Chứng tâm mạch tắc nghẽn trong đông Y
Chứng tâm mạch tắc nghẽn trong Đông y thường do đàm trệ hoặc huyết ứ làm nghẽn tắc, hoặc do khí hư không thúc đẩy được sự vận chuyển của huyết, làm cho sự vận hành khí huyết không lưu thông, do lao động quá sức làm tổn hại khí, hoặc tình chí uất ức sinh ra đàm trọc, chứng tâm mạch tắc nghẽn thường gặp trong các bệnh hung tý, tâm thống, tấm quí...
Ngực bụng khó chịu, đau vùng tim phía sau xương ức lan tỏa ra sau lưng, hai cánh tay và bả vai. Bệnh nặng thì không chịu nổi, hồi hộp đoản hơi, có khi khó thở, môi miệng khô, mặt, móng tay, móng chân tím tái, chất lưỡi tía xạm, ria lưỡi có nốt ứ huyết, mạch sác hoặc kết đại trầm huyền, cần phân biệt với chứng can uất khí trệ.
Chứng tâm mạch tắc nghẽn thường xuất hiện trong nhiều bệnh tật. Nhưng đặc điểm lâm sàng thường cố định. Nếu đau xiên ra vùng lưng thì dùng “Uất bối tán” những trường hợp do dương vi, thì dùng thuốc can ôn mà điều trị. Nếu âm ngưng trệ thì dùng thuốc ôn thông như “ Lý trung thang” mà điều trị. Nếu có ẩm nghịch thì dùng thuốc tuyên tiết “Ngô thù du thang”. Nếu bĩ nghẽn thì dùng phương pháp tân ôn như “Qua lâu giới bạch bán hạ”. Nếu có suyễn nghịch thì dùng thuốc khổ giáng “Quế chi gia phác, hạch thang, chứng tý kéo dài thì phải thông kinh hoạt lạc dùng Toàn phúc thang”. Gần đày có kinh nghiệm dùng Tam thất liều cao vì cơ chế của tam thất khi huyết chảy thì có tác dụng cầm huyết, khi huyết ngưng đọng thì có tác dụng làm tan huyết để lưu thông.
- Chứng can uất khí trệ với chứng tâm mạch tắc nghẽn. Cả hai chứng đều có triệu chứng vùng ngực khó chịu, đau do khí uất trệ, lâm sàng rất dễ lẫn lộn, chứng can uất do tình chí bịuất ức can mất đi sự xơ tiết điều đạt mà gây nên, còn chứng tâm mạch tắc nghẽn do dương hư, âm lấn vị trí của dương, hoặc do àn uống nhiều chất béo, đàm thấp nung nấu lấn lên vùng ngực, khí uất không điều hòa làm cho huyết trệ, đó là nguyên nhân sinh ra hai chứng, về lâm sàng chứng can uất khí trệ phạm vi tức ngực rộng, mức độ đau nhẹ hơn và khi đau lan tỏa xuống hai mạn sườn, hoặc chướng và đau bụng dưới, khi thở dài thì dễ chịu, nếu là phụ nữ thì phiền táo, cáu giận, kinh nguyệt không đều, hai vú hay trướng đau, còn chứng tâm mạch tắc nghẽn vùng ngực đau
chướng khó chịu ở vùng trước tim, môi tím tái mạch kết đại đó là triệu chứng để phân biệt chẩn đoán giữa hai chứng.
5 - Phương pháp điều trị:
5.1. Do tâm mạch tắc nghẽn xuất hiện chứng tâm quí.
Nguyên nhân:Do dương khí trong tâm không mạnh, huyết vận hành không thông suốt, hoặc do tà khí phong hàn, thấp xâm phạm kinh mạch, tâm khí bị nghẽn, huyết dịch vận hành thất thường.
Triệu chứng:Hồi hộp từng con, ngực khó chịu và có từng cơn đau ở vùng tim, mặt môi tím tái, mạch trầm huyền hoặc sác.
Phương pháp điều trị:Nếu thực chứng nên hoạt huyết thông lạc dưỡng tâm an thần.
Bài thuốc thường dùng:Đào hồng tứ vật thang.
Đương qui 12g Xuyên khung 8g
Xích thược 8g Đào nhân 12g
Sinh địa 12g Hồng hoa 12g
Tùy chứng có thể gia Quế chi 12g, Phục thần 12g, Đảng sâm 12g. Ngày một thang sắc uống 3 lần sau khi ăn, uống khi thuốc còn ấm.
Nếu bệnh thuộc hư chứng: Phương pháp điều trị: Bổ khí dưỡng tâm, an thần định chí. Bài thuốc thường dùng: dưỡng tâm thang phối hợp với bài Đan sâm ẩm.
Hoàng kỳ 12g Ngũ vị tử 6g
Phục thần 12g Cam thảo 4g
Đương qui 12g Đại táo 12g
Xuyên khung 8g Viễn chí 8g
Bạch linh 12g Táo nhân 16g
Bán hạ 10g Bá tử nhân 12g
Nhục quế 6g Nhân sâm 12g
Sinh khương 3 lát
Bài Đan sâm ẩm: Đan sâm 16, Sa nhân 8g. Đàn hương 8g.
5.2. Do tâm mạch tắc nghẽn dẫn đến tâm thống.
Nguyên nhân:Do tâm mạch ứ nghẽn, khí trong ngực bị chèn ép “Bất thông thì thống”.
Triệu chứng:Đau vùng tim, hoặc vùng ngực khó chịu lưỡi tía tối, mạch hoạt sác hoặc trầm huyền.
Phương pháp điều trị:Hoạt huyết hóa ứ, giảm đau.
Bài thuốc thường dùng: Huyết phủ trục ứ thang.
Đương qui 12g Cát cánh 8g
Sinh địa 12g Chích thảo 4g
Xích thược 16g Hồng hoa 12g
Đào nhân 12g Chỉ xác 8g
Xuyên khung 8g Ngưu tất 12g
Sài hồ 4g
Ngày uống 1 thang, tùy theo chứng có thể gia giảm cho thích hợp.
5.3. Do tâm mạch tắc nghẽn xuất hiện chứng hung tý.
Nguyên nhản:Dohung dương không mạnh, tâm khí bất túc làm cho huyết mạch tắc nghẽn, hoặc do hàn tà ngưng đọng, mạch không lưu thông tâm mạch bị chèn ép mà sinh ra bệnh.
Triệu chứng:Vùng ngực đau âm ỉ, nghẹn hơi, hồi hộp, rêu lưỡi mỏng hoặc nhớt, chất lưỡi tối hoặc đỏ tía, mạch huyền tế...
Phương pháp điều trị:Thông dương, tán hàn, tuyên tý.
Bài thuốc: Quát lâu, giới bạch, bán hạ thang.
Quát lâu 1 quả
Bán hạ 25g
Giới bạch 120g
Rượu trắng vừa đủ
Ngày 1 thang. Hoặc có thể dùng bài Ồ đầu xích thạch chi hoàn:
Ô đầu 0,4g
Thục tiêu 12g
Can khương 8g
Phụ tử 8g
Xích thạch chi 12g
Có thể gia Đan sâm 16g, Hồng hoaI2g,Đào nhân 12g, Hương phụ 12g. Ngày uống 1 thang sau khi ăn, uống khi thuốc còn ấm.