Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 24/11/2005 15:00 (GMT+7)

Chọn bò nuôi lấy sữa

Ở nước ta, chỉ có một số vùng nên nuôi bò Holstein Friesian thuần hoặc bò có tỷ lệ máu Holstein Friesian cao như Mộc Châu (Sơn La), Đức Trọng (Lâm Đồng) do ở đó có khí hậu mát mẻ. Còn những nơi khác, do khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm, nhiệt độ bình quân hàng năm trên 21ºC, tốt nhất là nuôi bò lai Sind, bò lai F1 (1/2 máu HF), F2 (3/4 máu HF) để lấy sữa. Tức là nên khống chế tỷ lệ máu bò Holstein Friesian ở mức dưới 75%. Bởi vì bò sữa có tỷ lệ máu Holstein Friesian càng cao (bò F3, F4 – 7/8 và 15/16 máu bò HF, bò Holstein Friesian thuần) thì càng kém chịu đựng được điều kiện nóng ẩm và kham khổ do thiếu thốn thức ăn. Khi nhiệt độ lên trên 34ºC bò có tỷ lệ nhiễm bệnh tăng, đặc biệt là các bệnh ký sinh trùng đường máu và bệnh tụ huyết trùng.

Tuy nhiên, những gia đình có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi, có các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và chuồng trại thật tốt vẫn có thể nuôi được loại bò có tỷ lệ máu bò Holstein Friesian cao.

Dù nuôi loại bò nào, việc chọn một con bò sữa tốt là rất quan trọng. Có thể sử dụng một hoặc tốt nhất là kết hợp những chỉ tiêu sau đây để chọn bò sữa tốt.

Chọn bò theo đặc điểm ngoại hình, thể chất

Tốt nhất là quan sát bò đang gặm cỏ trên bãi chăn hoặc đang đi lại trên sân. Bò sữa tốt là loại có cơ thể “hình cái nêm”, thân sau phát triển hơn thân trước, đầu thanh, nhẹ, mồm to, mũi to, cổ dài vừa phải, sườn nở, ngực sâu, hông rộng. Các đầu xương nhìn rõ. Vai, lưng và hông không võng và rộng dần về phía xương chậu, mông phẳng, rộng và dài. Bốn chân khoẻ, chân sau thấp hơn chân trước, không chụm khoeo. Bầu vú cân đối, phát triển nhưng không chảy, bốn núm vú dài, to vừa phải và đều đặn. Tĩnh mạch vú to, dài, có nhiều nếp gấp khúc. Sau khi vắt sữa, sờ vào vú thấy mềm mại, chứng tỏ vú thuộc “dạng tuyến”, các nang tuyến phát triển, chứ không phải “dạng thịt”, nhiều mô liên kết (khi sờ vào thấy rắn).

Chọn bò theo sản lượng sữa

Trong điều kiện chăn nuôi hiện nay ở nước ta, do chưa có các dụng cụ để kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng sữa như tỷ lệ mỡ sữa, tỷ lệ đạm, đường trong sữa…nên chủ yếu chỉ dựa vào sản lượng sữa. Tuy nhiên, đa số bò của ta lại chưa được theo dõi cá thể và hầu như không có sổ sách theo dõi năng suất sữa. Vì vậy, không thể biết chính xác sản lượng sữa của cả chu kì, cũng như thời gian tiết sữa mỗi chu kỳ.

Để ước tính sản lượng sữa của một con bò nào đó, ta phải biết được nó thuộc giống nào, đang đẻ lứa thứ mấy và đang cho sữa tháng thứ mấy. Ở bò sữa, năng suất sữa lớn nhất thu được khi bò cho sữa lứa thứ ba. Bò tơ đẻ lứa 1 chỉ cho năng suất sữa bằng 75% năng suất sữa của bò cái trưởng thành. Ở bò đẻ lứa thứ hai, năng suất sữa bằng 85% năng suất sữa của bò cái lứa thứ ba. Khi bò mới đẻ, lượng sữa tiết ra còn ít. Lượng sữa tăng dần và đạt cực đại vào tuần thứ 8 - thứ 10 sau khi đẻ, sau đó năng suất sữa giảm dần. Năng suất sữa giảm một cách đều đặn, với một hệ số ổn định khoảng 90%.

Dựa vào tỷ lệ phần trăm sản lượng sữa từng tháng so với tổng sản lượng sữa cả chu kỳ (xem bảng) và trên cơ sở lượng sữa thực tế vắt được vào một ngày nào đó tại thời điểm theo dõi, ta có thể ước lượng được tương đối chính xác sản lượng của con bò sữa đó.

Chọn bò dựa vào khả năng sinh trưởng, phát triển

Trong quá trình sinh trưởng, phát triển những con bò bệnh tật và còi cọc thì khi lớn lên sẽ không thể là những con bò cho sữa tốt. Chính vì vậy, khi chọn bò nuôi lấy sữa ta phải chọn những con lớn nhanh, khoẻ mạnh. Khối lượng cơ thể của bò phải phù hợp với từng độ tuổi và với giống tương ứng. Bằng quan sát, ta có thể biết được tình trạng phát triển cơ thể và thậm chí có thể ước lượng được khối lượng của nó. Tuy nhiên, để xác định chính xác khối lượng cơ thể của bò thì phải có cân đại gia súc, có thể dùng thước đo và tính ra khối lượng (với sai số 5%) theo công thức sau đây:

Khối lượng (kg) = 90x(VN)²x DTC

Trong đó, VN = vòng ngực : chu vi mặt cắt đằng sau khớp bả vai (m).

DTC : dài thân chéo : chiều dài từ mỏm xương bả vai đến điểm tận cùng của xương ngồi (tính bằng m).

Chọn bò căn cứ vào lí lịch (gia phả)

Tức là dựa vào các tính năng sản xuất của ông, bà, bố, mẹ. Điều này chỉ có thể tiến hành được một khi có sự ghi chép đầy đủ, chính xác lý lịch, năng suất và chất lượng sữa của từng con, qua từng thế hệ.

Chọn bò theo tính tình và khả năng vắt sữa

Nên chọn những con bò hiền lành, dễ gần. Đối với những con bò đã đẻ, ngoài tính tình hiền lành ra, cần chú ý chọn những con dễ vắt sữa, sữa xuống nhanh.

Tuy nhiên, trong quá trình lựachọn bò, ta phải cân nhắc giữa các chỉ tiêu. Có thể có những con bò khối lượng cơ thể thấp, ngoại hình không được đẹp lắm, nhưng sản lượng sữa cao thì cũng nên chọn. Ngược lại, có những con ngoạihình đẹp, nhưng cho ít sữa hoặc tính tình dữ dằn thì cũng không nên chọn.
Hãy click chuột vào hình để xem bảng
Hãy click chuột vào hình để xem bảng


Nguồn: Khoa học và Đời sống, số81 (1799)

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.