Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 03/10/2005 14:22 (GMT+7)

Chụp hình được con mực khổng lồ

Các bức hình do một đoàn tìm hiểu khoa học chụp được cho thấy rằng con mực này đo được tám thước bề ngang và sống 900 thước dưới mặt biển.


Cho tới nay, chưa có một bức hình nào chụp được loài mực khổng lồ hiện diện trên trái đất này, bởi vì chúng sống ở sâu trong lòng biển do đó rất khó để chụp hình chúng.


Có lẽ vì sống ở quá sâu như vậy, cho nên người đời thêu dệt chuyện nào chúng là tướng của Hải Vương đánh nhau với bọn tôm cua cá khác.


Tuy nhiên, các nhà khoa học từ lâu vẫn tin rằng loài mực khổng lồ này có thật nếu xét đến xác các con mực trôi dạt vào đến bờ biển.

Tiến sĩ Martin Collins thuộc phái bộ của Anh nghiên cứu về vùng Nam Cực mô tả các con mực không lồ này: "Các con mực này rất lớn, khoảng 200 ký lô mỗi con. Kích thước chúng, thân thể và đầu, lớn bằng một cái bàn ăn. Ðôi mắt của chúng cũng rất lớn, còn chiều dài thì rất dài nếu tính luôn phần "râu". Mỗi cái "râu" của chúng có nhiều "miệng" để chúng bám và trong mỗi cái miệng có nhiều "khoanh" có cả răng nữa."

Con mực cuối cùng cũng thoát thân được, nhưng đành bỏ lại một cái xúc tu
Con mực cuối cùng cũng thoát thân được, nhưng đành bỏ lại một cái xúc tu
Các bức hình mới nhất được tiến sĩ Tsunemi Kobodera thuộc Viện Bảo Tàng Khoa Học Quốc Gia Nhật Bản tại Tokyo chụp được.

Kể cho đài BBC, ông nói khi ấy ông trông thấy một cái "râu" mực đang bám vào bên lườn chiếc tàu nghiên cứu của ông.


"Khi chúng tôi cố kéo cái "râu" này lên boong tàu, thì nó bám rất chât vào thân tàu và cả vào ngón tay của tôi. Cái râu đó hút ngón tay của tôi nhưng không được chặt cho lắm. Tôi cảm thấy rất thú vị."


Khi tiến sĩ Kobodera nhìn kỹ lại bức hình chụp con mực khổng lồ này, thì có lẽ lần sau ông sẽ cảm thấy là nên cẩn thận hơn.


Ông đã phát hiện ra rằng loại mực khổng lồ này đã dùng bộ râu của chúng để quấn chặt các con vật khác dưới biển y như là các con trăn quấn mồi vậy.

Nguồn: bbc.co.uk/vietnamese/    28/9/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.