Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 20/02/2006 23:45 (GMT+7)

Cái đẹp của nghệ thuật ngôn từ trong tuyên ngôn độc lập

Nét đầu tiên chúng ta nhận thấy là Bác viết ngắn. Với tầm quan trọng và đề cập đến bao nhiêu vấn đề to lớn qua một thời gian và không gian lịch sử rộng dài như vậy mà Người gói vào có 1011 chữ (tính cả bốn chữ tên bài. Ngắn mà không thiếu. Ngắn mà đầy đủ, rõ ràng. Đó là cái ngắn chỉ có tài năng văn chương thực sự mới làm được.

Nét thứ hai là cái đẹp về sự sáng tạo trong lối dùng từ. Có lẽ Bác luôn xác định viết cho dân – mà dân ta lúc ấy thì 95% mù chữ, cho nên người rất chú ý dùng từ dễ hiểu, đó là những từ thuần Việt, hoặc những từ Hán - Việt đã quá quen thuộc với mọi người như “ngăn cản”, “ràng buộc”, “yêu nước thương nòi”, “cướp không”, “suy nhược”, “nhẫn tâm”, “dân cày, dân buôn”, “lấy lại nước Việt Nam”…

Trong bài văn, Bác cũng rất chú ý dùng những từ có ý nghĩa nhấn mạnh để khắc sâu, tô đậm ý định nói như “Chúng tuyệt đốikhông cho nhân dân ta một chúttự do dân chủ nào”; “Chúng thẳng taychém giết…”; “Chúng cướp khôngruộng đất…”; “Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí…”. Những từ “tuyệt đối”, “một chút”, “thẳng tay”, “không”, “vô lí”… đã làm nổi bật tội các của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Câu văn nhờ đó mà có sức nặng hơn; thái độ tố cáo cũng quyết liệt hơn.

Để tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa các ý trong bài, Bác đã sử dụng khá nhiều từ ngữ liên kết như “thậm chí”, “tuy vậy”, “sự thật là”, “bởi thế cho nên”, “vì những lẽ trên”… Có lúc liên kết để giải thích cho rõ ý trước. Có lúc liên kết để nhấn mạnh. Có lúc liên kết thể hiện quan hệ nhân quả.

Nét thứ ba là sự sáng tạo hết sức linh hoạt về câu văn và đoạn văn. Nếu theo kiến thức ngữ pháp thông thường thì câu là từ dấu chấm này đến dấu chấm kia (đạt hai tiêu chuẩn: kết cấu ngữ pháp hợp lí và có nội dung rõ ràng); đoạn là từ dấu chấm xuống dòng này đến dấu chấm xuống dòng khác thì cả Tuyên ngôn độc lậpcó 48 câu, chia làm 30 đoạn. Có một đặc điểm nổi bật là 16 câu được viết xuống dòng như cách viết một đoạn. Thí dụ:

“Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân”.

“Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu”.

Câu trên có 11 chữ. Câu dưới có 9 chữ. Câu như vậy là ngắn nhưng được Bác đặt với tư cách như một đoạn.. Xét cho kĩ thì câu trên có hai nội dung. Câu dưới có ba nội dung. Nhưng chúng đều là việc làm của một chủ thể nên Bác đã lược bớt các chủ ngữ. Do đó câu gọn lại. Nói một cách khác Bác đã lấy nội dung của một đoạn đặt vào cái vỏ một câu.

Nhiều câu văn của Bác có nhịp điệu chắc khoẻ. Văn giàu âm hưởng làm cho người nghe như bị cuốn hút vào không khí sôi động hào hùng và tự khẳng định chủ quyền của mình. Ta hãy nghe: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay,/ một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng mình chống phát xít mấy năm nay,/ dân tộc đó phải được tự do!. Dân tộc đó phải được độc lập!/ Bốn nhịp liên tiếp mà mạnh dần, nhanh dần gợi sự khẳng định bất di bất dịch như một quy luật tất yếu không thể nào khác.

Bên những câu văn trùng điệp về kết cấu của văn hiện đại, trong Tuyên ngôn độc lậpcòn có khá nhiều những câu có sự đối xứng, phảng phất hơi văn biền ngẫu cổ điển. Có lúc đối theo thế chân kiềng “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Nhiều câu đối xứng cặp, song cặp: “Dân ta đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. (22 chữ). Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mưới thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hoà. (cũng 22 chữ). Hoặc như:

“Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu”.

“Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảnh và nhập cảnh”.

“Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí…”

“Chúng không cho các nhà tư sản ngóc đầu lên…”

Chính cái sự láy lại kết cấu tạo ra sự trùng lặp mang tính nghệ thuật, vừa nói được nhiều, vừa nhấn mạnh làm người đọc, người nghe hút theo mạch văn.

Cùng với cách trình bày nội dung đầy đủ, toàn diện mà lại gọn gàng dễ nhớ trong một lập luận chặt chẽ và khoa học đã tạo nên lí lẽ sắc bén, Tuyên ngôn độc lập còn là tác phẩm có ngôn ngữ mang đậm sắc thái dân tộc, lối đặt câu, phân đoạn vừa cổ điển, vừa hiện đại đã đưa tác phẩm lên tầm cao bất hủ - một thiên hùng văn của cách mạng Việt Nam.

Nguồn: T/c Ngôn ngữ - Đời sống, số 9 – 2005

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.