Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 17/10/2007 23:56 (GMT+7)

Chủ nghĩa sôvanh

Nếu đi tìm nguồn gốc từ “sôvanh” và “chủ nghĩa sôvanh” trong các cuốn bách khoa toàn thư hoặc các từ điển, chúng ta sẽ được biết rằng chúng có nghĩa là chủ nghĩa yêu nước quá quắt và hiếu chiến, chủ nghĩa yêu nước cuồng tín, ra đời từ tên một người lính quân đội của Cách mạng Pháp (1789) và của Đế chế (sau khi Napoléon lên ngôi hoàng đế, 1804 - 1814), sinh ở Rochefort, tên là Nicolas Chauvin. Là một anh lính cận vệ anh hùng, anh ta nổi bật lên ở lòng yêu Napoléon đến mê mẩn, bởi cái yêu nước cuồng loạn của anh ta, và về sau bị chế diễu bởi nhiều nhà viết kịch và vẽ tranh châm biếm.

Không có một tác phẩm nào hoặc một bài nào đi sâu vào cái nhân vật khá lý thú đó đối với nhà viết sử nghiên cứu về những ý tưởng trính trị. Rất nhiều công trình nghiên cứu về hiện tượng quốc gia chủ nghĩa ấy, kể cả của Pháp và nước ngoài, khoái cái từ chủ nghĩa sôvanh, cũng không cho ta biết gì thêm về nó ngoài những lời giải thích vắn tắt của các cuốn từ điển được chép lại vội vàng. Thế nhưng, một từ mới, xuất hiện có ngày có tháng và thành công như sấm sét, tất yếu phải dẫn chúng ta đến một hiện tượng riêng biệt mà chìa khoá là tiểu sử của người cho hiện tượng ấy cái tên mình.

Đi tìm ông Chauvin

Tên Nicolas Chauvin xuất hiện đầu tiên khi Jacques Arago soạn cho phần phụ lục cuốn Từ điển đối ngoạixuất bản năm 1845 một bài nhan đề “Chủ nghĩa sôvanh”: “Chúng tôi vừa mới viết xong bài nghiên cứu ngắn này thì nhận được một thông tin chính xác từ cục hồ sơ lưu trữ của Bộ Chiến tranh. Nicolas Chauvin, chính con người này đã làm nảy ra cái từ được đặt làm tiêu đề cho bài này, sinh ở Rochefort. Đi lính năm 18 tuổi, anh tham gia tất cả các chiến dịch. Mười bảy vết thương, toàn do đạn bắn từ đằng trước, cụt ba ngón tay, một đòn xương vai gãy, một cái trán sẹo nom gớm khiếp, được tặng thưởng một thanh kiếm, một băng đỏ, lương hưu 200 franc”. Nhắc lại Arago, Pierre Larousse hoàn thiện bức chân dung vào năm 1867: “Anh cận vệ ấy nổi bật lên trong hàng ngũ đồng đội vì sự ngây thơ và quá quắt trong cách nghĩ của mình đến nỗi rốt cuộc đã bị đồng đội lấy làm trò cười. Từ trong quân đội, tiếng tăm anh ta lan ra đến ngoài dân, và chẳng bao lâu sau, từ “chủ nghĩa sôvanh” được dùng để chỉ sự tôn sùng Napoléon và nói chung, tất cả những cái gì bị đẩy lên quá đáng, chủ yếu là trong lĩnh vực chính trị”.

Trong một bài đăng trên Thời báosố ra ngày 5 tháng 1 - 1913 ca ngợi Nicolas Chauvin, Jules Claretie góp thêm một số điều bổ sung vào lý lịch: “Chauvin sau khi về hưu đã trở về Rochefort làm người gác cổng Cục hải quân. Trong thời gian ngắn ngủi Napoléon Đệ nhất lưu lại ở Rochefort trước khi xuống tàu ở đảo Aix để đi đày ở Sainte - Hélène, Chauvin không chịu rời cửa buồng nơi chủ tướng của mình ăn nghỉ. Sự ra đi của Hoàng đế và sự trở lại của lá cờ trắng (cờ nước Pháp thời quân chủ) làm anh ta rơi vào trạng thái cực kỳ bị kích động. Anh ta đã mang về một lá cờ tam tài cũ, làm thành một đôi đệm và thề rằng “Khi chết thây ta sẽ được bọc lá cờ này”.

Cái tên Chauvin, một trong những cái tên phổ biến nhất ở Pháp, được thấy chủ yếu ở miền Tây, đặc biệt là ở Rochefort và quận Charente - Martime. Ngược lại, ở đó cái tên riêng Nicolas lại rất hiếm. Trong hồ sơ lưu trữ của quận Charente - Martime, không có dấu vết gì của một người nào tên là Nicolas Chauvin sinh ra hồi đó ở Rochefort, và trong tất cả những anh chàng Chauvin tìm thấy, không một người nào có vẻ tương ứng với cái mẫu người mà Arago đã đưa ra.

Ngược lại, tại cục lưu trữ chiến tranh, lại có một hồ sơ Nicolas Chauvin. Hồ sơ đựng hai lá thư của người Mỹ đề nghị cung cấp thông tin về người lính vinh quang ấy và hồi âm của Bộ Chiếnt ranh: một bản sao chụp bài trong cuốn từ điển Larousse. Dấu vết nguồn thông tin của Arago phải chăng đã rơi rụng đâu mất? Trong các tập hồ sơ cá nhân có khoảng một tá người tên là Chauvin, nhưng không có Nicolas. Người duy nhất mà hồ sơ có vẻ khác thường là một anh chàng Henri – Guillaume nào đó, sinh ngày 9 tháng 6 - 1744 ở Falaise, đi lính từ 1761, được phong đại uý vào năm IV (theo lịch Cách mạng), hồi ở Paris rối ren đã có thành tích ngăn cản được binh lính của mình nổi dậy. Về sau, Napoléon đã tặng thưởng anh ta, một thanh kiếm. Về già đau ốm, anh ta cạy cục xin Hoàng đế cho anh ta được đưa vào viện Invailedes (Viện Thương binh, nơi đặt thi hài những người nổi tiếng trong chiến tranh) nhưng không được thoả mãn. Theo một hồ sơ lưu trữ của Cục cảnh sát, anh ta đã tự tử, trao thanh kiếm lại cho Hoàng đế, nhưng chẳng được báo chí hoặc ai đó quan tâm đến số phận của anh ta.

Sổ sách ghi tặng Bắc đẩu bội tinh trong năm 1814 có mười tên Chauvin, trong đó không ai là Nicolas cả. Chỉ có một người làm chúng tôi chú ý là Charles - Francois Régis, sinh ở Cruas (Ardèche): “Ông Chauivn, bộ binh Lê dương, chuyển sang từ Đội Cận vệ Hoàng gia, tuyên bố mình không biết viết và thay cho ký tên đã đánh dấu một chữ thập”. Người ta tìm thêm được những tư liệu ấy với bức chân dung Nicolas do Arago phác ra thì thấy có những điểm giống nhau lạ lùng:

Yếu tố đáng ngờ nhất là con số 17, hai con số 17 chiến dịch của Régis và 17 vết thương của Nicolas quá giống nhau để có thể chỉ đơn thuần là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Arago, hồi ấy bị mù, đã không đích thân làm công việc điều tra. Ông ta viết: “Chúng tôi… nhận đượcmột thông tin chính xác từ cục hồ sơ lưu trữ của Bộ Chiến tranh”. Phải chăng là để chơi khăm Arago nổi tiếng vì lòng yêu nước võ biền, mà một anh sinh viên thích đùa và có tư tưởng chính thống được giao cho công việc điều tra, đã từ Régis, từ cả Henri - Guillaume và thanh kiếm được tặng thưởng của anh ta, thậm chí từ nhiều nguồn khác nữa, xây dựng lên một Chauvin lý tưởng, anh hùng nông dân trở về làng? Rốt cuộc là buộc phải từ bỏ ý định tìm được anh chàng Nicolas Chauvin của chúng ta từ các nguồn hồ sơ lưu trữ. May ra thì chỉ còn điêu khắc và sân khấu lưu trữ được ký ức về người anh hùng.

Nhận diện và khai tử Chauvin

Người lính … dân cày.
Người lính … dân cày.
Các từ điển có nhắc đến hai vở hài kịch thơ dân gian (gọi là vudeville) hình như nói về Nicolas Chauvin, cũng như những tranh khắc gỗ vẽ anh línhđó. Vở hài lịch được nhắc đến nhiều nhất là vở Người lính dân càylà một vở thành công vào năm 1821. Vở không có vai nào là Chauvin, và đâu có phải nhạo bángngười Lính - dân - cày, mà ngược lại đã bốc anh ta lên tận mây xanh. Vở thứ hai, Lá cờ tam tàilà vở duy nhất trong năm 1831 dành cho cuộc đánh chiếm Alger.Vở ấy cũng rất được ưa chuộng một thời và quả có đưa lên sân khấu một nhân vật Chauvin - tên Jean chứ không phải là Nicolas. Anh này là một nông dân, sinh ở Falaise, là dân cày và lính, nhưng anh takhông phải là một cận vệ già. Đó là một anh lính mới tò te dưới thời Trung hưng, tiếp theo một loạt những thành tích chiến đấu anh dũng và tán gái, đã bắt được viên thủ hiến Alger làm tù binh sau khiđã cho lão ta một trận đáng đời và chiếm lấy hậu cung cùng các cung tần mỹ nữ của lão ta, trả thù cho ông lãnh sự Duval bị lão ta tát. Để thưởng công, người ta gắn cho anh ta cái lon hạ sĩ làm anh tarất lấy làm kiêu hãnh. Ngưỡng mộ niềm vinh quang quân sự của nước Pháp, Chauvin chủ yếu nhấn mạnh đến nguồn gốc dân quê của mình.

Còn bức chân dung Chauvin của Charlet thì thế nào? Không một bức tranh nào của ông lại có ký tên, vả lại Charlet, nếu có vẽ hàng trăm anh lính già trẻ, cũng ít khi vẽ chân dung. Tuy nhiên, trong một cuốn ABC triết học dùng cho trẻ nhỏ và trẻ nhớnxuất bản năm 1835 chúng tôi tìm thấy một “Chauvin, lính trung đoàn 61”. Đó là một anh chàng nông dân trẻ ở đơn vị thì nhớ nhà, nhưng trở về tổ ấm thì lại tiếc thời tươi đẹp ở đơn vị. Đó cũng là một anh lính mới, dưới thời Trung hưng, chứ không phải một anh cận vệ già. Ta cũng cần lưu ý rằng anh ta không biểu lộ một tý tinh thần yêu nước nào, và nếu anh ta có buồn dầu nhìn theo đoàn quân đi qua trước ngôi nhà lá của mình thì không phải là anh ta mơ được chắp cánh bay ra biên thuỳ mà là vì thời đi lính là “thời tốt đẹp nhất của tôi… chỉ có đi làm cỏ vê, kiểm tra nội vụ, diễn binh, canh gác và làm bài tập… thật là tự do và sung sướng”. Ta cũng nhận ra anh ta trong những bức tranh khắc khác của Charlet: bức thì lấy ý từ vở Lá cờ tam tàinhư bức Tất cả còn kém xa quê nhà Falaise hiền dịu của ta(1834) trong đó Chauvin khoát tay chỉ một cánh đồng Algérie nơi đoàn quân tiến vào, và kêu lên “Không có lấy cây táo trong cái xứ sở chết tiệt này”; bức thì ra đời trước vở kịch và được vở kịch đến lượt nó tiếp nhận những đề tài của tranh để đặt chúng vào trong khung cảnh mới lạ của Algérie. Cuối cùng, bức Tớ đã thiếu cảnh giác với con bé ấyđưa lên mâm anh chàng Chauvin bị “nổ ống khới” đang nằm điều trị ở một nhà thương quân sự (1824).

Sự thay hình đổi lốt đã diễn ra theo hướng ngược lại trong một vở hài kịch năm 1840, Những con ong bò vẽ,ở đó lần đầu tiên xuất hiện cái từ mới “chủ nghĩa sôvanh”. Được so sánh với cái ngòi ong trong vở Những con ong bò vẽchâm chọc những thói nhố nhăng của xã hội, Chauvin tự giới thiệu mình dưới những nét của người cận vệ già, hát giáo đầu khi bước ra sân khấu: Như ta đây, lính Pháp xuất thân từ người dân cày không tên tuổi.

Là chiếc mộc chắc chắn đời đời che đỡ cho một tổ quốc đã đi đến chỗ vô tư lự mất cảnh giác, Chauvin thế là được mọi người yêu mến kính phục. Nhờ có Chauvin, nước Pháp trở lại là nước Pháp của chiến trận, hoà hợp và đoàn kết đương đầu với kẻ thù. Chính là dưới những nét của anh chiến binh già ốm yếu mà Chauvin được nhắc đến trong những bài hát dưới thời Đệ nhị Đế chế, nhân vật Chauvin trở về làng giáo dục lòng yêu nước cho trai tráng trong làng bằng những chuyện chiến đấu kể ngoài sân quán rượu. Đám thanh niên nông thôn ngồi nghe rất tâm đầu ý hợp với anh về cái cách yêu nước tuý luý càn khôn ấy. Thành thật trong sự ngu ngốc của mình, bị lừa đồng thời là kẻ đi lừa, anh lại còn là một người Pháp lý tưởng, đứng trên mọi sự nghi ngờ khi anh mang tới cho quân đội và Tổ quốc lẫn lộn với nhau làm một thứ tình yêu không vụ lợi nhất.

Là một thanh niên nông dân mới đăng lính dưới thời Trung hưng khi anh ta mới xuất hiện vào năm 1820, rồi càng ngày càng trở thành một anh cận vệ già. Chauvin có những lúc già đi thì không phải để tương ứng với một chiến binh kỳ cựu có thật, mà là bởi bản thân cái quá trình khẳng định tính chính đáng cho hành vi của anh ta. Là người Pháp lý tưởng của kỷ nguyên chủ nghĩa dân tộc nước nhà, anh không có tuổi, bởi vì ở nước Pháp “Chauvin đâu có chết”, hoặc nói cho đúng hơn, anh ta có thể có cùng một lúc mọi tuổi.

Thế là rõ ràng, vì lúc mới xuất hiện trên các bài hát, bức tranh và trên sân khấu, Chauvin không phải là một vị anh hùng già đầy ký ức và mang nặng lịch sử, mà là một chàng trai “miệng còn hơi sữa” dấn thân vào những cuộc phiêu lưu không tiền khoáng hậu làm gương cho mọi người, một con người mà việc đi tìm lý lịch của anh ta trở thành vô nghĩa. Trên những khía cạnh nào đó, “cái điển hình mà nhân dân đã chọn để tiêu biểu cho người lính” quả là có liên quan đến một nhân vật rất có thật, nhưng được sao ra hàng trăm nghìn bản sao trong những người lính trẻ mới kéo từ xóm làng ra, được đào tạo nhiều năm trong trại lính và quá nhiều lần bị đưa ra mặt trận.

Bị các nhà nghiên cứu bỏ rơi cho đến tận ngày nay mặc dầu có mặt khắp nơi, người Lính - dân - cày(với chữ Lhoa và chữ d thường) là người anh hùng tập thể vĩ đại đầu tiên xuất thân từ bần dân được “thời hiện đại” sản sinh ra. Và trên ý nghĩa đó, anh ta cũng phần nào là ông tổ của giai cấp vô sản, nhưng cũng là người lính chính trị của các chế độ toàn trị phát xít và quốc xã. Trước khi được gắn vào giai cấp công nhân, quả chính là xung quanh giai cấp nông dân mà đã sinh ra và phát triển ở Pháp khái niệm “quần chúng nhân dân”.

Là người lao động tiểu sở hữu, làm ra của cải và yêu nước, anh ta là đối cực với cả người chăn cừu trong bản tình ca Chế độ cũ, cả người nông nô thời Trung đại lẫn người nông dân làm thuê. Do đó anh ta hoàn toàn độc đáo, và chính trong sự hoà trộn tính chất tiến bộ và tính chất Latin cổ điển ấy mà anh ta có tính chất thuần tuý Pháp. Người Lính - dân - cày, dù anh ta có được nhân cách hoá hay không ở Chauvin, là một người anh hùng bình dân, là mắt xích cơ bản của nền dân chủ cầm súng, có kỷ luật và đạo đức. Là hình ảnh tham chiếu lịch sử, văn học và đạo đức được nuôi dưỡng bởi phong trào nông nghiệp và duy vật lý, được thời sự hoá bởi tư tưởng của Rousseau, người cho rằng “trình độ giác ngộ đích thực của người lính là biết mình là dân cày”.

Song song với việc được vận dụng rộng rãi trong tranh khắc, trong các bài hát và sân khấu, đề tài người Lính - dân - cày còn nhiều sự thể hiện khác không phải chỉ trong văn chương và nghệ thuật. Huyền thoại ấy sốngtrong những tập tục quân sự và điền dã: “Người nào làm ruộng giỏi nhất thì người ấy cũng bảo vệ ruộng đất giỏi nhất . Những người dân cày tốt nhất đồng thời cũng là những người lính tốt nhất[…]. Người nào ngay từ hồi còn trẻ măng đã gối đất nằm sương khi chăn cừu thì chẳng sợ lều trại hành quân. Trong khi đánh đuổi kẻ thù, anh ta nghĩ đến làng xóm quê hương, đến mảnh ruộng anh ta cày, và sau khi trở về anh ta đem mồ hôi tưới cho đất vì nó mà anh đã đổ máu. Vinh quanh thay người Lính - dân - cày.

Năm 1848, người Lính - dân - cày nhận được sự ưu ái của phái cực tả. Ông Félix Pyat, dân biểu quận Cher, ca tụng là “những con người của đồng ruộng”, “những người con đích thực của đất” mang trong máu thịt của mình “tôn giáo về tổ quốc và tự do”, kết hợp “lòng căm thù chúa” với “tình yêu đất nước”. Pýat ngợi ca đến cả cái tên gọi nông dân, đã khơi mào cho một kiểu ca tụng kéo dài cho đến thời Pétain (tức thời chính phủ bù nhìn tay sai cho Quốc xã Đức), người sẽ nhai đi nhai lại mãi không chán: “Đó là một danh từ yêu nước không gì bằng, nông dân có ý nghĩa là người của đất nước, người làm ruộng của đất nước, người bảo vệ đất nước” (1). Và đi đến kết luận bằng sự hoà đồng người dân vày với người lính: “Vinh quang thuộc về người lính! Vinh quang thuộc về người dân cày! Hai lần vinh quang về người nông dân!” Cũng cùng lúc đó, Pierre Joigneaux, dân biểu thợ thuyền quận Côte d’ or trong năm 1848 và 1849, phát biểu với “các anh em nông thôn” của mình tuyên truyền kỷ nguyên của một “nước cộng hoà của nông dân, dân chủ và xã hội”, cái nước cộng hoà sẽ lại xuất hiện một lần nữa vào năm 1870 trong những bài diễn văn của Gambetta.

Sau thảm hoạ 1870 (2), đồng thời với việc xuất hiện trở lại chủ đề “Nước Cộng hoà nông dân”, người Lính - dân - cày lại làm tiếp sự nghiệp của mình. Người ta tái bản Chuyện một người nông dân, 1789 - 1815của Erckmann Chatrian, tiểu sử hư cấu một người Lính - dân - cày theo tinh thần cộng hoà được in nhiều kỳ trên báo từ 1868. Rồi Déroulède, cũng như Pierre Dupon hồi năm 1848, kết hợp Bài ca nông dânBài ca người línhmang cùng một thông điệp: Nông dân, người chiến binh lý tưởng. Cuối cùng là người yêu nước kiên cường, là người lính dũng mãnh, là người nuôi sống đất nước, người nông dân cầm súng cũng là nhân tố tích cực nhất của sự hoà giải hoà hợp các giai cấp và các chính đảng.

Lãnh thổ nước Pháp được tạo nên bằng hài cốt các anh hùng.
Lãnh thổ nước Pháp được tạo nên bằng hài cốt các anh hùng.
Trước cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất, Jules Méline, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp thời Jules Ferry xuất bản cuốn Trở về với đất, bày tỏ bấtbình trước sự sa đoạ của đời sống đô thị, thương nghiệp và công nghiệp của nước Pháp. Trước sự suy đồi về tinh thần và thể chất của xã hội và giống nòi, con đường cứu rỗi là trở về với ruộng đất. Cầnphải khẩn cấp, Méline viết, lập ra “một đội quân những người tiểu chủ, đối với nước Pháp nó sẽ là một nguồn dự trữ lực lượng vô tận và một đảm bảo không có gì bằng cho sự cân bằng xã hội và chínhtrị”. Nước Pháp lý tưởng của những người Lính - dân - cày ấy ít lâu sau đứng ở dưới chiến hào đã cho người ta thấy nó có thể thực hiện được những kỳ tích như thế nào, và Méline thấy đó là sự chứngminh tính chất không chê vào đâi được của cái hệ thống ông ta đề xuất. Để xây dựng cái đất nước thôn dã, tự trị, yêu nước và chính chiến mà ông hằng mơ tưởng, cần phải hơn bao giờ hết phổ cập rộngrãi sự quay trở về với đát. Cuộc trở về ấy trở thành mục tiêu của một cuộc thánh chiến thực sự, ông nêu rõ cái dự án của ông dựng nên “một đội quân nông nghiệp” bằng một cuộc “tổng động viên” các“người lính làm ruộng”, “những cựu chiến binh nông nghiệp” để tiến hành một “trận chiến mới” trong đó các “quân đoàn” ấy tất nhiên là sẽ “chiến thắng”.

Cần lao, Gia đình, Tổ quốc (3), sùng bái kỷ luật quân sự và sùng bái lãnh tụ, sự tâng bốc sôvanh đối với người Linh - dân - cày đã trực tiếp mở đường cho chủ nghĩa Pétain. Quả vậy, cốt lõi trong cương lĩnh của vị thống chế này là mưu toan thực hiện, nhân một thảm hoạ mới của quốc gia, cái kế hoạch của Méline và xây dựng bằng một cuộc “Cách mạng quốc gia” một nước Pháp đích thực, nước Pháp của người lính dân cày. Anh ta vững vàng và “làm nghĩa vụ quân sự của mình với một thái độ bình tĩnh tự tin như khi anh làm nghĩa vụ với ruộng đất”. Được thường xuyên đưa vào hành động, “bất kể xảy ra chuyện gì, anh cũng đương đầu, cũng giữ vững”. Nước Pháp chính là anh. Chính là người Lính - dân - cày “đã rèn đúc nên nước Pháp bằng sự kiên nhẫn anh hùng của mình, chính anh là người đảm bảo sự cân bằng kinh tế và tinh thần của nước Pháp”, anh là “cội nguồn của sức mạnh tinh thần” bởi vì “anh lấy sức mạnh từ trong chính đất mẹ tổ quốc”. Đó là những định lý để xuất phát từ đó Pétain có thể lớn tiếng tuyên bố năm 1940: “Đất, đất không nói dối bao giờ. Đất bao giờ cũng là nơi trông cậy của các bạn, Đất chính là tổ quốc”.

Là người lính già kiêu hãnh về nguồn gốc xuất thân nông dân của mình, Pétain, vị “Thống chế - nông dân”, như vậy là đến lượt mình cũng thành hiện thân của người Lính - dân - cày mà ông là bước thăng trầm cuối cùng bị lâm vào cảnh nhục nhã. Huyền thoại ban đầu, sụp đổ trong sự nhục nhã, đã bị gạt bỏ trong tâm tưởng dân tộc. Rơi vào quên lãng, không ai biết đến, cứ như bị giấu biệt đi, người Lính - dân - cày bị loại khỏi các ký ức, các sưu tập, các bảo tàng, biến mất tăm cũng như những bức ảnh thống chế Pétain một thời có mặt khắp các hang cùng ngõ hẻm.

Di chúc của Chauvin

Đánh giá người Lính - dân - cày, được hiện thân tuyệt vời trong con người của Chauvin, chúng ta xem xét khái niệm ấy trên mặt mạnh nhất của nó tức là để thâu tóm những định nghĩa của Denis de Rougemont, Mircea éliade và Lévi - Strauss, một câu chuyện có tính chất giáo dục không rõ tác giả, mang những hình ảnh hướng dẫn chung cho đời sống hàng ngày. Những hình ảnh đầy tính chất xúc động lòng người ấy như hé lộ ra những bí ẩn thần thánh. Chính qua đó mà thần thoại thực hiện một chức trách: nó vạch ra những cách ứng xử và những thái độ đảm bảo sức mạnh cấu kết của tập thể.

Các cuộc phiêu lưu lặp đi lặp lại và có thể chuyển đổi cho nhau của Chauvin, những chuyện kể lại của các ông già hoặc đã từng trải qua của các anh lính trẻ, cho phép người ta, chính là qua những tình tiết của chúng, thoảt a khỏi những thăng trầm trong cuộc sống hàng ngày và nối lại được với Thời Đại Lớn của cội nguồn. Đối với phía hữu cũng như phía tả, gương mặt thần thoại của người Lính - dân - cày, vượt qua những chia rẽ chính trị, có sức mạnh cứu rỗi..

Để nối lại với Thời Đại Lớn, cần phải tuân theo một số quy tắc ứng xử, thậm chí phải nhờ đến một câu thần chú nào đó. Chính vì vậy mà huyền thoại người Lính - dân - cày vạch ra những thái độ cần có, và Chauvin, hoá thân của người ấy, chẳng những không phải là một nhân vật biếm hoạ mà còn là những hình mẫu văn hóa ứng xử. Là một sản phẩm của văn học và nghệ thuật, cái hình mẫu văn hoá ứng xử là sự phản ánh của thực tế thì ít mà chủ yếu là quan niệm lý tưởng về cái mà chính quyền hoặc một đảng phái và với chút mơ hồ hơn, bản thân quần chúng mong muốn thực tế sẽ là như vậy. Bằng cách tuân theo những quy tắc có thật hoặc lý tưởng, nói ra hoặc không nói ra của xã hội, cái mẫu mực văn hoá đã thành công trong sự nghiệp của mình và nhận được những phần thưởng thích hợp. Đó chính là trường hợp của Chauvin, anh ta chẳng phải là một vị anh hùng hoặc một người yêu nước cuồng tín gì mà biểu hiện ra là một người công thức chủ nghĩa một cách tuyệt đối. Thích ứng một cách lý tưởng với cấu trúc tôn ty của quân đội (ở anh ta niềm vui sướng và sự tự do được gói lại trong việc chấp hành mệnh lệnh), anh ta cũng thích ứng với những đòi hỏi hy sinh của cuộc chiến tranh mang tính chất của quần chúng.

Là biểu hiện hoàn chỉnh của “bia đỡ đạn”, khi trở về với đồng ruộng, anh ta thích ứng một cách tuyệt vời với những đòi hỏi của năng suất lao động mà xã hội tư sản đưa lên thành tín điều. Tài năng nhũn nhặn của anh ta được bù lại một cách hào phóng bởi chút hư vinh và một cái lon hạ sĩ hoặc trung sĩ mà anh ta biết lấy làm hài lòng, thậm chí kiêu hãnh. Là cái mẫu bần dân trong tầm tay với của mọi người, bởi chính bản thân anh ta là một thằng ngốc, anh ta thâm nhập vào trong nội dung rao giảng đạo đức truyền thống thông qua tranh ảnh, bài hát và từng bước từng bước một vào cả những sách đọc phổ thông rộng rãi, rèn giũa trẻ con các trường học và binh lính, mang lại cho họ bằng màu sắc sôvanh của mình một nét quân đội đồng quê, và như vậy làm cho thông điệp của nó thích ứng với xã hội Pháp.

Cuối cùng, chức năng của câu chuyện huyền thoại là đảm bảo sự cố kết của dân tộc sau khi đã tuyên bố nguồn gốc và bản chất sâu xa của nó. Nó đặt ra những cơ sở của xã hội và giữ cho xã hội thuận hoà bằng những qui định và tục lệ của nó. Người lính dân cày Chauvin mang trong đó niềm ước mơ hoà giải dân tộc, vượt qua các mâu thuẫn giai cấp và đảng phái trong sự xung tụng đất và các giá trị quân sự, và trong lòng căm thù ngoại bang.

Là ký ức về bản chất của tổ quốc đồng thời là hình mẫu về cách ứng xử, Chauvin là hiện thân của một huyền thoại vượt xa con người anh ta. Mang trong mình sự suy thoái văn hoá và đạo lý, mang trong mình bạo lực bài ngoại chủng tộc chủ nghĩa và giới tính chủ nghĩa tiềm ẩn, bị bôi nhọ bởi thời kỳ Pétain mà không một sự chế giễu nào có thể xoá đi nổi, anh ta đã bị loại ra khỏi ký ức sàng lọc của dân tộc Pháp mà anh ta là một sản phẩm vừa lố bịch vừa quanh vinh. Nhưng anh ta biến đi không phải không để lại dấu vết gì. Một thái độ nào đó, một cách phản ứng nào đó, một khẩu hiệu chính trị xem ra có vẻ phi lý, một sự quay trở lại quái lạ của cái đã bị loại bỏ, đôi lúc dù muốn hay không cũng hắt lại tới chúng ta âm vang tiếng nói choe choé của người Lính - dân - cày, một tiếng nói âm thầm - đôi lúc - cũng là tiếng nói của nước Pháp.

Chú thích

(1)   Một kiểu chơi chữ. Trong tiếng Pháp nông dân là“paysan”, còn đất nước là“pays” . Suy rapaysan là người củapays.

(2)   Nước Pháp chiến bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ.

(3)   Ba châm ngôn của nước Pháp dưới thời Pétain.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.