mùa ra hoa rộ vào tháng 4-5 dương lịch nên có thể thu trái chín từ tháng 6-9 dương lịch để lấy hạt, hạt nên phơi khô, gieo vào nơi đã chuẩn bị đất trước như có rơm rạ, rác mục… và tưới ẩm, hoặc nhờ nước mưa, hạt sẽ nảy mầm lên thành cây con, khi được hơn 2-3 tháng tuổi (cao khoảng 3-5 cơi lá) thì nhổ đem trồng là tốt nhất, hoặc cũng có thể thu nhổ những cây con mọc hoang từ mùa trái vụ năm trước dọc theo các bờ ao, kinh rạch về làm giống trồng vẫn tốt.

Tuỳ mục đích sử dụng mà ta có thể trồng bình bát theo các cách sau đây:
- Trồng làm hàng rào, làm ranh đất:nên trồng 2-3 hàng so le nhau, cây cách cây trên hàng 20-30cm, hàng cách hàng tuỳ theo bờ rào định lớn hay nhỏ mà phân ra. Có thể trồng bằng cách đánh rãnh gần bằng kích thước hàng rào dự kiến, bón chút ít phân rơm rác mục, tro trấu… rồi gieo hạt theo hàng hoặc gieo vãi đều sau sẽ nhổ tỉa bớt, hoặc nhổ cây con mọc hoang khi cây có 3-5 cơi lá trở lên đem trồng cũng tốt. Trồng làm hàng rào có thể không cần cắt gốc thân, cứ để cho cây phát triển đạt chiều cao hàng rào thì dùng dao, kéo cắt bằng ngọn là được, như thế cây sẽ lớn suông đều trong càng thêm đẹp mắt.

-Trồng chắn sóng, giữ đất, chống sạt lở bờ:

Cũng trồng hàng đôi hàng ba như trên, nhưng ở đây ta cần gốc thân to và bộ rễ phát triển để có sức chống chịu vững chắc nên phải tác động bằng cách cắt ngang gốc thân cây khi cây trồng đượctrên 5-7 tháng tuổi, vị trí định cắt cách mặt đất khoảng 15-20 cm đạt 2-3 cm trở lên. Khi định cắt lần đầu tiên nên chọn thời kỳ nắng ráo ít mưa,tốt nhấtnên cắt ngay sau tết dương lịch, dùng cưa tay, kéo cắt cành hoặc dùng dao thật bén cũng được, cắt sao cho ngọt, tránh không làm cây bị xước da. Những năm sau cây lớn nhanh hơn, phần cắt đi có thểdùng làm củi đun nấu, làm cừ giữ bờ…

Ngoài các công dụng của thân cây, trái bình bát cũng có thể được xem là một nguồn lợi nếu biết trồng và khai thác một cách tổng hợp hợp lý, như trong các vùng đất nhiễm phèn mặn mới khai phá chưa trồng được cây gì, có thể trồng bình bát lấy củi, tháp mãng cầu gai, giữ bờ chống sạt lở kết hợp thu hái trái hoặc trong việc trồng làm hàng rào hay trồng để chắn sóng, sau khi cắt gốc hoặc ngọn thân cho cây lớn hay đã đạt chiều cao đúng mục đích rồi, thì có thể chừa một số thân cho phát triển thành cây lớn để thu hái trái dùng vào các mục đích sau đây:

-Bán trái chín:Trái bình bát già, chín gặp ngay đợt nắng ráo ăn khá ngọt, có hương vị riêng nên cũng có nhiều người rất thích ăn bằng cách chế biếnnhư sau: dằm trái chín sau khi bỏ vỏ, rửa sạch, lấy bớt hột ra, cho thêm một ít đường và sữa, ăn liền hoặc để sau ít phút cho đường sữa thấm ăn rất khoái khẩu. Tuy nhiên, đối với trẻ em, khi ăn cầnphải được người lớn giúp đỡ chế biến kỹ, cần đề phòng trẻ em cũng rất dễ bị sặc hạt bình bát và ngộ độc vì thịt hạt có nhiều chất độc. Tuyệt đối không để trẻ em nhai, nuốt rất nguy hiểm và cũng khôngtự nhiên đâm, dằm hạt bình bát để tránh văng vào mắt có thể bị mù mắt.

-Thu lượm trái chín làm nguồn thức ăn bổ sung cho cá:Cá dồ, cá tai tượng khoảng gần 1kg trở lên có thể cho ăn bổ sung bằng trái bình bát chín rất tốt, cá lớn nhanh, thịt ngon, hợp vệ sinh, có thể khuyến khích nhân dân dùng trái bình bát làm thức ăn nuôi cá. Đây cũng là một lợi thế kinh tế cho vùng đất phèn mặn cần chú ý khai thác để nuôi cá, nhằm giảm chi phí thức ăn, hạ giá thành mà còn tận dụng được đất hoang chưa trồng trọt được các loại cây trồng khác.

Ngoài các công dụng trên, hạt và lá bình bát trước đây còn được dùng phối hợp với xà phòng…như một loại thuốc trừ sâu, diệt được một số loại rầy trên ruộng lúa khá tốt. Đây cũng là một hướng sử dụng rất cần được các nhà khoa học, các ngành nông nghiệp, thuỷ sản…có sử dụng nông dược quan tâm đầu tư nghiên cứu.

Nguồn: Khoa học phổ thống, số 731, 25-31/8/2004

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...