Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 25/09/2006 20:42 (GMT+7)

Cái lý của những thành ngữ "phi lý"

Nhiều bạn cảm thấy tiếng Việt rắc rối quá có nhiều hiện tượng không giải thích được Lúc đó, có người lấy khuôn mẫu của một tiếng nước ngoài nào đó để đối chiếu với tiếng Việt có người lấy "logic hình thức" để xem xét. Và không ít bạn "phát hiện" ra những cách nói "mâu thuẫn", "ngược đời", "không hợp logic" của tiếng Việt. Có người đã từng viết trên báo, nói trên đài, trình bày trong hội nghị rằng lối nói này, lối nói khác là "không hợp logic".

Những lối nói "mâu thuẫn", "phi logic" này chúng ta gặp ở mọi cấp độ, mọi phương diện ngôn ngữ. Ở đây chúng tôi nói đến hiện tượng "phi logic" ở phương diện thành ngữ. Đó là lối nói "ngược đời" kiểu "cao chạy xa bay”, “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”...

Không ít người cho rằng thật là vô lý khi dùng lối nói như trên, tại sao không dùng " cao bay xa chạy", " thượng cẳng tay, hạ cẳng chân"?...

Chúng tôi muốn chứng minh rằng, những thành ngữ "ngược đời" này lại rất chuẩn mực, tức là nó có cái lý của nó.

Trước hết, xin đừng lấy thành ngữ nước ngoài " cao phi viễn tấu” mà đòi hỏi thành ngữ Việt Nam phải là " cao bay xa chạy". Nếu vậy, hắn bạn cũng không đồng ý với Nguyễn Du khi ông viết:

“Liệu mà cao chạy xa bay, Ái ân ta có ngần này mà thôi”

(Truyện Kiều, câu 1971)

Nói như trên không có nghĩa là nhất nhất phải viết là " cao chạy xa bay". Viết như một câu của Tú Mỡ cũng vẫn đúng: “ Cao bay xa chạy biết là đi đâu”.

Trong cuộc sống, người ta thường quy ước dùng một sự vật nào đó để nói lên một điều gì đó. Cách dùng như thế được gọi là biểu trưng. Chẳng hạn, người Việt thường dùng các bộ phận không thấy được trong cơ thể con người đó là lục phủ ngũ tạng nghĩa là ruột, gan, lòng, bọng, phổi để biểu trưng cho ý chí, tâm tư, tình cảm, tấm lòng những suy nghĩ thầm kín của con người. Vậy nên mới có các thành ngữ:

Mặt sứa gan lim/ Lòng vả cũng như lòng sung/ Ruột để ngoài da/ Miệng thơn thớt dạ ớt ngâm/ Khẩu xà tâm Phật/Miệng nam mô bụng một bồ dao găm/Suy bụng ta ra bụng người...

Trong thành ngữ " mẹ tròn con vuông” thì cặp tròn /vuông chính là hình ảnh của cặp (mặt trăng - mặt đất). Đó là một chỉnh thể biểu trưng cho sự hoàn hảo, trọn vẹn.

Trong " cao chạy xa bay", cặp chạy/ bay có nghĩa biểu trưng là trốn đi nơi khác, cặp xa/ cao biểu trưng cho sự thật nhanh và biệt tăm. Người ta có thể " cao chạy xa bay" bằng honda ôm, bằng ôtô tải hay bất cứ phương tiện gì cũng được chứ không nhất thiết phải chạy hay bay. Vì người xưa đâu có bay được lên không trung như nghĩa đen của từ ngữ đó.

Như vậy đừng hiểu " cao chạy xa bay" theo nghĩa đen. Nên biết cái lý tính logic của thành ngữ này ở tầng sâu hơn: tầng nghĩa biểu trưng.

Chúng ta gặp một thành ngữ nữa có thể gây thắc mắc: " thượng cẳng chân hạ cẳng tay". Tại sao chân thấp, tay cao mà lại thượng cẳng chân, còn hạ cẳng tay? Điều này có thể lý giải theo con đường hình thành nghĩa biểu trưng của thành ngữ.

Xét cặp thượng/ hạ thì thấy: Để trỏ tổng thế một vật người Việt có lối nói lấy hai bộ phận của hai đầu cực sự vật đó làm đại diện.

Loài vật chuyển động theo thế nằm ngang, đầu đi trước, đuôi theo sau. Hai đầu cực của chúng là đầu và đuôi. Vì vậy cặp đầu/ đuôi đại diện cho con vật. Phác thảo về Con vật chỉ cần dùng đầu/ đuôi:

Khen ai khéo tạc con voi/Có đủ cả đầu đủ cả đuôi…

Con người thường dùng các bố phận thân thể của mình và bộ phận những con vật xung quanh để đặt tên cho sự vật. Theo khuynh hướng này, cặp đầu/ đuôi cũng được dùng để biểu thị cho một tổng thể. cho toàn bộ quá trình của sự vật: " đầu đuôi câu chuyện", " đầu đuôi sự việc", cần nói " có đầu có đuôi". Do vậy, trong " đầu trộm đuôi cướp", “ đầu thừa đuôi thẹo", " đầu xuôi đuôi lọt” thì hai cặp đầu/đuôi - trộm/cướp tạo ra nghĩa "đánh giá tổng thể thì vật đó thuộc loại thừa thẹo không ra gì”… mà người ta không cần hỏi “đuôi thẹo” nghĩa là gì?

Sự đối lập chân/ đầu là sự đối lập giữa hai phần thấp nhất và cao nhất của con người, một động vật đứng thẳng. Về mức độ cặp "thấp/ cao" có thể là sự biểu trưng của sự đối lập (ít - nhiều) Do vậy, qua "được đằng chân, lân đằng đầu” chúng ta hiểu được nhượng bộ một chút thì sẽ lân tới đòi hỏi một mức độ cao hơn mà ta không cần hiểu "được đằng chân" nghĩa là gì.

Cặp thượng/ hạ lại sắp xếp biểu trưng sự vật theo phạm trù trên dưới, cao thấp, biểu hiện một quan hệ tôn ti, thứ bậc. Do vậy nó cũng được dùng để trỏ tổng thể. Trong " thượng vàng hạ cám", cặp vàng/ cám thể hiện sự hiếu động giữa những vật có giá trị nhất với những vật ít có giá trị nhất. Mà thượng/ hạ trỏ tổng thể các sự vật còn vàng/ cám trỏ tổng thể các phẩm chất. Thế nghĩa của thành ngữ " thượng vàng hạ cám" cũng được hình thành theo con đường biểu trưng trỏ " tất tần tật, từ cái quý nhất tới cái ít giá trị nhất".

Trong "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" chúng ta đã gặp hai đối cực đối lập đều mang nghĩa biểu trưng: Cặp thượng/ hạ biểu trưng cho tổng thể sự vật hiện tượng từ cao đến thấp nhất. Cặp (cẳng chân, cẳng tay) biểu trưng cho hành động vũ phu, cho sự đánh đập. Do vậy mà ý nghĩa của thành ngữ này là "đánh đá túi bụi, bất kể lúc nào bất kể vào đâu”.

Tóm lại, những thành ngữ “phi lý” xét cho cùng cũng có cái lý của nó.

Nguồn: chungta.com, 30/08/2006

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.