Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 31/03/2008 17:28 (GMT+7)

Chuột ta và chuột tây

Dưới đây ta cùng xem xét các từ chỉ chuột trong tiếng ta và tiếng Nga, Anh, đầu tiên là về các định danh, sau đó là về nghĩa văn hàm.

1. Về mặt định danh

1.1 Trong tiếng Việt từ chuộtcó âm gần giống với /cuot 8/ trong tiếng Mường, vì đều chung nguồn gốc từ Tiền Việt Mường: (1). Người ta cũng thấy có âm tương ứng trong tiếng Khơme hiện đại /cu:t/ và trong Tiền Khơme, cũng như Thái Lan thế kỉ 14 (1) để chỉ con vật này. Xem ra, có thể thấy từ “chuột” đã có từ lâu đời trong tiếng ta. Có điều lí thú là vào thế kỉ 15 – 16, căn cứ theo “An Nam dịch ngữ” và cách giải thích của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, phụ âm đầu “ch” trong từ “chuột” là một âm tắc – xát, mặt lưỡi, vô thanh [t’ s’], trong khi đó “ch” trong hai từ “chua” và “chùa” lại được phát âm như một âm tắc, mặt lưỡi, vô thanh [c] vốn có trong tiếng Việt - Mường nguyên sơ. Trong tiếng ta còn có những cách gọi khác: “thử” (thí dụ, truyện nôm “Trinh thử” - chuyện về “bà” goá “chuột” không chịu đi bước nữa, giữ trọn chữ “trinh”, mặc cho mọi lời ve vãn; rồi lời đối đáp của Trạng Quỳnh với Đoàn Thị Điểm: “Quả dưa chuột, chuộtthẳng gang, có thửchơi thì thử”, trong đó vận dụng hiện tượng đồng nghĩa “chuột” – “thử”) và “tí” để nói về thời gian, tuổi tác (giờ tí – 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng, tuổi tí - cầm tinh con chuột). “Ông Tí” là một cách gọi tránh để con vật này không biết là nói vê nó. Từ “tí” Hán Việt có gốc âm từ /*tsi?/ của tiếng Hán trung đại.

Tiếng ta còn có nhiều từ ghép để gọi các loại chuột. Theo môi trường sống, có: “chuột nhà”, “chuột cống”, “chuột đất”, “chuột đồng”, “chuột khuy” (chuột rừng, hại nương rẫy). Theo kích cỡ có: “chuột nhắt”, “chuột lắt”, “chuột nhắt cây”, “chuột bắp ngô”. Về màu sắc có: “chuột bạch”, “chuột lang”, còn gọi là “chuột tam thể” và “chuột đồng nai”. Từ “chuột” còn dùng để gọi những con thú ăn sâu bọ: “chuột chũi”, “chuột chù”, “chuột cù lìa” và cả một loại thú không “bé tí” là “chuột túi” (hoặc “hắc điêu thử”, “căng gu ru”). Tổng cộng trong tiếng ta có đến 23 từ khác nhau để chỉ chuột, kể cả các con thú, mà theo cách ghi nhận của người Việt, cũng được coi là chuột.

1.2 Trong tiếng Nga,có 2 từ cơ bản để chỉ chuột: “mysh’ ” và “krysa”. Từ đầu chỉ loại chuột nhỏ, đuôi trần (tương ứng với loại chuột xám sống trong nhà ở ta), còn từ sau chỉ loại chuột to hơn, lông sẫm, đuôi có vảy (tương tứng như cái mà ta quen gọi là chuột cống, không leo được). Trên cơ sở này, người Nga tạo ra từ cùng gốc khá phong phú: để chỉ chuột con có: “myshonok”, “kryshjonok”; nếu là số nhiều thì phải dùng “myshata” và “krysjata”. Thật là rắc rối! Lại còn có cách gọi âu yếm nữa chứ với những con được coi là bé bé xinh xinh (!): “myshka” (như trong cách gọi đồ chơi “koshka myshka”). Chưa hết, trong khi người Việt hầu như nhất loạt gọi là “chuột”, thì người Nga lại dùng thêm nhiều từ khác: chuột đất là “bandikota”, chuột cống là “pasjuk” (ngoài cách gọi “seraja krysa”: chuột xám), chuột đồng là “poljovka” (“con đồng nội”, ngoài cách gọi “polevaja mysh’ “: chuột đồng), chuột lang hoặc chuột đồng nai hay chuột tam thể: “morskaja svinka” (lợn biển con) và “kavija”, chuột chũi: “krot”, chuột chù: “zemkeroja” (con đào đất) và “burozubka” (con răng nâu), chuột cù lìa: “krot gimalajskij” (thú ăn sâu bọ Hi Mã Lạp Sơn), chuột túi: “kenguru”. Tức là có thêm 10 cách gọi nữa, tổng cộng là 17 tên gọi về chuột.

Về mặt từ nguyên, “mysh’ ” của Nga chắc là có nguồn gốc từ “mus” trong tiếng La tinh và “mys” trong tiếng Hi Lạp. Còn “krysa” có nhiều khả năng là chung gốc với động từ “kryt ¢ ” (che, dấu), và “kryt ¢ sja” (ẩn dấu, ẩn náu). Phải chăng “krysa” là “con ẩn náu trong hang?” Đấy là sự suy đoán của chúng tôi.

Khác với trong tiếng ta, tiếng Nga còn có các tính từđược cấu tạo từ các danh từ chỉ chuột: “myshinyj” và “myshij” (từ cổ), “krysinyj” và “krysij” (từ cổ). Cũng có cả động từ: “myshkovat ¢ ” (và kèm theo là danh động từ “myshkovanie”) nghĩa là “săn chuột” (nói về các động vật có hành động này).

1.3. Tiếng Anhcũng có 2 từ cơ bản chỉ chuột: “muose” (đọc là “mao xơ”, dạng thức số nhiều là “mice”, đọc là “mai xơ”) và “rat” (đọc là “ret”). Từ đầu, về mặt từ nguyên cũng có gốc La tinh “mus” và Hi Lạp “mys”, như ở tiếng Nga. Từ thứ hai có gốc La tinh là “rodere”, nghĩa là “gậm nhấm” và “radere”, nghĩa là “đào bới”. Ngoài ra, khác với “mouse”, từ “rat” vừa chỉ loại chuột ở hang, vừa chỉ loài chuột nói chung.

Từ hai từ ngữ cơ bản đó, trong tiếng Anh có một số từ ghép liền hoặc rời, để chỉ các loại chuột: “house mouse” (hao xơ mao xơ - chuột nhà) hay cũng gọi là “grey mouse” (grây mao xơ - chuột xám), tương đương với “chuột nhà”, “chuột nhắt” trong tiếng Việt; “field mouse” (phin mao xơ - chuột đồng), “vole mouse” (vâulơ mao xơ - chuột đồng, chuột bãi sông), còn gọi tắt là “vole” (vâulơ); “white mouse” (hoai mao xơ - chuột trắng, chuột bạch), khác với “abilinic mouse” (enbinich mao xơ) là “chuột bạch tạng”, một loại dị dạng: “shrew – mouse” (sru mao xơ) tương đương với “chuột chù” trong tiếng Việt. Với từ “rat”: “black rat” (blach ret - chuột đen) làm tổ ở các nhà khoa; “brown rat” (brao ret - chuột nâu) cũng là một loại chuột nhà; “sewer rat” (su ơ ret - chuột cống) sống ngầm dưới mặt đất; “water rat” (oat tơ ret - chuột nước), không phải là chuột, bơi được trong nước, sống trong hang ở bờ sông, bờ ao hồ.

Tiếng Anh cũng có vài từ chỉ những con vật trông giống chuột: “mole” (mâu lơ) tương đương như “chuột chũi” trong tiếng Việt, “guinea – pig” (ghini pich) trông giống con chuột, to, tai ngắn, thường được nuôi làm thú cảnh. Như vậy danh sách (chưa phải là hết kiệt) các từ chỉ chuột hoặc giống chuột trong tiếng Anh ít nhất là có 15 tên gọi, kém tiếng Nga: 17 và Việt: 23 (nhưng không có tính từ và động từ như trong tiếng Anh, Nga).

Khác với tiếng Việt, nhưng lại giống tiếng Nga, trong tiếng Anh cũng có tính từ và động từ phái sinh từ hai danh từ “mouse”, “rat”.

Tính từ:“mousy” (mao xi), “ratlike” (ret lai), “ratty” (ret ti). Động từ: “mouse” (mao xơ), “rat” (ret).

Bây giờ ta hãy xem ý nhiệm về chuột được sử dụng như thế nào để định danhtrong ba thứ tiếng Việt (V), Nga (N), Anh (A).

Cả ba cộng đồng đều có tên gọi riêng dành cho phương tiện chống chuột: “bẫy chuột”, N: “myshelovka” và “krysolovka”, A: “mousetrap” (mao xơ tơ rep), không có “rattrap”. Còn phương tiện để điều khiển máy vi tính, người Anh gọi là “mouse”, thì người Việt cũng “bắt chước” gọi theo là “chuột”, người Nga cũng gọi là “mysh ¢ ” - chuột. Nhưng tiếng Anh có một từ không có trong hai tiếng Việt, Nga đó là “mousetrap cheese” (mao xơ tơ rep tri dơ) – pho mát bẫy chuột, chỉ loại pho mát tồi, rẻ tiền. Cả ba cộng đồng cùng đều lấy chuột làm một chuẩn để nhận biết màu sắc: “màu lông chuột” trong tiếng Việt là màu xám; “myshinyj” tính từ “chuột” trong tiếng Nga cũng có nghĩa là màu xám; nhưng “mousy” (mao xi - chuột) trong tiếng Anh lại là chỉ màu nâu xỉn (của tóc).

Hình ảnh con chuột người Việt thấy hiển hiện qua một loại dưa có hình dáng, kích cỡ hao hao: “dưa chuột”. Loại quả này trong tiếng Nga và Anh được gọi bằng những cái tên không liên quan gì đến chuột: “ogurets” (N), “cucumber” (“kiucămbơ”) (A). Trong khi đó người Nga và người Anh lại thấy bóng dáng của chuột ở một số loại cây, con mà người Việt lại không thấy: “myshinyj goroshk” (hạt đậu chuột), “letutraja mysh ¢ ” (chuột bay, là con dơi). A: “mouse ear” (mao xơ ia – tai chuột, một loại cây mà lá có nhiều lông), “mouse deer” (mao xơ dia – hươu chuột, là loại hoẵng ở châu Á, Tây Phi). Cơ bắp tay khi bị kích thích một cách thích hợp sẽ nổi cộm lên, được gọi là “nổi con chuột”, nhưng nếu cơ bắp chân bị cứng lại, gây đau và không cử động được, thì đấy là “bị chuột rút”, rất nguy hiểm khi bơi lội (trong khi người Nga, người Anh không thấy chuột ở đây, họ gọi là “sudoroga” (N) và “cramp” (crem pơ) (A). “Đuôi chuột” được người Việt coi là một cái gì đó rất bé nhỏ, không đáng kể (trái lại với “đầu voi” là cái to lớn). Một thửa đất, một căn nhà mà “thắt đuôi chuột” thì rất khó bán vì, theo phong thuỷ, không có hậu, không có lợi cho chủ nhà. Nhưng “myshinyj hvostik” – “đuôi chuột” lại là một kiểu tóc bện đuôi sam rất mảnh của các cô gái Nga.

Người Việt còn có một cách liên tưởng rất hóm hỉnh và bất ngờ, khiến người Nga và Anh phải ngỡ ngàng. Chuyện này liên quan đến từ “cống”. Chuột cống là con vật bẩn thỉu, ghê tởm. Nhưng trong tiếng Việt, “cống”, một từ khác, đồng âm, lại chỉ người đã thi đỗ kì thi hương, được gọi là “hương cống”, tương đương cử nhân (tốt nghiệp đại học) bây giờ. Thời xưa, người đỗ hương cống được vinh quy bái tổ, “ngựa anh đi trước, kiệu nàng theo sau: (hoặc “võng anh đi trước, võng nàng theo sua) và được cả hàng tổng ngưỡng mộ đón mừng. Thế là trong dân gian hình ảnh con chuột được dùng làm biểu tượng cho... các ông cống - cử nhân: tranh dân gian Đông Hồ có bức vinh quy bái tổ hay còn gọi là đám cưới chuột, trong đó chú rể là chuột – hương cống oai phong cưỡi ngựa đi đầu đám cưới, đám rước linh đình, còn cô dâu chuột – bà cống e thẹn ngồi trên kiệu bốn người - chuột khênh.

2. Về nghĩa văn hàm

Nghĩa văn hàm là một loại nghĩa của từ ngữ hàm chứa nội dung văn hoá của cộng đồng người là chủ thể của ngôn ngữ đặc trưng cho cộng đồng đó.

2.1 Trong Tiếng Việt, từ “chuột” có dung lượng nghĩa văn hàm khá “hoành tráng”.

Về nghãi văn hàm trung hoà(không tốt, không xấu), “chuột”: 1/ kẻ được hưởng lợi do may mắndù chưa chắc đã xứng đáng (thể hiện qua cách nói “chuột sa chĩnh gạo”, “chuột sa lọ mỡ”, “chuột sa hũ nếp”...); 2/ kẻ được tự do hành động trong chốc lát(“mèo ra cửa chuột sướng”); 3/ kẻ hốt hoảng(“chạy như chuột”); 4/ người bị ướt sũng(ướt như chuột lột/ lội); 5/ tình trạng nhập nhằng, có xu hướng xấu(dở dơi dở chuột).

Nghĩa văn hàm tiêu cựccủa từ chuột, thật đáng giật mình, có đến hơn chục trường hợp, đấy là chỉ: 1/ kẻ hôi hám, bẩn thỉu(hôi như chuột chù, mặc dù chuột chù không phải đích thực là chuột, hơn nữa chuột chính cống cũng hôi không kém); 2/ kẻ lù đù(chuột chù phải khói, lại oan cho thú gậm nhấm này rồi, nó không phải là chuột theo cách phân loại của khoa học); 3/ kẻ táo tợn(“chuột gặm chân mèo”); 4/ kẻ cùng đường(“chuột chạy cùng/ đầu sào”); 5/ kẻ gặp rủi ro(“chuột sa cũi mèo”); 6/ kẻ đội lốt người khác(“chuột đội vỏ trứng”); 7/ kẻ giấu mặt(“cháy nhà ra mặt chuột”); 8/ kẻ đua đòi đài các rởm(“voi đú, khỉ đú, chuột chù cũng chạy quanh” – “con chù” lại bị oan lần nữa); 9/ kẻ xấu còn lên mặt chê bai người khác(“chuột chù chê khỉ rằng hôi”, lại “chuột” chù); 10/ kẻ xấu mà lại ra vẻ ta đây(“chuột chù đeo đạc” – “đạc” là một loại lục lạc phát ra âm thanh vui tai; lại vẫn “chuột chù”); 11/ kẻ xấu mà lại hợm hĩnh(“chuột chù lại có xạ hương” – “nỗi oan định danh” của chuột chù thật là lớn); 12/ kẻ tư cách kém cỏi(“hồng ngâm cho chuột vọc”); 13/ kẻ ranh ma(“chuột khôn có mèo hay”). Tổng cộngg 13 nghĩa tiêu cực, con số này quả là thích hợp với một con vật xấu xa như chuột. Nhưng đấy chỉ là theo cảm nhận của người Việt.

Trong khi đó nghĩa văn hàm tích cựclại chỉ độc nhất: người cứu giúp kẻ đã làm hại mình(“chuột cắn dây buộc mèo”).

2.2 Với người Nga, trong tâm thức của họ, con chuột cũng không đến nỗi nào.

Trong nghĩa trung hoà,“chuột” biểu thị: 1/ người đầm đìa mồ hôi (“kak mysh” – như chuột, chắc là vì hay chạy, lủi?); 2/ người sống âm thầm(“kak myshka v nore/ norke” – như chuột trong hang); 3/ người hốt hoảng tán loạn(“kak krysy s tonuvshchego korablja” – như lũ chuột chạy khỏi tàu đang đắm).

Với nghĩa tiêu cực, “chuột” là: 1/ kẻ nghèo đói đáng thương(“kak tserkovnaja krysa/ mysh” – như chuột nhà thờ, vì các cha cố sống rất thanh đạm, không có thức ăn thừa); 2/ kẻ có thân phận nhỏ nhoi(shtabnye/ tylovye krysy - chuột văn phòng, chuột hậu phương, không được đánh giá bằng ở ngoài mặt trận); 3/ kẻ bực dọc vì bị xúc phạm(nadulsja kak mysh ¢ na krupu” - bặm môi phồng má như chuột phải hạt ngũ cốc, kiểu như “lầm lầm như chó ăn vụng bột” của Việt Nam); 4/ kẻ yếm thế(“kak koshka s mysh ¢ ju/ myshoj” – như mèo vờn chuột); 5/ kẻ luôn phải lẩn tránh(“kak mysh ¢ ” - lủi như chuột).

Trong con mắt người Nga, con chuột không có ưu điểm nào.

2.3 Trong cách nhìn nhận của người Anh, ở nghĩa trung hoà, “chuột” là biểu tượng cho: 1/ người đẫm nước, ướt sũng(“like a drowned rat” – như chuột chìm, tức là bị ướt sũng, tương tự như “ướt như chuột lột/ lội” của Việt Nam); 2/ người lặng lẽ, âm thầm, nhút nhát(“quiet as a mouse” - lặng lẽ như chuột, hoặc: “Are you man or a mouse” – Mày là thằng đàn ông hay là đồ chuột, tức là tương ứng với “đồ thỏ đế” của Việt Nam. Và: “She’s mousy” – con bé này chuột lắm, tức là nhát lắm); 3/ người được tự do hành động trong chốc lát(“When the cat’s away, the mice will play” – Khi mèo vắng mặt, chuột sẽ nhảy múa, kiểu như “vắng chúa nhà gà vọc niêu tôm” của Việt Nam); 4/ hành động lặng lẽ sục tìm hoặc di chuyển(He’s mousing the kiler – Nó đang chuột kẻ sát nhân, tức là đang truy tìm một cách kín đáo); 5/ hành động sục sạo(trong tiếng Anh ở Bắc Mĩ, động từ “mouse” - chuột, nghĩa là làm cái việc sục sạo để tìm kiếm cái gì đó); 6/ người tạo ra tình trạng gay go, quyết liệt(“the rat race” - cuộc đua chuột, tức là cuộc cạnh tranh căng thẳng để giành thắng lợi trong công việc, trong làm ăn... ở một thành phố lớn).

Với nghĩa tiêu cực, trong tiếng Anh, “chuột” gợi ra: 1/ điều bất ổn(“smell a rat” - ngửi thấy chuột, tức là nghĩ hoặc nghi ngờ có điều gì đó không bình thường xảy ra hoặc có ai đó đang định lừa ta); 2/ tình trạng xập xệ, cũ nát(trong tiếng Anh ở Bắc Mĩ, “The house’s ratty” – Căn nhà này đang chuột rồi, tức là đang xuống cấp; “A ratty skirt” - một cái váy chuột là một cái váy đã sờn hoặc bạc màu); 3/ tính dễ nổi giận(trong tiếng Anh khẩu ngữ, “He’s ratty” – Nó chuột đấy, tức là dễ cáu); 4/ là biểu tượng của kẻ yếm thế(“play cat and mouse” hoặc “play a cat – and – mouse game with sb” – chơi trò mèo chuột với ai, tức là coi đối phương là kẻ thua kém, có thể ăn hiếp, bắt nạt dễ dàng, nhưng chưa cần vội vàng; trong khi “trò chim chuột” trong tiếng Việt thì có nghĩa: tán tỉnh, ve vãn đàn bà con gái); 5/ kẻ đào ngũ, chạy sang phía đối phương(“So you’ve changed sides, you dirty rat” - Thế là mày đa thay thầy đổi chủ rồi à, đồ chuột bẩn thỉu”); 6/ đồ chó săn, quân chỉ điểm;7/ kẻ phá hoại ngầm trong nội bộ(thí dụ trong cuộc bãi công); 8/ quân nội gián(cho công ty đối thủ, cho bọn maphia... theo tiếng Anh ở Bắc Mĩ) (các nghĩa 6, 7, 8 là nghĩa của danh từ“rat”: “She’s a rat on our office” – Con mụ đó là chuột trong cơ quan ta đấy); 9/ bội ước, thất hứa;10/ ngầm tố giác(hai nghĩa 9 và 10 là của động từ“rat”); 11/ khi tỏ ý bất bình, bực tức...người Anh thốt lên: “rats” - chuột thật, tức là tương đương với cách nói “chó thật”, “khỉ thật”, “chết tiệt” của người Việt.

Trong tâm thức của người Anh, “chuột” chỉ có một điều tích cực, đó chỉ là người tuy bé nhỏ, yếu ớt nhưng vẫn có thể có ích(“A mouse may help a lion” - Chuột có thể giúp sư tử).

Ta đã điểm qua các nghĩa văn hàmcủa những từ chỉ chuột trong tiếng ta và tiếng tây (Nga, Anh). Về số lượngta có bảng sau đây:

Xem ra, trong cảm nhận của cả ba dân tộc, chuột gây cho ta ấn tượng tiêu cựcnhiều hơn. Nghĩa tốt, tích cực là quá ít. Đủ biết thái độ chung là tương đối đồng nhất. Nhưng đi vào cụ thể thì có sự khác biệt lớn. Trong khi với người Nga, chuột là hình ảnh của một người yếm thế, lặng lẽ, âm thầm, đáng thươngthì với người Anh, nó nổil ên như một đại diện cho kẻ có tâm địa phản phúc: bội ước, thất tín, đào ngũ, chó săn, chỉ điểm, nội gián. Với người Việt nó là biểu tượng cho nhiều thói ti tiệntrong nhân cách. Thế mới biết, cũng như từ ngữ chỉ những con vật tương đương, nhưng trong mỗi nền văn hoá, những từ ngữ đó lại hàm chứa những cách tri nhận rất khác nhau.

Nguồn: Ngôn ngữ & Đời sống, số 1 + 2 - 2008, tr 42

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.