Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 01/08/2006 20:38 (GMT+7)

Canh tác bền vững trên đất dốc

1. Hạn chế xói mòn trên đất dốc bằng cây phủ đất:

Việc tạo thảm thực vật che phủ đất sẽ giảm đáng kể hiện tượng xói mòn đất. Ngoài ra, cây che phủ đất còn có tác dụng tốt trong cải thiện cấu trúc và lý tính của đất. Đất được che phủ sẽ luôn có độ ẩm, lượng chất hữu cơ, dinh dưỡng và hoạt tính sinh học cao hơn. Cây trồng sẽ cho năng suất cao và ổn định hơn. Cây che phủ có thể được trồng thuần trên các bãi đất trống, luân canh trong hệ thống cây ngắn ngày, các hàng đồng mức, trong vườn cây ăn quả, trong rừng thưa hoặc rừng mới trồng chưa khép tán. Cây che phủ có thể là lạc dại, đậu mèo, đậu kiếm...

2. Xen canh và luân canh:

Tất cả các loài cây trồng, các loài cây ăn quả, cây công nghiệp, cây rừng đều có thể xen canh luân canh với các loài cây che phủ cải tạo đất và các loài cây ngắn ngày khác để tăng thu nhập.

2.1. Luân canh đậu mèo xuân và cây trồng vụ hè:

Trồng đậu mèo vào tháng 3, diệt đậu mèo đầu tháng 6 bằng dao phát hoặc liềm, sau đó chọc lỗ tra hạt. Để tránh tác hại cho hạt và cây non, các lỗ gieo hạt cần phải để trống. Nếu cần thiết, có thể bón bổ sung 30 kg đạm/ha (hay khoảng 2 kg urê thương phẩm/sào) trước khi gieo để cây non mọc nhanh hơn. Sau đó cây sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng do phân huỷ lớp che phủ.

2.2. Xen canh ngô xuân với đậu mèo:

Để hạn chế cạnh tranh, đậu mèo được gieo sau khi ngô đã được 50 ngày tuổi. Sau khi thu hoạch ngô xuân, đậu mèo có thể được giữ lại để che phủ đất và lấy hạt cho vụ sau. Nếu cần gieo ngô hoặc lúa mùa, cả thân đậu mèo và ngô được phát sát đất, chờ cho héo rồi chọc lỗ tra hạt như đã nêu ở mục 2.1. Có thể thay thế đậu mèo bằng đậu nho nhe, đậu dải áo, củ đậu để tăng thu nhập. Tuy nhiên, do có sinh khối lớn hơn và mọc nhanh hơn, đậu mèo có khả năng cải tạo đất tốt nhất.

2.3. Ngô mùa xen đậu mèo:

Như đã nêu trên, đậu mèo được gieo sau ngô 50 ngày. Sau khi thu hoạch ngô, đậu mèo sẽ tiếp tục xanh cho đến tháng 1 năm sau. Đậu mèo có thể dùng làm thức ăn vụ đông cho trâu bò hoặc chỉ để che phủ và cải tạo đất. Với cách làm này, hoa màu vụ sau sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao hơn trong khi đầu tư thấp hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ trồng cây lương thực ở vụ mùa thì ở vụ xuân cần gieo bổ sung các loài cây họ đậu để duy trì lớp che phủ và tăng sinh khối dùng để che phủ đất trong vụ mùa. Nếu không làm như vậy thì cỏ dại sẽ mọc nhiều và gây khó khăn cho việc chuẩn bị ruộng để gieo mùa. Các loài cây đậu leo khác cũng có thể sử dụng như đậu mèo. Điều này phụ thuộc vào lựa chọn của nông dân, song cách làm là như nhau.

2.4. Ngô hoặc lúa trồng xen cây lạc dại:

Lạc dại (Arachis pintoi) là một loài cây họ đậu không leo mà chỉ bò lan trên mặt đất, có sức chống chịu sâu bệnh tốt và có thể sinh trưởng phát triển trên đất nghèo dinh dưỡng; chịu che bóng tốt. Đây cũng là loài cây thức ăn gia súc chất lượng cao. Lạc dại là một loài cây che phủ đất và diệt cỏ dại tuyệt vời. Nó được trồng trong các vườn cây ăn quả để cải thiện và bảo vệ độ phì của đất. Nó còn được dùng để che phủ đất ngô và lúa nương. Cách làm như sau: Cắt lạc dại theo băng rộng 30-40 cm rồi chọc lỗ tra hạt ngô vào hai mép các băng đã cắt lạc dại. Sau 20-30 ngày lạc dại sẽ bò lan ra và phủ kín gốc ngô. Kết quả thu được đáng ngạc nhiên. Năng suất ngô đạt 4 tấn/ha mà không phải làm cỏ, làm đất. Dưới tán ngô, lạc dại vẫn phát triển tốt và cho sinh khối lớn. Lạc dại là cây lưu niên nên không phải trồng lại. Trong khi đó, sản xuất sẽ mang tính bền vững cao. Lạc dại trồng bằng dây như dây lang, không tự phát tán nên không có nguy cơ phát triển quá tầm kiểm soát của con người.

3. Kết hợp chăn nuôi với trồng trọt, trồng rừng:

3.1. Trồng cỏ trên các hàng đồng mức:

Ở các địa phương có nhiều trâu bò và thiếu thức ăn, thức ăn thiếu thì cần thay các hàng đồng mức bằng các loài cỏ, đặc biệt là cỏ voi. Cỏ voi qua đông rất tốt nên đảm bảo vẫn có thức ăn chất lượng cao trong mùa đông.

3.2. Trồng cây thức ăn gia súc trên các bãi đất trống:

Hầu hết các bãi chăn thả hiện nay đều rất nghèo nàn về thành phần thực vật cũng như về sinh khối, chủ yếu chỉ có cỏ may. Cần trồng cỏ chất lượng cao để nâng cao chất lượng và năng suất bãi chăn thả. Tuy nhiên, cần có kế hoạch sử dụng hợp lý, tránh chăn thả quá mức để cỏ trồng có khả năng phục hồi. Tốt nhất là cắt cho trâu bò ăn.

4. Rút ngắn hoặc bỏ qua giai đoạn bỏ hoá:

Thông thường, qua 3 đến 4 vụ trồng lúa nương, nông dân trồng sắn và thu hoạch dần trong 3 năm. Sau đó là giai đoạn bỏ hoá. Có thể trồng xen sắn với các loài cây họ đậu như Stylo, Cassia... để bảo vệ và cải tạo đất. Sau khi thu hoạch sắn có thể tiếp tục trồng cây lương thực.

5. Cải tạo đất nhanh bằng phương pháp hun đất:

Trên thực tế nông dân thích đốt rừng và tàn dư cây trồng vì họ thấy rằng ở những điểm đốt, cây trồng mọc tốt hơn. Một số nông dân đã dùng đất bùn đắp vào vỏ lò gạch và sau đó đem bón ruộng để giảm đầu tư phân bón mà năng suất cây trồng vẫn cao. Hun đất tại chỗ cũng cho tác dụng tương tự.

Cách làm như sau: Đào các rãnh sâu rộng 30cmx30cm; lót đáy rãnh bằng cành cây nhỏ, rơm, cỏ khô dày 15-20 cm; rải một lớp trấu 5cm sau đó lấp đất 10 cm; trừ những điểm trống để mồi lửa cách nhau 1m; châm lửa đốt các mồi rơm nêu trên; chú ý đảm bảo để lửa bén tốt xuống dưới. Sau đó lửa sẽ cháy âm ỉ và om đất trong 2-3 ngày. Nhớ chọn những ngày nắng để lượng chất khô cháy hết. Có thể tranh thủ mùa khô để hun đất. Sau đó trồng cây che phủ. Đến vụ gieo trồng, chúng ta phải tiêu diệt cây che phủ. Nếu là cây họ đậu thì chỉ cần dùng dao, liềm phát cây sát đất; nếu là cỏ 1 lá mầm thì phải phun thuốc diệt cỏ (nên dùng Glyphosate không độc cho người, gia súc); 10 ngày sau thì chọc lỗ tra hạt dọc theo hai mép rãnh; nhớ duy trì lớp phủ và trồng xen cây họ đậu để tiếp tục cải tạo đất. Nếu không, cây trồng sẽ khó phát triển ở các vụ sau. Không dùng cành cây to vì chúng sẽ không cháy hết. Ngược lại nếu chúng cháy hết thì nhiệt độ đốt sẽ tăng cao ảnh hưởng xấu đến lý tính của đất. Không nên liên tục hun đất mà phải thực hiện theo chu kỳ 4-5 năm. Tốt nhất chỉ sử dụng phương pháp này sau khi đã được tập huấn kỹ để tránh rủi ro.

Nguồn: Nông nghiệp ViệtNam,10/04/2006

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.