Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 11/04/2007 23:54 (GMT+7)

Con trâu ở vùng đồng bằng đi về đâu?

Vậy mà từ 10 năm trở lại đây (1995 - 2004), ở 2 vựa lúa lớn nhất nước ta Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), đàn trâu giảm ghê gớm: từ 287,5 ngàn con xuống còn 154,6 ngàn con, giảm 46,2%. Ở ĐBSCL từ 124,6 ngàn con xuống còn 36,4 ngàn con, giảm 70,7%. Trong 10 năm trước (1985 - 1995) tỉ lệ trâu giảm ở 2 đồng bằng trên tương ứng là 29% và 55%. Rõ ràng đàn trâu đã suy giảm một cách khốc liệt. Có những tỉnh sản lượng lúa đạt mức cao (trên 1 - 2 triệu tấn/năm), nhưng đàn trâu lại giảm xuống thấp nhất: Đông Tháp còn 1400 con, Tiền Giang 600 con, Vĩnh Long 200 con, Cà Mau 700 con. Trong 13 tỉnh của ĐBSCL thì 8 tỉnh có mức giảm đàn trâu trên 60%, thâm chí giảm 90% như Sóc Trăng từ 14.000 con (1995) còn 1400 con (2004). Vì thế, có huyện chỉ còn vài con trâu, có xã không có con trâu nào! Nhiều người đã phải nêu câu hỏi: số phận đàn trâu rồi sẽ đi tới đâu? Liệu đàn trâu ở 2 vùng trồng lúa lớn nhất nước ta có bị tuyệt chủng?!

Có thể nói, sự sụt giảm đàn trâu ở 2 vùng đồng bằng nói trên là hậu quả của tư tưởng chỉ biết dùng con trâu để kéo cày? Nhiều người chưa thấy hết vai trò của con trâu trong việc sản xuất ra hai sản phẩm quý giá là thịt và sữa. Đó là 2 sản phẩm rất cần thiết cho đời sống văn minh, hiện đại và cũng là sản phẩm làm giàu cho nông dân trồng lúa. Rất nhiều tỉnh đạt mức sản lượng lúa bình quân đầu người 1.000 - 2.000 kg/năm nhưng nông dân vẫn nghèo và trẻ em vẫn bị suy dinh dưỡng. Vì sao? Vì lúa bán ra chẳng được bao nhiêu tiền, một ha lúa chỉ thu được 10 - 15 triệu đồng, và dù trẻ em có ăn no cơm vẫn thiếu chất đạm.

Trong khi con trâu làm ra thịt sữa không kém con bò, lại dễ nuôi hơn bò. Nó thích nghi với mọi vùng sinh thái nước ta, đặc biệt những vùng đồng bằng, ngập nước, bãi bồi ven biển là những nơi con bò không thể sống được.

Trong nhiều năm qua do ta chưa có tầm nhìn chiến lược, không kịp thời chuyển đổi định hướng cho nông dân phát triển con trâu theo hướng thịt sữa lại chưa có sự đầu tư thích đáng và ổn định nên con trâu bị coi nhẹ, đi đến sụt giảm nhanh chóng.

Trên quan điểm “ bảo tồn và phát triển tính đa dạng sinh học” trong một nền nông nghiệp bền vững, nhằm đảm bảo “an toàn thực phẩm cho từng hộ gia đình” con trâu phải được chuyển đổi mục đích sử dụng từ cày kéo sang thịt sữa. Đó là quy luật tất yếu mà các nước công nghiệp phát triển đã đi trước ta hàng thế kỷ, và các nước Đông Nam Á, Trung Quốc đã đi sớm hơn ta hàng chục năm nay. Cùng một thời điểm xuất phát như ta, đến nay Trung Quốc đã tạo ra hàng vạn trâu sữa lai từ trâu Murrah với trâu địa phương, hình thành một vùng trâu sữa ở phía nam Trung Quốc. Còn ở Ấn Độ, Pakistan đã có hàng chục giống trâu sữa - thịt thích hợp cho nhiều vùng sinh thái ở Châu Á.

Số phận con trâu trong nền công nghiệp hiện đại phải là đàn trâu theo hướng thịt sữa. Khi các vùng trồng lúa sử dụng cơ giới, nhất là máy cày nhỏ, ngày càng nhiều thì nhu cầu sức kéo gia súc không căng thẳng như trước nữa. Người nông dân sẽ bán trâu lấy tiền mua sắm máy móc để cày bừa, vận chuyển. Khâu quyết định đầu tiên ở đây là vốn!

Phải hỗ trợ vốn cho nông dân để họ lấy tiền mua máy móc, không phải bán trâu đi. Và tiếp đó, họ cần thêm vốn để chuyển sang nuôi trâu lấy thịt sữa. Nguồn vốn này phải là vốn cho vay trung - dài hạn (từ 3 - 5 năm trở lên) với lãi suất ưu đãi dưới 1% một tháng. Không thể nuôi trâu sữa thịt bằng vốn ngắn hạn (1 - 2 năm) và lãi suất quá cao (trên 1% một tháng). Do nguồn vốn có hạn nên phải quy hoạch vùng nuôi trâu sữa thịt ở những nơi có điều kiện tốt về bãi chăn thả và nguồn nước cho trâu đầm, tắm. Ngân hàng cần tập trung nguồn vốn tín dụng cho các vùng để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá thịt sữa.

Muốn như vậy, cần phải có chương trình quốc gia cải tiến đàn trâu cày kéo thành trâu thịt sữa. Tiến hành lại trâu Murrah với trâu địa phương để tạo ra nhiều trâu lại F1, đưa vào khai thác sữa - thịt. Cần có chính sách hỗ trợ phát triển trâu lai Murrah như đối với việc Sind hoá đàn bò, trước mắt là gieo tinh miễn phí và tài trợ giá trâu đực Murrah khi bán cho nông dân để phối cho trâu cái nội.

Khuyến khích các thành phần kinh tế lập trang trại nuôi trâu thịt, trâu sữa. Giao đất trống đồi trọc cho dân lập đồng cỏ nuôi trâu. Giao đất rừng cho dân nuôi trâu kết hợp bảo vệ rừng, nhất là các vùng miền núi trung du Bắc Bộ và bắc Trung Bộ. Khuyến khích sử dụng thịt trâu, lưu thông trâu thịt. Cho phép mổ trâu thịt tơ (2 - 3 tuổi) để có chất lượng thịt như thịt bò, không cần đến lúc trâu già 10 tuổi mới cho giết mổ.

Mổ rộng mạng lưới khuyến nông nuôi trâu thịt sữa. Chúng ta đều biết, nuôi trâu sữa - trâu thịt đạt hiệu quả cao là nghề mới trong nông thôn. Nông dân chưa có đủ kiến thức khoa học để nuôi trâu sữa - thịt đạt năng suất cao, chi phí thấp. Do đó, phải mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật ở tận làng xã để nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới, nắm được quy trình nuôi trâu thịt - trâu sữa phù hợp với điều kiện kinh tế và nguồn thức ăn của địa phương. Đặc biệt những nơi ngân hàng cho vay vốn để nuôi trâu thịt - sữa thì nhất thiết người nông dân phải được tập huấn kỹ thuật trước khi giao vốn hoặc giao trâu giống.

Con trâu vẫn là “đầu cơ nghiệp” trong nền nông nghiệp hiện đại nếu nó được chuyển thành trâu thịt sữa. Chỉ có như vậy, nông dân mới trở nên giàu có, cuộc sống nông thôn văn minh, tiến bộ; con em nông dân mới khỏi suy dinh dưỡng và thông minh, khoẻ mạnh hơn thế hệ trước.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.