Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 13/09/2007 23:49 (GMT+7)

Cách sử dụng một số loại thức ăn để nuôi cá đạt hiệu quả cao

Thức ăn cho cá có thể chia làm 2 loại chính: thức ăn sử dụng trực tiếp và thức ăn sử dụng gián tiếp.

Thức ăn sử dụng trực tiếp(thức ăn trực tiếp) gồm: thóc gạo, ngô, khoai, sắn, đậu tương, khô dầu, các loại thủy sản chế biến ở dạng bột hoặc để thô; một số loại thực vật như cỏ, rau lấp, lá ngô, lá mía, lá sắn... thái nhỏ vừa cỡ để cá có thể ăn được. Thức ăn thực vật dùng để phối chế bổ sung vitamin C và các chất khoáng theo tỷ lệ phù hợp cho từng loài, từng giai đoạn sinh trưởng của cá (gọi là thức ăn tổng hợp). Vì chất lượng thức ăn có ý nghĩa quyết định tới tốc độ sinh trưởng, phát triển nên khi cá còn nhỏ phải cho ăn đầy đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng thì mới sinh trưởng tốt, cho năng suất cao.

Khi cho cá ăn cần quan tâm tới 4 yêu cầu cơ bản: lượng thức ăn vừa đủ; chất lượng thức ăn tốt (không ẩm, mốc, thiu thối, hàm lượng đạm động vật chiếm 10% trở lên và lượng vitamin C chiếm 1%); thời gian cho ăn thích hợp; địa điểm cho ăn là nơi cá thường đến, yên tĩnh và cố định. Cách cho ăn cụ thể như sau:

Các loài cá đều ăn thức ăn tinh bột, lượng cho ăn hàng ngày bằng 1- 10% trọng lượng thân cá. Riêng cá trắm cỏ thiên về thức ăn thực vật, bằng 20 – 70% trọng lượng thân cá.

Với thức ăn là tinh bột, mỗi ngày cho cá ăn 2 lần vào sáng sớm và buổi chiều mát. Thức ăn là thực vật thường cho cá ăn vào chiều tối. Địa điểm cho ăn cách bờ ao 1-2m, có độ sâu 1-1, 5m trở lên, ở vị trí cố định và yên tĩnh. Thức ăn tinh nên cho vào sàn, đặt cách đáy ao 0,3-0, 5m. Thức ăn thực vật phải thả vào khung nứa nổi trên mặt nước, khung rộng 6-10m2.

Thức ăn sử dụng gián tiếp(thức ăn gián tiếp) gồm các loại phân bón cho ao để tạo ra thức ăn tự nhiên cho cá.

Nguyên tắc chung khi bón phân cho ao nuôi cá là phải xác định được lượng phân phù hợp. Không nên bón phân vào ngày trời âm u hay mưa. Trước khi bón, phân chuồng phải được ủ kỹ với vôi bột. Nếu cần bón phối hợp các loại phân thì nên bón riêng và xen kẽ, 2 ngày bón một loại.

Phân bón cho ao nuôi cá có 2 loại chính: phân hữu cơ và phân vô cơ.

Phân hữu cơ gồm các loại phân chuồng (phân gia súc, gia cầm, thuỷ cầm...) và phân xanh (các loại lá cây thân mềm, có nhiều màu xanh, không gây độc hại như chó đẻ, cứt lợn, cúc vàng, cây họ đậu còn xanh...). Có thể ủ phân hữu cơ với phân chuồng và vôi bột, trong 20-30 ngày, vãi đều cho ao nuôi tạo thức ăn tự nhiên cho cá.

Cách bón phân hữu cơ cho ao nuôi cá:

Phân chuồng và phân xanh ủ tổng hợp với nhau, lượng bón 20-25kg/100m3 nước ao /tuần. Phân được vãi đều khắp ao.

Nếu bón riêng phân chuồng đã ủ kỹ thì bón 10-15kg/100m3 nước ao /tuần. Phân được vãi đều khắp ao. Phân xanh có thể không cần ủ mà bó thành bó (10 – 15kg/bó) rồi dìm, ghim ở đáy ao, sau 2-3 ngày vớt cọng phân xanh lên bờ để nước ao khỏi bị thối. Lượng phân xanh bón cho ao trung bình 7-15kg/100m3 nước ao /tuần.

Phân vô cơ gồm các loại phân đạm, lân, kali, NPK và vôi.

Loại này không thông dụng vì giá thành cao, riêng vôi cần sử dụng thường xuyên cho ao nuôi cá theo liều 2-3kg/100m3 nước ao /tuần vì có tác dụng làm sạch nước ao, giữ nước không bị chua và cung cấp lượng chất khoáng, canxi giúp cá sinh trưởng và phòng bệnh tốt.

Phân vô cơ nên bón từ tháng 4 đến tháng 10 (bón vào ngày nắng vừa phải). Thời gian bón tốt nhất 9 – 10 giờ. Lượng phân trung bình là 0, 2kg đạm + 0, 4kg lân/100m3 nước ao /tuần. Trước khi bón phân vô cơ được hoà tan riêng biệt từng loại, té đều khắp mặt ao.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.